Dưới đây là những dấu hiệu nhận diện các loại rau ngậm thuốc "kích phọt":
Giá đỗ, có màu trắng tinh, thân tròn lẳn, ít rễ trông khá bắt mắt được nhiều người chọn mua nhưng thực chất đây là những cọng giá bị tưới thuốc kích phọt khi vừa mới nảy mầm.
Rau cải, các loại rau cải thân mọng nước, bóp tay vào phần muốn thân mềm dễ dập, lá xanh mướt không xuất hiện bất cứ đốm sâu nào là rau "dính hóa chất". Rau cải sạch thần thường rắn, lá xuất hiện nhiều đốm sâu vì theo kinh nghiệm của người nông dân đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất.
![]() |
Rau cải non nuột nà dễ bị phun thuốc kích phọt - Ảnh minh họa |
Rau muống, thân to, mập hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, khi hái rau không có nhựa dính. Khi luộc, nước rau lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen, rau có vị chát là rau có hóa chất. Rau muống sạch khi hái thường bị nhựa dính vào tay có màu đen, thân rắn chắc, lá có xanh tự nhiên, nhiều đốm sâu.
![]() |
Rau muống non bất thường- Ảnh minh họa |
Rau bí, người tiêu dùng nên cảnh giác trước những ngọn rau bí non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ. Rau bó sạch là rau thường chỉ có 3 - 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên.
![]() |
Rau bí ngọn to mập, đều non bẫng cần cảnh giác- Ảnh minh họa |
Rau mồng tơi, lá óng, mướt, lá mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt. Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 20- 30cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt.
Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu ván…) nhìn quả non bóng nhẫy, ít lông tơ, bẻ thấy giòn tan là loại quả đậu ngậm nhiều hóa chất. Đậu sạch thường đanh quả, có vết sâu bệnh, màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải.
Mướp đắng, nên tránh xa những loại quả màu xanh đậm, mướt, thân phình to, các múi quả bóng loáng.
(Theo Gia đình & Xã hội)
" alt=""/>Dấu hiệu nhận diện các loại rau, củ ngậm thuốc “kích phọt”Vịt giả cầy
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt; 1 muỗng nghệ băm; 1 muỗng mắm tôm; 1 muỗng tỏi băm; 1 muỗng hành băm; 2 muỗng riềng băm nhỏ; 3 muỗng mẻ; 1 trái dừa tươi; 1 quả chanh; rượu gừng
- Ngò ôm, mùi tàu
- Gia vị: dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm, muối.
Vịt nấu măng
Với cách chế biến đơn giản, không mất nhiều thời gian, vịt nấu măng đã trở thành món ăn quen thuộc của mỗi gia đình. Tuy nhiên để có nồi vịt nấu măng ngon, đúng chuẩn không phải ai cũng biết. Chị em tham khảo cách làm vịt nấu măng dưới đây nhé.
Nguyên liệu:
- 1/2 con vịt
- 300gr măng tươi
- 1 quả canh
- 1 chút rượu gừng
- 1 mớ rau mùi tàu
- Vài cọng hành tươi
Vịt om sấu
Nguyên liệu:
- Vịt: 1kg
- Sấu: tùy theo sở thích, nếu thích ăn vị chua rõ thì bạn nấu từ 10-12 quả.
- Rau rút, khoai sọ
- Gừng, tỏi, hành khô, sả, riềng, chanh...
- Gia vị, muối, đường...
Vịt om sấu là món ăn được yêu thích quanh năm.
Vịt nướng riềng mẻ
Nguyên liệu:
- 1 con vịt
- 3 - 4 thìa mẻ ngấu
- 1 bát con riềng xay
- Nước mắm, mì chính, bột canh vừa đủ
Vịt hầm hạt sen
Nguyên liệu:
- Thịt vịt: ½ con (khoảng 700 gr)
- Hạt sen khô: 50 gr
- Nấm hương: 15 – 20 cái nhỏ
- Nước dừa: 1 quả- Hành, tỏi, gia vị, hạt nêm, nước tương, hạt tiêu, muối, rượu.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>5 món vịt siêu hấp dẫn dành cho cuối tuầnChủ đề của trại sáng tác là về thiên nhiên, khung cảnh núi rừng Đà Lạt, kiến trúc Pháp cổ và đặc biệt là thực vật bản địa.
Hoa hậu Ngọc Hân rất vinh dự khi được đồng hành với các họa sĩ trẻ trong dự án. Khi ghé thăm trại sáng tác của 3 họa sĩ, cô có thời gian đi sâu vào thế giới quan của mỗi người và càng thêm trân quý những tài năng này.
Ngọc Hân tiết lộ Du hành và Mở xưởnglà dự án nghệ thuật quan trọng trong năm nay. Qua dự án, cô muốn góp phần đưa nghệ thuật đến gần hơn với mọi người, đồng thời giúp cho các nghệ sĩ trẻ có thêm điều kiện phát triển.
Phan Thị Thanh Nhã là một nhà thực vật học và thực vật họa. Cô là một trong số ít những người ở khu vực châu Á theo đuổi cả hai lĩnh vực về khoa học và nghệ thuật của thực vật. Ngọc Hân đã có ý định bảo trợ lâu dài cho Thanh Nhã - nhân vật hiếm hoi ở Việt Nam cũng như châu Á theo đuổi trường phái độc đáo này.
Phạm Xeen là họa sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Lụa tại ĐH Mỹ thuật TP.HCM nhưng lại bắt đầu với chất liệu sơn dầu để đồng cảm với những di chứng của ba mình sau cơn bạo bệnh.
Còn Hà My là một trong số ít họa sĩ trẻ theo đuổi thể loại Trung Quốc họa, không ngần ngại tìm tòi các bút pháp của Đông phương để sau này có thể gây dựng nên những tác phẩm điêu luyện nhưng vẫn truyền tải câu chuyện cá nhân mang tính địa phương.
Các tác phẩm của 3 họa sĩ Phạm Công Xeen, Phan Thị Thanh Nhã và Nguyễn Hà My sáng tác trong chương trình sẽ được hoàn thiện và dự kiến trưng bày vào tháng 12/2023 tại TP. Đà Lạt.