Theo khoản 2 và 8 Điều 2 Luật Dược thì “Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.” “Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.”
 |
Ảnh minh hoạ |
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 32 Luật này thì một “kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc.” là một trong những hoạt động kinh doanh dược.
Theo khoản 43 Điều 2 Luật Dược 2016: “Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.“
Theo đó, thuốc bắc, thuốc nam thuộc loại thuốc cổ truyền và kinh doanh thuốc bắc là một hoạt động kinh doanh dược. Cá nhân kinh doanh dược thuộc phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Dược 2016 theo quy định
Theo Luật số 03/2016/QH14 tại mục 191 Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư thì kinh doanh dược là một trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Việc kinh doanh này phải đáp ứng điều kiện vì lý do đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy, vì kinh doanh dược là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên cá nhân bán doanh thuốc bắc phải đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ, tại nhà, thu nhập thấp, vốn ít, thì sẽ đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh. Khoản 1 Điều 66 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Cá nhân hành nghề dược để kinh doanh dược phải đáp ứng điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Điều 16 Luật Dược:
“Điều 16. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3.Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.”
Ngoài ra¸cơ sở kinh doanh dược còn phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 33 Luật Dược: “Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;”.
Như vậy, người bốc thuốc bắc, thuốc nam là những người kinh doanh dược và cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh theo quy định trên.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc

Tốt nghiệp Cao đẳng dược có được mở hiệu thuốc?
Tôi muốn mở tiệm bán thuốc thì cần điều kiện gì, sinh viên mới tốt nghiệp cao đẳng dược có được đứng tên kinh doanh?
" alt=""/>Thầy lang muốn bốc thuốc cần phải có giấy phép?
Lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi nên nắm rõ các quyền lợi pháp luật ưu tiên cho mình để tránh bị doanh nghiệp lợi dụng. Theo điều 155 bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
 |
Các bà mẹ nuôi con dưới 1 tuổi nên biết điều này. |
Cũng theo điều 155 Bộ luật lao động 2012, doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Đối với người lao động mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về BHXH, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị kỷ luật lao động.
Để lao động nữ có thời gian chăm sóc con, luật cũng cho phép trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau thời gian nghỉ thai sản khi trở lại làm việc, lao động nữ được đảm bảo vẫn làm công việc cũ; trường hợp việc cũ không còn thì doanh nghiệp phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Đức Toàn

Nghỉ thai sản trùng vào dịp Tết, tôi có được nghỉ bù?
Tôi dự định mang thai, đến cuối năm sẽ sinh con. Tôi nhẩm tính thời gian nghỉ thai sản sẽ trùng vào dịp nghỉ Tết âm lịch. Xin hỏi luật sư trường hợp này tôi có được nghỉ bù sau Tết không?
" alt=""/>Các bà mẹ nuôi con dưới 1 tuổi nên biết điều này