forZe cho hay họ sẽ tiếp tục đặt niềm tin vào một đội hình trẻ đầy tiềm năng khác nhưng không rõ có tiếp tục tranh đấu ở phần còn lại của DPC năm nay hay không
Đội hình thi đấu của forZe(từ Pos.1-5):
Được biết đến rộng rãi khi đầu tư vào hai bộ môn Counter-Strike: Global Offensivevà Tom Clancy's Rainbow Six Siege, forZe đã bắt đầu bước chân vào Dota 2từ giữa tháng 01/2020. Thời điểm đó, họ đã ký hợp đồng với stack cùng khu vực CIS do VANSKOR lập ra để ngay lập tức tham gia vào mùa giải Dota Pro Circuit 2019-2020.
Ngay sau thương vụ chuyển nhượng, forZe đã vượt qua vòng loại CIS để có vé dự Minor thứ ba của mùa giải, StarLadder ImbaTV Dota 2 Minor Season 3. Đáng tiếc, forZe đã bị loại ngay từ vòng bảng khi để thua 2/3 trận và lỡ hẹn với Major.
Trong bối cảnh coronavirus đang diễn biến phức tạp buộc Valve phải tạm hoãn ESL One Los Angeles 2020cùng Major và Minor thứ tư thuộc DPCvà cũng không có giải đấu online đáng chú ý nào được tổ chức, tổ chức CIS đã quyết định giải tán team Dota 2.
Theo forZe, nguyên nhân lớn tới từ kết quả yếu kém trong một khoảng thời gian ngắn và các players không đáp ứng được nhu cầu do tổ chức đề ra.
Thế nhưng, một số báo cáo từ các nguồn tin CIS lại cho rằng xung đột nội bộ giữa midlaner 19teen với tổ chức cùng các nhà tài trợ mới là lý do chính.
19teen đã đưa ra một vài bình luận toxic, khiếm nhã trong các pub games, nơi player sinh năm 2000 đã làm tổn hại đến hình ảnh của forZe lẫn nhà tài trợ LUKOIL. Sau đó, LUKOIL đã xử phạt tổ chức 1 triệu Rúp (290 triệu đồng).
19teen (ngồi giữa) được coi là tác nhân chính khiến forZe không còn muốn đầu tư vào team Dota 2 hiện tại
Những phát ngôn chẳng mấy hay ho gì cả 19teen trong pub games
Vitalii “v1lat” Volochai, bình luận viên tiếng Nga nổi tiếng trong cộng đồng Dota 2, đã đăng tải lên Twitter những nguồn tin cho rằng forZe đã vi phạm các điều khoản hợp đồng khi họ sa thải cả năm players.
Sau đó, forZe đã đáp trả khi công khai một báo cáo trên Cybersports.rurằng họ đã “tuân thủ đầy đủ tất cả các thỏa thuận chính thức.”
“Về phía chúng tôi, không hề thất hứa và cũng không có chuyện không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng. Tại thời điểm đó, khi thời gian thử nghiệm sắp kết thúc, các players muốn xem xét lại những điều khoản. Tuy nhiên, mong muốn của họ lại rất khác so với những điều kiện ban đầu mà họ đã chấp thuận lúc ký hợp đồng với chúng tôi. Chúng tôi đã đề nghị thỏa hiệp nhưng họ từ chối.”
“Cả team đều đã biết về quyết định của chúng tôi từ ba ngày trước đó. Hiện tại có một quy trình pháp lý chấm dứt hợp đồng. Tôi không muốn làm ‘Santa Barbara’ (ý nói dễ dãi, mềm mỏng) trong tình huống này. Đơn giản là họ đã không đồng ý về bản đánh giá năng lực cùng những ý kiến được đưa ra. Trong những trường hợp kiểu như thế này, chúng tôi cám ơn lũ trẻ và chúc chúng thành công trong tương lai” - Sergey Ignatko, CEO của forZe, giải thích.
VANSKOR đã bày tỏ sự thất vọng trên tài khoản Twitter cá nhân về tất cả những gì đã xảy ra và cáo buộc “hầu hết mọi thứ” forZe nói ra đều là giả dối. Thế nhưng, cựu support player của forZe lại cho biết không thể chia sẻ chi tiết do một thỏa thuận không được tiết lộ thông tin nội bộ được cài cắm trong bản hợp đồng đã ký với tổ chức.
Nếu chưa biết, forZe cũng từng dính vào vụ lùm xùm dàn xếp tỉ số được chính cựu nhân viên của HuomaoTV xác nhận vào hôm 19/02 vừa qua.
ABC (Theo VPEsports)
" alt=""/>Dota 2: Bôi nhọ tổ chức lẫn nhà tài trợ trong pub games, player 18 tuổi khiến cả team bị sa thảiThương vụ lịch sử của FPT và Base.vn
“Bom tấn tháng 5 ngành công nghệ”, đó là cái tên sự kiện mà FPT tổ chức vào tối 4/5 vừa qua và có thể nói nó xứng đáng với tên gọi như vậy.
Tối 4/5, tại TP.HCM, FPT chính thức công bố đầu tư vào Base.vn, họ nắm cổ phần chi phối và Base.vn trở thành một công ty thành viên của tập đoàn FPT.
Nói đây là một thương vụ lịch sử bởi đây là lần đầu tiên FPT quyết định mua lại một công ty công nghệ trong nước, thay vì họ tự làm như trước đây. Và cũng là lần đầu tiên một startup trong nước quyết định chọn FPT thay vì đồng ý nhận đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài.
Ông Phạm Kim Hùng, CEO của Base.vn cho biết, công ty đang hoàn thành những thoả thuận đàm phán cuối cùng với các quỹ trong khu vực cho vòng gọi vốn Series A, nhưng khi gặp Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, ông bị bất ngờ vì nhiệt huyết sau bao năm vẫn không đổi. Càng bất ngờ hơn khi FPT cũng muốn làm một nền tảng cho doanh nghiệp giống như Base.vn. Cả hai nói chuyện rất nhiều về sản phẩm và công nghệ, cùng đồng điệu và đều có khát vọng đưa sản phẩm và trí tuệ của Việt Nam ra toàn cầu. Chính khát vọng lớn đó đã dẫn đến mối lương duyên của Base.vn và FPT.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT đánh giá đây là một thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) quan trọng. Cả hai đến với nhau vì một mục tiêu chung cao hơn tất cả, đó là đóng góp để "Việt Nam hùng cường", đây là sứ mạng của FPT cũng là sứ mạng của Base.vn.
Theo ông Bình, thế giới thực và thế giới ảo hiện nay là một, mọi doanh nghiệp sẽ là doanh nghiệp số, đầu tư số. Mọi lãnh đạo sẽ là lãnh đạo số. Chính vì vậy doanh nghiệp phải có kế hoạch số, chiến lược số và quản trị số, chỉ đạo số. Nếu không chuyển đổi số thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp lớn cũng như nhau. Chuyển đổi số là việc phải làm, tuy nhiên nếu doanh nghiệp lớn dễ dàng thực hiện thì với doanh nghiệp vừa và nhỏ là một bài toán khó. Base.vn sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết vấn đề này
Ông Bình chia sẻ, FPT với sứ mạng người đi đầu đã quyết định sẽ hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ dù có Base.vn hay không. Tuy nhiên, Base.vn đã đi trước FPT 5 năm, lại là một Platform nên FPT rất thích, bởi kinh tế trong tương lai sẽ là Platform và Base cũng dễ dùng, nhanh, tiện lợi, đúng thứ người ta cần. Cho nên ông Bình đánh giá rằng, đây là một cái bắt tay đồng điệu và cả hai sẽ đồng hành trong một chặng đường dài, cùng thực hiện khát vọng chinh phục thị trường toàn cầu như FPT đã làm.
Base.vn vẫn là chính mình
Rất nhiều người thắc mắc khi Base.vn về với FPT, liệu họ có bị xáo trộn hay thay đổi không?
Câu trả lời được ông Phạm Kim Hùng, CEO Base.vn đưa ra là sẽ không có gì thay đổi trong quản trị và điều hành. Sự khác biệt là sản phẩm được làm nhanh hơn, do hai bên tích hợp toàn diện các sản phẩm hiện có lên Base Platform và Base có thêm nguồn lực hỗ trợ từ 17.000 kỹ sư và chuyên gia công nghệ của FPT.
Điều này cũng được ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc FPT khẳng định tại sự kiện. Ông Khoa cho biết, Base.vn vẫn sẽ theo sứ mệnh, cách làm và con đường của mình. FPT không bắt công ty phải làm giống những gì mà FPT đang làm, Base.vn vẫn phát triển với DNA của mình.
Theo ông Khoa, FPT là bệ đỡ để Base.vn đi nhanh hơn, giúp công ty phát triển vững chắc và bền vững. FPT sẽ đồng hành cùng với Base.vn và biến giấc mơ chinh phục 800.000 doanh nghiệp trong nước và vươn ra thế giới của Base thành hiện thực.
Cần nhiều thương vụ M&A hơn nữa!
Theo các chuyên gia trong ngành, việc FPT đầu tư vào Base.vn được cho là một tín hiệu tốt cho startup. Bởi việc có giao dịch và tạo thanh khoản cho những startup là một điều tốt cho thị trường hiện nay.
Bên cạnh đó, đa số các chuyên gia cho rằng, cần có nhiều thương vụ M&A như thế. Bởi nó không chỉ là câu chuyện của FPT và Base, mà còn là câu chuyện của cả ngành. Các startup đưa công nghệ mới (các nền tảng), để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, cần được sự đầu tư từ những tập đoàn công nghệ lớn, bên cạnh việc chinh phục thị trường trong nước còn để chắp cánh cho ước mơ chinh phục thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, nhận được sự đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn trong nước sẽ khiến cho các startup không phải bán mình cho các quỹ hay tổ chức nước ngoài, Việt Nam vẫn nắm được công nghệ lõi và sản phẩm được tạo ra là sản phẩm “Make in Vietnam”.
Lê Mỹ
Thành lập vào tháng 8/2016, Base được biết đến là một trong những công ty công nghệ đi đầu trong lĩnh vực xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp Software-as-a-Service (Saas) tại Việt Nam. Hiện Base đã trở thành nền tảng SaaS được tin dùng bởi hơn 5.000 khách hàng trải dài trên nhiều quy mô và lĩnh vực, có thể kể đến như VIB, ACB, Sacombank, VinCommerce, Golden Gate, Pizza Hut, McDonald's, The Coffee House, Decathlon, Bamboo Airways, Novaland Group…Lo ngại dịch viêm phổi Vũ Hán, các tài xế taxi Việt giờ đây cũng kín bưng khẩu trang khi lái, lau rửa xe khử trùng hàng ngày. Nhiều tài xế lo méo mặt vì lượng khách đi lại sụt giảm.
" alt=""/>Xe lam sang đường ẩu, gây họa cho xe con