
Samsung C140, Nokia 1110i, Nokia 2626, những chiếc điện thoại có giá bán trên dưới 1 triệu đồng được người dùng chọn mua nhiều nhất. Ngoài ra, những model hỗ trợ các tính năng giải trí có giá bán từ 2 đến trên 3 triệu đồng như Nokia 6300, N72, Sony Ericsson W200i được người tiêu dùng trẻ ưa thích.
Dưới đây là 10 điện thoại bán chạy nhất trong dịp Tết Mậu Tý, thống kê tại các cửa hàng, hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội và TP HCM như Thế Giới Di Động, Đức Minh, [IN]...
1. Samsung C140 (giá tham khảo: 650.000 đồng)
 |
Samsung C140 bán chạy nhất trong dịp Tết Mậu Tý. Ảnh: Idnes. |
Samsung C140 là điện thoại bán chạy nhất trong dịp Tết vừa qua. Máy có giá chỉ 650.000 đồng, nhưng lại có màn hình màu, thiết kế thon gọn, mỏng nhẹ. Ngoài ra, Samsung C140 cho phép người dùng lưu 500 số điện thoại, hỗ trợ nhạc chuông đa âm, quản lý thông tin cá nhân, lịch, ghi chú việc cần làm, máy tính và bộ chuyển đổi đơn vị.
2. Nokia 1110i (giá tham khảo: 630.000 đồng)
 |
Nokia 1110i là điện thoại bán chạy nhất của Nokia. Ảnh: Handys-mobile. |
Nokia 1110i đứng thứ hai trong số các di động "hút khách", nhiều cửa hành cho biết, nếu như nguồn hàng đầy đủ, máy sẽ chiếm ngôi vị số một của Samsung C140. "Chú dế" này có thiết kế đơn giản, bàn phím mềm, dễ bấm, màn hình đơn sắc, hỗ trợ tiếng Việt chuẩn và có khả năng đọc giờ khá thú vị. Ngoài ra, máy cũng cho phép truy xuất các tính năng nhanh chóng, thời gian sử dụng pin có thể lên tới 5 đến 6 ngày.
3. Nokia 6300 (giá tham khảo: 3.500.000 đồng)
 |
Nokia 6300 có thiết kế dạng thanh mỏng, gọn. Ảnh: Intomobile. |
Model 6300 của Nokia liên tục đứng đầu bảng xếp hàng điện thoại bán chạy nhất châu Á trong năm 2007. Thiết kế của máy mỏng, nhỏ gọn, bàn phím dễ sử dụng. Bên cạnh đó, 6300 còn trang bị camera 2 Megapixel, chơi nhạc MP3, tích hợp đài FM và các game java.
4. Nokia 2626 (giá tham khảo: 1.050.000 đồng)
 |
Nokia 2626 có nhiều màu sắc để lựa chọn. Ảnh: Techshout. |
Với giá bán chỉ hơn 1 triệu đồng, Nokia 2626 được ưa chuộng vì có nhiều màu để lựa chọn. Thiết kế "chú dế" này chắc chắn, bàn phím nhạy, màn hình hiển thị rõ nét. Ngoài ra, những người ưa các chương trình giải trí trên đài FM sẽ hài lòng bởi khả năng bắt sóng nhanh và ổn định của máy.
5. Nokia 3110 Classic (giá tham khảo: 2.300.000 đồng)
 |
Nokia 3110 Classic thiết kế dạng thanh gọn gàng. Ảnh: Gadget. |
" alt=""/>10 điện thoại bán chạy nhất dịp Tết

 |
Special Force. |
Cuộc đấu lớn nhất lịch sử game online Việt Nam
Trong quá khứ, dân giải trí điện tử từng biết đến cuộc đụng độ giữa MU Online và Võ lâm truyền kỳ thời khái niệm game online chớm lấn vào từ điển trong đầu của thế hệ trẻ. Gần đây hơn, khi không khí "chặt chém" bị loãng ra đôi chút vì sự xuất hiện ồ ạt của quá nhiều thế giới ảo có chung mô tuýp, người ta lại thấy 2 game casual là Boom Online (VinaGame) và Vua Bóng Đá (CyberWorld, tuy nhiên trò chơi này sau đó đã không thể ra đời) manh nha đòi thị phần trước "bà khổng lồ" Audition.
Tuy nhiên, cả 2 đợt sóng online nói trên đều không được coi là "chiến tranh" bởi dù có cùng thể loại (MMORPG hoặc MMO Casual), nhưng mỗi đại diện lại mang những bản sắc riêng về nội dung, đồ họa, cơ cấu... khiến mỗi trò chơi đều có được những thế mạnh nổi bật để thu hút game thủ. Chính vì thế, hầu như tất cả các game đã phát hành đều có thể "sống vui, sống khỏe" bên cạnh những đối thủ của mình.
Nhưng tình hình đầu năm 2008 đã khác. Cả 3 trò chơi MMOFPS (game bắn súng góc nhìn thứ nhất trực tuyến nhiều người chơi) sắp ra đời lần lượt theo trình tự thời gian Special Force, Cross Fire và Sudden Attack đều giống nhau. Theo đánh giá của những tay súng kỳ cựu trong làng FPS Việt Nam đã thử chơi thì cả 3 đều "giống Counter-Strike đến 80 %". Rõ ràng, khi mua bản quyền các trò chơi này, cả FPT Online, VTC Games và VinaGame đều đã chấp nhận đặt chân vào một chiến trường tàn khốc hơn những cuộc cạnh tranh trước đây.
Vũ khí của các đại gia
 |
Cross Fire. |
Bà Phạm Thu Trang, phụ trách Marketing của VTC Games, thừa nhận: "Cả 3 trò chơi đều có khả năng thành công vì cùng thuộc thể loại quá mới mẻ ở Việt Nam. Chưa thể nói game nào sẽ chiếm được cảm tình của người chơi. Kết luận sẽ chỉ có thể đưa ra sau 3 tháng nữa".
"Cuộc chiến này thực sự cân sức giữa 3 đại gia vì họ đang chọn được hướng đi đúng khi khai thác lượng người đam mê Counter-Strike đang ngày càng tăng", Phan Viết Hoàn, Giám đốc điều hành công ty VEN, sở hữu cổng thể thao điện tử Esport.vn, nơi mỗi ngày có khoảng 3.000 lượt người chơi game bắn súng của Valve, nhận định. "Miếng bánh game FPS ở thị trường này là rất lớn và cơ hội chia đều cho tất cả".
" alt=""/>Làng game online VN 2008 vang rền tiếng súng