Mỗi lần lên xuống xe, phụ nữ trong mọi lứa tuổi, có thai kỳ hay không thai kỳ đều có chung động tác giơ chân phải (chân trái lên) qua yên xe để ngồi lên. Nếu mặc quần hai ống thì còn đỡ khổ, nếu như mặc áo dài hoặc váy thì cũng gây khó chịu cho khổ chủ.
Không biết cái “phương thức” ngồi xe hai bên này “tiến hành” vào thời gian nào nhưng tôi nghĩ chắc là khoảng thời gian sau những năm 1980. Trước 1975, phụ nữ ngồi phía sau xe hai bánh (kể cả xe đạp) phải ngồi một bên. Tôi nhớ hình ảnh những nữ sinh Trường Gia Long (nay là Minh Khai), Trưng Vương… trước khi leo lên baga đều vén tà áo dài, nhẹ nhàng ngồi lên xe do người nhà (hoặc người tình) chở. Một hình ảnh thướt tha đầy mê mị của chiếc áo dài thời ấy khi những đứa con trai mặt đầy mụn nhìn thấy một cô gái nhẹ nhàng phất tay vén tà áo để lộ những bí mật dưới tà áo đó… Vui nhất là có một thời kỳ, khoảng đâu năm 1970, Trang Sĩ Tấn - Giám đốc Nha Cảnh sát đô thành (tương đương Công an TP bây giờ) ra lệnh đàn ông cũng phải ngồi một bên xe máy sau một cuộc tấn công của “đặc công Việt cộng” ngồi trên xe máy. Đến 1975, đàn ông Sài Gòn vẫn có dáng ngồi của phụ nữ phía sau xe.
![]() |
Cuối năm 1975, tôi ra Hà Nội. Điều ngộ nghĩnh đầu tiên tôi nhận xét sau khi ngồi trong cửa hàng ăn tô phở mậu dịch không người lái là con gái Hà Nội đẩy xe đạp chạy cho có trớn rồi nhảy lên yên sau. Té ra không chỉ Sài Gòn mà con gái Hà Nội thời ấy cũng ngồi một bên xe đạp. Ít thấy cảnh áo dài tha thướt như ở Sài Gòn mà chỉ thấy những cô gái trong những chiếc áo sơmi vải phin hay chiếc áo bông mùa lạnh màu xanh nước biển nhạt hoặc màu áo bộ đội lót tót đẩy chiếc xe đạp, khi vòng xe đã lăn bánh mới nhảy phóc lên. May mắn thay cho những chiếc xe đạp Phượng Hoàng hay Thống Nhất “đèo” một cô gái mảnh mai vì những cú nhảy lên yên xe sau thì nhẹ như ru… Còn nếu như ai yêu phải một cô có tấm thân “bồ tượng”, mỗi lần cô gái nhảy lên thì chiếc xe cứ thế mà rung rinh lắc lư, theo thân người rung rinh mỡ.
Khi những người con gái Hà Nội vào Sài Gòn tham quan hay công tác đều có thói quen đẩy xe đạp rồi mới nhảy lên yên sau. Tôi nhớ có lần tôi được chở chị Trà Giang đi thăm thú Sài Gòn bằng xe đạp (lúc chị còn ở Hà Nội, vào đây đóng phim), chị cũng đẩy xe cho thằng em có trớn rồi mới nhảy lên. May là chị Trà Giang nhẹ nhàng nên yên sau chiếc xe đạp của tôi chịu đựng được. Lúc ấy nghĩ thương bà chị vô cùng… Tất nhiên là phụ nữ Hà Nội chỉ đẩy xe đạp mà thôi. Đến thời kỳ Honda, Mins-kơ, Babettta… thì các cô cũng ngồi lên một bên yên sau vì có ai mà đẩy xe máy có mà khùng. Té ra các cô nữ đẩy xe cho người “đèo”, “lai” mình là do tình thương cả. Vì vậy, có thể tuyên bố một cách chuẩn không cần chỉnh rằng: Thời trước 1975, con gái Hà Nội, Sài Gòn đều ngồi một bên yên xe sau. Đó là dáng ngồi thống nhất cho phụ nữ Việt Nam dù chưa hiệp thương bầu Quốc hội.
Không biết đến năm nào, cả nam và nữ đều trở lại tư thế ngồi hai bên phía sau yên xe máy. Phụ nữ ngồi chàng hảng phía sau xe có phải để xác định quyền bình đẳng giới? Hay cho có vẻ hiện đại hoặc nhanh nhẹn, hoạt bát? Tôi không trả lời được câu hỏi này nhưng với sự cảm thụ chủ quan bằng con mắt có phần cổ lỗ thì cách ngồi này phụ nữ có vẻ “mạnh” quá, mất đi yếu tính dịu dàng của cơ thể mà trời sinh bắt phải “như mây”. Nhất là cái động tác giơ chân choàng qua hay ngồi (xin lỗi) chàng hảng chê hê trên yên xe thì không được phần đẹp mắt. Chưa nói bây giờ yên xe các loại tay ga hơi rộng bề ngang, các nường hay mặc quần “tiều” không để ý nên thường ngồi banh càng khoe những cái đùi đầy mỡ khiến người ta liên tưởng đến những khúc thịt da bao thì thật là… ngán ngẩm!
Người già thường kể chuyện hồi đó. Nhắc chuyện xưa, chỉ nói lên cái ý thích của mình và theo thiển nghĩ chủ quan của người già chỉ mang yếu tố đẹp chứ chẳng liên quan đến khía cạnh đạo đức, xấu tốt, lại càng không liên quan đến “chính chị, chính em”. Biết đâu mỗi thời kỳ phụ nữ có một dáng ngồi đặc biệt để phân định từng giai đoạn lịch sử cho các nhà làm phim, viết sách. Bởi vậy, các bạn đạo diễn của tôi ơi, nếu có làm phim về Sài Gòn trước 1975 thì nhớ hãy để cho phụ nữ ngồi một bên yên sau xe nhé… Bây giờ đến chết chắc tôi không còn thấy cảnh này được rồi nhưng xem phim thì cũng khơi gợi cho tôi ít nhiều cái dáng ngồi ngày xa xưa ấy….
Theo PL TP.HCM
Ford Focus hot nhất thế giới nhưng ế nhất Việt Nam" alt=""/>Nhớ sao cái dáng ngồi xe…Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, leo cầu thang là một bài thể dục đòi hỏi vận động nhanh, có thể sử dụng để dự đoán nguy cơ tử vong sớm của mọi người, liên quan đến các bệnh như tim mạch, ung thư…
Nếu có thể leo 4 tầng cầu thang trong vòng dưới 1 phút, chúc mừng, bạn đang khỏe mạnh và có một thể chất tốt. Còn nếu không vượt qua bài kiểm tra, nhiều khả năng bạn đang mang trong mình vào một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
"Nghiên cứu này củng cố quan niệm rằng tập thể dục thực sự hữu ích để phòng ngừa cả bệnh tim mạch và ung thư", bác sĩ Andrew Freeman, thành viên của Hội đồng lãnh đạo phòng chống bệnh tim mạch Hoa Kỳ cho biết.
"Từ lâu chúng tôi đã dùng mẹo nhỏ này nhằm đánh giá sơ bộ bệnh nhân trước phẫu thuật, để xem trái tim của họ có thể trụ vững được hay không? Một trong những điều chúng tôi hỏi họ là "Ông/bà có thể làm được việc nặng đến mức nào? Ông/bà có thể leo được một tầng cầu thang hay không?".
Bác sĩ Freeman giải thích thêm khả năng leo lên cầu thang là một dấu hiệu tốt, bước đầu dự đoán họ có thể vượt qua ca phẫu thuật một cách suôn sẻ. Nghĩa là các bài tập thể dục cường độ nhanh có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.
Nhưng có có liên quan gì đến khả năng mắc ung thư? Bác sĩ Freeman cho biết "Cũng từ lâu, chúng ta đã biết tập thể dục là một công cụ tuyệt vời để điều trị ung thư và thậm chí có thể đóng vai trò phòng ngừa căn bệnh".
Trong nghiên cứu khảo sát hơn 13.000 người trưởng thành, các nhà khoa học đã nhận thấy những người không thể leo một mạch 4 tầng cầu thang, phải dừng lại để thở hoặc bám vào thành lan can để nghỉ ngơi, có nguy cơ tử vong vì ung thư cao gấp đôi những người vượt qua bài kiểm tra đơn giản ấy.
Bạn phải làm gì nếu trượt bài kiểm tra này?
"Nếu bạn có thể đi bộ rất nhanh lên 3 tầng cầu thang, hoặc nhanh lên 4 tầng mà không dừng lại, bạn đang sở hữu một thể chất tốt", tiến sĩ Jesus Peteiro, tác giả nghiên cứu cho biết. "Nếu không, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn cần tập thể dục nhiều hơn".
Ngoài ra, việc trượt bài kiểm tra cũng cho bạn biết mình cần gặp bác sĩ và thực hiện các chẩn đoán kết hợp để tìm hiểu xem điều gì đang khiến cơ thể bạn xuống cấp như vậy. "Giống như nhiều doanh nhân nổi tiếng vẫn thường nói, người thầy lớn nhất trong cuộc đời chính là sự thất bại", bác sĩ Freeman nói.
Ông cho rằng bạn nên sử dụng thất bại này để cố gắng tập luyện và cải thiện sức khỏe. Chỉ trừ những người bị viêm khớp hoặc các tình trạng y tế liên quan đến vận động khác, mọi người nên thực sự quan tâm đến bài kiểm tra leo cầu thang này, vì nó có thể là một cơ sở tốt để ước tính sức khỏe và tình trạng thể chất.
Bạn có thấy khó thở không?
Nếu leo 4 tầng cầu thang mà đã cảm thấy khó thở, điều đó dường như khá tệ. Nhưng Freeman lập luận ngược lại. "Lời khuyên điển hình mà tôi vẫn nhắc với các bệnh nhân của mình là: Bạn nên cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày ở mức độ mà bạn thấy khó thở", ông nói.
Khó thở chỉ là cái giá để trả cho một cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ hơn trong tương lai.
"Trên thực tế, tập thể dục có thể là tính một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho hầu hết mọi loại bệnh tật", bác sĩ Freeman nói. Ông bổ sung thêm rằng, những công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể dùng để cải thiện sức khỏe chính là những gì chúng ta làm hàng ngày: tập thể dục, ăn uống, quản lý căng thẳng và giấc ngủ...
Đối với một số người, chịu đựng được 30 phút khó thở trong khi tập thể dục sẽ mất nhiều thời gian mới đạt tới được. Có thể những người làm việc văn phòng hoặc ít vận động chỉ chạy bộ 5 phút thôi là đã khó thở và muốn dừng lại rồi.
Nhưng bác sĩ Freeman nói rằng ông muốn bạn duy trì trạng thái khó thở đó thêm nữa, càng lâu càng tốt, ít nhất phải 5-10 phút trở lên. Bạn có thể nghỉ một lúc để lấy hơi và lấy sức khi cần thiết. Nhưng hãy cố gắng giảm dần thời gian nghỉ và số lượt nghỉ trong khi tập.
Đối với những người mà khả năng vận động của họ bị hạn chế, viêm khớp gối chẳng hạn, bác sĩ Freeman khuyên họ hãy tìm một loại hình thể dục phù hợp hơn với mình thay vì chạy bộ hoặc leo cầu thang. Bơi lội là một ví dụ. Sau đó, họ nên thử thách bản thân để cải thiện sức khỏe.
Vậy, điều mấu chốt ở đây là, các nhà khoa học đã chỉ ra cho chúng ta một bài kiểm tra đơn giản để đánh giá tình trạng thể chất, nguy cơ tử vong sớm vì nhiều bệnh trong đó chủ yếu là tim mạch và ung thư. Bằng cách leo nhanh qua 4 tầng cầu thang mà không dừng lại, bạn sẽ chứng minh được rằng cơ thể mình còn tốt.
Qua bài kiểm tra này, bạn cũng sẽ ý thức được rằng tập thể dục là một liều thuốc bổ cho sức khỏe. Nó sẽ giúp bạn phòng tránh không chỉ bệnh tim mạch và ung thư, mà còn tất cả các loại bệnh tật khác.
Theo GenK
" alt=""/>Leo 4 tầng cầu thang: Bài kiểm tra đơn giản tiết lộ nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư