Tết là động lực để trở về nhàBạn Nguyễn Thị Nghi (sinh viên) chia sẻ: “Cả năm em đã quanh quẩn một mình ở thành phố, còn mẹ thì một mình ở quê. Tết đến là em lại đau đáu để được về cùng mẹ thôi”. Với Nghi - cô bé sinh viên vừa ngoài 20 tuổi một mình bươn chải ở thành phố, Tết năm nay thật khó để về nhà. Nhà nghèo, lại chỉ còn mỗi mẹ, Nghi đã tự mình vừa làm vừa học, chỉ mong một ngày cuộc sống sẽ tốt lên. “Em chọn trường này vì học phí thấp. Em nghĩ với sức của mình chắc cũng ráng cố để làm thêm kiếm tiền học, còn đâu tích cóp ít gửi về mẹ hoặc cuối năm về quê”. Trong đôi mắt của cô gái mới ngoài 20 ấy, vẫn ánh lên những tia hy vọng Tết này được về quê, được sà vào tay mẹ và cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm giao thừa.
 |
|
Nguyễn Thị Nghi chia sẻ, mấy năm trước, có khi Nghi phải vay tiền bạn bè để cố mua vé về quê với mẹ. Nhưng năm nay khó khăn cứ chồng chất khó khăn. Ở thành phố công việc làm thêm cũng bấp bênh. Ở quê nhà thì phải gồng mình qua đợt lũ. Nghi nghẹn ngào kể: “Năm nay lại càng khó. Lũ vừa rồi làm nhà em mất hết hoa màu. Mẹ chắc buồn lắm. Em vẫn mong Tết phải được về với mẹ, để ít nhất không có gì thì mẹ con còn có nhau. Dù khó đến mấy!”.
Có hoàn cảnh tương đồng với Nghi, chị Hồng Dương là công nhân tại một công ty bánh kẹo. Chị chia sẻ, hoàn cảnh khó khăn tới mức vợ chồng chị đành phải gửi 2 đứa con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Ở thành phố, hai anh chị luôn cố gắng chăm chỉ, làm nhiều việc khác nhau để tích cóp, gửi về quê mong cuối năm cả nhà đoàn tụ. Chị Hồng Dương chia sẻ: “Cả năm vất vả cũng chỉ mong mấy ngày Tết được ăn bữa cơm nóng cùng ba mẹ và 2 đứa nhỏ.”.
Mấy năm trước, hai vợ chồng chăm chỉ cũng gom góp được chút ít gửi tiền về quê, chứ bản thân anh chị cũng phải đón Tết xa nhà vì vé về quê đắt. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, chồng thì mất việc, chị Dương bị giảm lương, 2 vợ chồng lại thêm nhiều nỗi lo. “Dù thế nào cứ nghĩ tới mấy đứa nhỏ, tới ba mẹ và mâm cơm ngày Tết quây quần là hai anh chị lại có thêm động lực cố gắng” - chị Dương tự nhủ.
Một hoàn cảnh khác, Kim Nam - sinh viên năm 2 tại Đại học Mở TP.HCM chia sẻ đã 2 năm chưa được về nhà. Bố mất sớm, chỉ có 2 mẹ con Nam nương tựa vào nhau. “Ngày em đi học, mẹ phải chạy vạy khắp nơi để tích cóp đủ cho em một chút mang theo". Vì hoàn cảnh còn khó khăn, ngoài đảm bảo việc học ở trường, Nam còn tranh thủ đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống.
“Em còn bận học nên làm thêm cũng không được bao nhiêu. Tháng nào chăm chỉ cũng được tầm 2 triệu. Vậy là tốt lắm rồi. Em chỉ mong sao Tết này được về quê với mẹ, đã 2 năm rồi mẹ đón Tết một mình” - Nam ngậm ngùi.
Quang Trí (sinh viên năm 4, Đại học Bách khoa) chia sẻ, gia đình nghèo, bố lại mất sức lao động, cả gia đình trông cậy vào mẹ. Trí dù đang là sinh viên nhưng cũng cố gắng làm thêm để đủ tiền trang trải cuộc sống. Chương trình học tại Đại học Bách Khoa vốn đã “nặng” nhưng cậu vẫn sắp xếp để có thời gian đi gia sư, kiếm thêm thu nhập. “Mẹ đã vất vả nhiều rồi. Em cũng chỉ cố thêm một chút để gia đình bớt gánh nặng. Biết đâu nỗ lực rồi năm nay sẽ được về quê ăn Tết cùng cả nhà” - Trí chia sẻ niềm mong ước.
Tết không chỉ là một dịp sum vầy, mà hơn cả đó là nguồn động lực cho những người con xa quê làm việc chăm chỉ, nỗ lực hơn để trở về.
“Mang Tết về nhà” tiếp thêm sức mạnh cho những người con xa quê
Thấu hiểu và trân trọng nỗ lực của những người con xa quê, chương trình “Mang Tết về nhà" nằm trong chuỗi hành trình “Thấy Pepsi là thấy Tết" được Công ty Suntory PepsiCo phối hợp với Trung ương Đoàn, Bamboo Airways (đồng hành vận chuyển) tổ chức. Đại diện Suntory PepsiCo cho biết, “Mang Tết về nhà" sẽ giúp cho hàng nghìn người đang làm việc, học tập xa quê được về nhà đón Tết.
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam chia sẻ về hành trình “Mang Tết về nhà”: “Về nhà là tiếng gọi thiêng liêng nhất mỗi dịp Tết về. Thế nhưng, không phải đứa con xa quê nào cũng có thể thực hiện được niềm mong mỏi đó giữa những bôn ba cơm áo gạo tiền nơi đất khách quê người. Thấu hiểu được điều này, nhãn hàng Pepsi của Suntory PepsiCo mong muốn thông qua chương trình “Mang Tết về nhà” chia sẻ phần nào gánh nặng về kinh tế của những người lao động và sinh viên xa nhà, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng”.
Ông bày tỏ, mỗi chuyến đi, mỗi tấm vé đều là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Mỗi câu chuyện đều của những người luôn nỗ lực trong cuộc sống, dù chỉ là những điều nhỏ nhoi như khao khát được về quê đón Tết, đều đáng được trân trọng và động viên.
 |
Hành trình nhân văn “Mang Tết về nhà" được tổ chức bởi PepsiCo Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Đoàn và hãng hàng không Bamboo Airways |
Theo dõi chương trình “Mang Tết về nhà” tại: https://www.facebook.com/Pepsivietnam/ hoặc https://www.facebook.com/Pepsivietnam/photos/a.113436125455399/2188951464570511/ Chi tiết chương trình xem tại: http://MangTetvenha.DoanThanhnien.vn. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Nhiều người xa quê chờ ngày ‘mang Tết về nhà’
Ông M. (xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) - F1 đang cách ly tại Trung đoàn Pháo binh 58, là chủ một cửa hàng ăn. Mở từ năm 1990, quán ăn của ông luôn là một trong những quán đông khách nhất tại chợ Tó, Đông Anh.“Hàng ngày, cứ 3 giờ sáng, vợ chồng tôi lại dậy chuẩn bị hàng để bán bún phở. 9 giờ sáng, hai vợ chồng lại nấu cơm, chuẩn bị bán cơm trưa. Chúng tôi nghỉ ngơi vào khoảng 3 giờ chiều. Sau đó, lại đi chợ, sơ chế thực phẩm phục vụ buổi bán vào ngày mai”, ông M. cho biết.
Ông tự hào kể, mỗi ngày ông bán hết ít nhất 8kg bún, phở và 10kg gạo. “Tôi có 2 con. Các cháu đều có nghề nghiệp và gia đình riêng, hiện giờ chỉ còn 2 vợ chồng tôi sống cùng nhau. Công việc bán hàng ăn giúp chúng tôi được gặp gỡ khách hàng, có thêm tiền để chi tiêu”, ông nói.
Nhưng rồi một sự việc đã diễn ra khiến cuộc sống của hai vợ chồng ông đảo lộn.
 |
Hình ảnh bên trong khu cách ly tại Trung đoàn Pháo binh 58 (Quốc Oai, Hà Nội). |
“Vào ngày 27/1, vợ chồng tôi có việc riêng nên nghỉ bán hàng. Sáng 28/1, như thường lệ, vợ chồng tôi nấu bún, phở để bán cho khách. Hôm đó, chúng tôi chỉ mở quán ăn một buổi. Đến buổi chiều cùng ngày, chúng tôi đóng cửa để về chuẩn bị cho ngày mai (30/1) đi đám cưới người cháu ở Gia Lâm (Hà Nội)”, ông kể.
Tuy nhiên khi vợ chồng ông chưa kịp đi dự lễ cưới thì lực lượng chức năng xã Uy Nỗ đến thông báo, một số khách của ông vừa có kết quả dương tính với Covid-19. Vợ chồng ông đã trở thành F1.
Khách đến ăn tại quán ăn gia đình ông là những người làm việc tại nhà máy nhà máy Z153 (Cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng).
“Trong quá trình khai báo y tế, họ khai báo đã từng ăn cơm trưa tại quán của tôi vào trưa 28/1. Quán đông khách, mỗi ngày không biết bao người ra vào nên tôi không thể nào nhớ hết. Khi nghe họ nói từng ngồi ở dãy bàn ấy, tôi chỉ có thể mường tượng là mình có sắp bát ra dãy đó nhưng không nhớ được mặt”, ông nhớ lại.
Việc đầu tiên vợ chồng ông làm sau khi biết tin mình trở thành F1 là gọi điện cho họ hàng báo tin, hoãn đi đám cưới. Sau đó, ông bà chuẩn bị quần áo để vào khu cách ly.
“Chúng tôi mang ít quần áo, thêm một ít tiền dự phòng. Tâm lý tôi khá ổn định vì từng đi bộ đội, vào các chiến trường, trải qua bao nhiêu chuyện khó khăn hơn thế này nhưng bà nhà tôi lại rất lo lắng. Tôi phải động viên bà ấy rất nhiều”, ông chia sẻ.
Từ chủ một quán cơm đông khách, ngày làm không hết việc nay quán ăn bị niêm phong, 2 vợ chồng phải đi cách ly 21 ngày, nhưng ông M. vẫn rất lạc quan.
 |
Người dân dùng cơm tại khu cách ly. |
Phòng cách ly của ông có 6 người. Mỗi người sinh hoạt tại một giường, cách nhau trên 2m. Vợ chồng ông được ưu tiên ở 2 giường đối diện nhau.
“Hàng ngày, cứ đến giờ cơm, họ gọi “phòng 13” - tên phòng tôi, là chúng tôi lần lượt ra lấy cơm. Giờ tắm của phòng tôi là từ 12-14 giờ chiều để không trùng với phòng khác. Thời gian rảnh, tôi dành để đi bộ, tập thể dục”, ông nói.
Điều vợ chồng ông trông chờ nhất trong ngày là các cuộc gọi từ con, cháu. Khi vợ chồng ông là F1, các con, cháu trở thành F2. Họ cũng phải dừng hết các công việc buôn bán, kinh doanh, học tập để cách ly tại nhà.
“Các con thường xuyên gọi vào hỏi thăm bố mẹ. Tôi cũng tranh thủ quay một vài hình ảnh ở khu cách ly để các con xem cho yên tâm. 29 Tết này, khu vực các con tôi ở mới được mở cửa trở lại”, ông nói.
“Vợ chồng tôi ít khi tham gia hội hè, cỗ bàn… vì công việc quá bận mà vẫn trở thành F1. Tuy nhiên các cụ nói “sinh nghề tử nghiệp”, nghề của tôi phải tiếp xúc rất nhiều người nên đây là việc không thể tránh khỏi. Tôi xem nó chỉ như một tai nạn nghề nghiệp. Việc cần nhất là chúng tôi phải tuân thủ mọi quy định để sớm được về nhà”, ông vui vẻ cho biết.
Cùng khu cách ly với ông M., có 6 người đàn ông được sắp xếp ở chung một phòng. Họ đều là bộ đội làm cùng một cơ quan ở Đông Anh, Hà Nội. F0 của họ cũng là một đồng đội chung đơn vị.
Vui vẻ và cởi mở, anh H. khoe hôm nay cả phòng quyết định đặt thêm một con gà luộc ở căng-tin để đổi bữa. Trong khi ông V., một người đàn ông lớn tuổi của phòng, chia con gà luộc thành 6 phần bằng nhau ra 6 chiếc nắp hộp cơm thì những người còn lại cầm suất ăn tối về giường mình.
 |
Các phần gà luộc do phòng anh H. đặt thêm tại căng-tin để đổi bữa. |
Mặc dù chung phòng nhưng họ vẫn hạn chế ngồi gần nhau để tránh nguy cơ lây lan nếu có người bị phát hiện dương tính.
Là những lao động chính trong gia đình, Tết này phải ăn Tết trong khu cách ly, nhưng đúng như tinh thần bộ đội, 6 người đàn ông này vẫn vui vẻ, lạc quan hoàn thành nhiệm vụ cách ly theo đúng quy định.
Anh H. cho biết, ở trong này mọi người được chăm sóc chu đáo, không thiếu thốn thứ gì. “Có cả nước nóng để tắm vào mùa này. Nếu dãy nào không có nước nóng thì bộ đội sẽ đun nước đủ dùng cho chúng tôi”.
Mặc dù ăn Tết xa nhà, biết là vợ con sẽ thiếu thốn tình cảm, nhưng anh em thường xuyên gọi về cho gia đình động viên để cả đôi bên cùng yên tâm chống dịch, anh H. chia sẻ.
Xem video: Cách ly tầng 5 toà nhà ở quận 10, TP.HCM do liên quan đến F1
Ngọc Trang - Nguyễn Thảo

Cuộc gọi lúc 2h sáng làm ‘chao đảo’ gia đình có 9 người phải đi cách ly
2h sáng ngày 30/1, chuông điện thoại làm chị X. (ở Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tỉnh giấc. Đầu dây bên kia, anh M., một người họ hàng thông báo anh vừa có kết quả dương tính với Covid-19.
" alt=""/>Vị khách cuối năm ghé quán khiến vợ chồng chủ hàng cơm phải đi cách ly