
Chức năng của máy sấylà làm khô quần áo thay vì phải phơi dưới ánh nắng mặt trời. Sau khi giặt và vắt, quần áo sẽ được làm khô bằng nhiệt. Sau quá trình sấy, quần áo có thể sử dụng luôn.
Hầu hết các máy sấy hiện nay đều có các chương trình sấy khô tự động (máy nhận biết được độ khô ráo của quần áo), sấy các loại vải sợi tổng hợp và chương trình dành cho các loại vải mỏng. Một số máy cho phép bạn chọn nhiệt độ và thời gian sấy tùy theo từng loại vải khác nhau.
Không giống như máy giặt, máy sấy khô quần áo là đồ gia dụng khiến nhiều bà nội trợ băn khoăn khi phải bỏ ra số tiền khá lớn và tần suất sử dụng lại không nhiều.
Thêm đó, có nhiều người dùng lo lắng rằng máy sấy có hại cho quần áo do tác động của nhiệt. Đây cũng là thực tế mà nhiều bà nội trợ phàn nàn khi quần áo bị “co” lại sau khi sấy. Nhưng đó là do người dùng chưa sử dụng đúng cách. Tốc độ vòng quay của máy sấy cùng quy trình làm khô quần áo bằng nhiệt ít nhiều sẽ có tác động đến quần áo khi sử dụng.
Khi chọn lựa máy sấy, cần lưu ý đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ vòng quay và các chương trình sấy cơ bản phù hợp với nhu cầu của gia đình. Các loại máy được trang bị cảm biến thông minh giúp điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và tốc độ vòng quay sẽ giúp giảm đáng kể ảnh xấu do tác động của nhiệt và những nếp nhăn trên vải.
Ngoài ra, người dùng cũng cần lưu ý đến việc phân loại và lựa chọn các chương trình sấy phù hợp. Trước khi sấy, người dùng chỉ cần phân loại quần áo, lựa chọn các chương trình sấy phù hợp hay sử dụng mức nhiệt và thời gian không quá cao là hoàn toàn tránh được hiện tượng này.
Theo một nghiên cứu mới được công bố gần đây, có những nét tính cách nhất định rất có thể là yếu tố nguy cơ biến bạn thành một con nghiện đối với các phương tiện mạng xã hội.
“Trước đây vốn đã có nhiều nghiên cứu về tác động của một số mô hình tâm lý nhất định đối với các chứng nghiện như nghiện rượu, hoặc ma túy” – Isaac Vaghefi, một trong những tác giả của bài nghiên cứu này cho biết. Nhưng có tương đối ít các nghiên cứu được tiến hành trên các đối tượng nghiện công nghệ, bao gồm cả các đối tượng không thể sống thiếu các phương tiện mạng xã hội.
Trong nghiên cứu này, 300 sinh viên đại học được lựa chọn để khảo sát về mô hình tính cách, đồng thời đánh giá mức độ phụ thuộc vào các phương tiện mạng xã hội. Các câu hỏi nghiên cứu khá đa dạng, với nhiều mức độ trả lời khác nhau, từ “Tôi dùng mạng xã hội nhiều đến mức quên mất những công việc quan trọng trong ngày”, hay “Khi không được lướt qua các phương tiện này, tôi thường cảm thấy bồn chồn không yên”, hoặc thậm chí là “Tôi đã rất nỗ lực từ bỏ/giảm tải thời gian sử dụng chúng, nhưng không thành công.”
Nghiên cứu này nhận thấy, ba đặc tính sau đây: Tính ái kỷ, mong muốn được công nhận/đồng thuận bởi người khác, sự đề cao danh dự của bản thân là ba đặc tính có liên quan nhiều nhất tới chứng nghiện các phương tiện mạng xã hội. Đặc biệt hơn, nghiên cứu này cũng cho thấy, tính ái kỷ kết hợp với các cảm xúc tiêu cực như lo âu, stress là một yếu tố nguy cơ rất cao dẫn tới việc phụ thuộc vào các phương tiện mạng xã hội. Stress và lo âu đôi khi có thể làm người ta dễ mất kiểm soát bản thân và có những hành động thiếu logic với các tài khoản mạng xã hội của mình.
Mặt khác, chỉ một mình mong muốn được tìm kiếm sự đồng thuận của người khác lại ít có nguy cơ gây ra việc lệ thuộc vào mạng xã hội. Tuy nhiên, đặc tính này, kết hợp với sự đề cao sĩ diện bản thân, dù ở mức độ cao, thấp hay trung bình, đều có nguy cơ dẫn đến việc bạn trở thành một con nghiện mạng xã hội.
Không thể phủ nhận vai trò ngày một lớn của các phương tiện mạng xã hội. Bạn bè, gia đình, công việc hay bất cứ một hoạt động nào khác – dù muốn hay không, bạn vẫn phải lệ thuộc vào các phương tiện quá đỗi thuận thiện này. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn mới là chủ nhân của các tài khoản mạng xã hội đó, đừng để chúng đảo chiều và quay lại kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của bạn.
Theo GenK
" alt=""/>Nếu có những nét tính cách này, bạn rất dễ trở thành con nghiện mạng xã hội