Cụ thể, nghiên cứu cho thấy Việt Nam chỉ đứng sau Myanmar, nhưng đứng trước các quốc gia như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, các nước EU,... về độ lạc quan và phần trăm mức chi tiêu tăng. Hơn 90% số người người Việt và Myanmar tham gia khảo sát đều cho rằng họ đang có cuộc sống tốt hơn thế hệ trước, và tin rằng thế hệ tiếp theo sẽ có cuộc sống tốt hơn nữa. Trong khi đó, người dân của hầu hết các nước còn lại đều không lạc quan mấy về cuộc sống, nhiều nước có tỷ lệ hài lòng dưới 50%.
Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Việt Nam và Myanmar đang có phần trăm tăng trưởng chi tiêu là 80%, trong khi nước xếp thứ hai là Brazil chỉ ở mức 62%. Điều này cho thấy số tiền người Việt bỏ ra cho chi tiêu tăng nhanh theo từng năm, vượt xa các nước đã kể trên.
Báo cáo cũng đánh giá tài sản của người Việt đang gia tăng nhanh chóng. GDP của Việt Nam cũng tăng trưởng 6%/năm, ổn định trong suốt 20 năm qua, đứng ngoài các xu hướng suy thoái.
![]() |
Việt Nam là quốc gia đông dân thứ hai ở Đông Nam Á, với tỷ lệ gia tăng số người ở tầng lớp trung lưu và thượng lưu vượt xa nhiều nước trong khu vực, kết hợp với mức chi tiêu tăng đều, cho thấy đây là một thị trường tiêu dùng tiềm năng, báo cáo nêu.
![]() |
Đánh giá về nhóm người tiêu dùng trung cấp và cao cấp tại Việt Nam, báo cáo cho biết nhóm này sẽ gia tăng 1,7 lần về số lượng tính đến năm 2020. Nhóm sẽ lan rộng tại các tỉnh thành trọng điểm, thúc đẩy chi tiêu cho các sản phẩm tiện ích và phục vụ phong cách sống. Đồng thời sẽ dẫn dắt sự dịch chuyển sang các kênh bán hàng hiện đạI, như thương mại điện tử chẳng hạn, và sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
" alt=""/>Google đánh giá người Việt không keo kiệt khi mua hàng trên InternetĐề án “Xây dựng các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ cao tốc” mới đây đã được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người lái xe và người dân; đồng thời tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn, sự cố giao thông, các rủi ro gây tai nạn và ùn tắc giao thông trên đường bộ cao tốc một cách bền vững.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Đề án nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, với những giải pháp cụ thể như: Xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thông điệp, dữ liệu giao thông trên đường bộ cao tốc, hệ thống thông tin liên lạc trên đường bộ cao tốc, hệ thống camera giám sát giao thông trên đường bộ cao tốc và công tác bảo trì đường bộ cao tốc; Xây dựng hệ thống có sở dữ liệu an toàn giao thông đường bộ cao tốc phục vụ công tác quản lý an toàn giao thông, xây dựng và ban hành cơ chế báo cáo số liệu, cơ chế chia sẻ thông tin; Đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện Trung tâm điều hành ITS khu vực phía Bắc và phía Nam…
Bên cạnh việc triển khai xây dựng và lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, với yêu cầu là hệ thống phải tích hợp đủ điều kiện cho việc xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh của cảnh sát giao thông kể cả trong điều kiện ban đêm, Bộ GTVT cũng yêu cầu các dự án xây dựng đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải có thiết kế đồng bộ hệ thống giao thông thông minh, các trạm dừng nghỉ, trạm dịch vụ và các trạm cứu hộ, cứu nạn.
" alt=""/>Yêu cầu trang bị hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ cao tốc