Dù nhiệt độ trên đỉnh Fansipan chỉ 2 độ C, các đại lão hoà thượng, hòa thượng cùng các tăng ni Phật tử đã tụng kinh niệm Phật cầu an và cắt băng khánh thành cụm công trình văn hóa tâm linh tọa lạc tại khu vực đỉnh Fansipan, Sa Pa, bao gồm Kim Sơn Bảo Thắng Tự và Đại tượng Phật A Di Đà.
Kim Sơn Bảo Thắng Tự tọa lạc gần đỉnh Fansipan, được xây dựng từ cuối năm 2015 và chính thức hoàn thiện, khánh thành sau hai năm triển khai thi công, gồm Đại hùng Bảo điện với nhiều pho tượng Phật được tạo tác kỳ công bằng gỗ mít lõi, sơn son thếp bạc như ba pho tượng Tam Thế Phật, Thích Ca Mâu Ni, Quan Âm Chuẩn Đề nghìn tai nghìn mắt, tượng Phật Di Lặc, Mục Liên- Địa Tạng…
Đặc biệt nhất tại Đại Hùng Bảo Điện là bức tượng Phật A Di Đà ngồi cao 3,8m; hành lang Tả Vu - Hữu Vu với tượng 18 vị La Hán bằng gỗ mít cao 2m; khu nhà thờ Tổ, bảo tháp 11 tầng được làm bằng đá nguyên khối; con đường La Hán với tượng 18 vị La Hán bằng đồng, cao 2,5m.
Từ Kim Sơn Bảo Thắng Tự đi dọc theo con đường La Hán xuống là Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5m, được đúc bằng đồng theo kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay. Đây là bức tượng Phật bằng đồng cao nhất Việt Nam tới thời điểm này.
Ngoài Kim Sơn Bảo Thắng tự và Đại tượng Phật A Di Đà, quần thể văn hóa tâm linh đỉnh Fansipan còn nhiều công trình Phật giáo tiêu biểu, được du khách thập phương yêu mến như Bích Vân Thiền Tự, tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tháp chuông - Vọng Lĩnh Cao Đài, miếu Sơn Thần.
Chia sẻ về quần thể văn hóa tâm linh đặc sắc này, GS.KTS Hoàng Đạo Kính - người thiết kế công trình - khẳng định: “Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ xây dựng các công trình tâm linh hùng vĩ như vậy ở các đỉnh cao như Fansipan và đặc biệt trong điều kiện núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, nhiều mưa, độ ẩm cao, gió mạnh, băng giá”.
Theo GS. Hoàng Đạo Kính, cụm công trình tâm linh được thực hiện với nguyên tắc tôn trọng và hạn chế tối đa sự can thiệp vào thiên nhiên, gắn với thiên nhiên và đứng trọn trong thiên nhiên. Công trình hội tụ tinh hoa của kiến trúc chùa gỗ Việt từ thế kỷ 15, 16 theo phong cách mộc, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, ngói cũng là ngói cổ phục chế. Những chi tiết trang trí góc mái được lấy từ các tiền mẫu di chỉ tại thành Thăng Long.
“Quá trình thi công công trình kiến trúc tâm linh này có thể gọi là một kỳ công. Hàng chục ngàn tấn đá nguyên khối để xây dựng các chùa, bảo tháp, tháp chuông và hàng ngàn bậc đá uốn theo từng thế đất, hàng ngàn m3 gỗ, hàng vạn viên ngói phục chế. Tất cả vật liệu đã được vận chuyển thủ công bằng cáp công vụ, bằng tay và sức người lên đỉnh, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt khi mà chỉ đứng ở trên đỉnh núi đó đã là khó rồi.
Đặc biệt, Đại tượng Phật đánh dấu một thành tựu mới trong thi công xây dựng công trình văn hóa tâm linh, khi ứng dụng kỹ thuật thi công lần đầu tiên có tại Việt Nam. Đây không phải là pho tượng đúc thông thường mà được tạo thành bởi hàng ngàn vạn tấm đồng dày 5mm gia công tại chỗ, ốp trên một kết cấu khung sắt có thể tích gần 1000m3. Chưa có công trình nào làm kỳ công như vậy”, GS. Hoàng Đạo Kính cho biết.
Sau khi chính thức khai quang, quần thể văn hóa tâm linh trên đỉnh Fansipan luôn mở rộng cửa đón tín đồ phật tử, du khách thập phương tới chiêm bái, nguyện cầu bình an. Quần thể văn hóa tâm linh kỳ vĩ này hứa hẹn đưa Fansipan trở thành một điểm đến văn hóa tâm linh linh thiêng và hấp dẫn hàng đầu Việt Nam.
Đêm pháo hoa thứ ba với chủ đề Nhịp cầu hạnh phúc đã thực sự khiến người xem hạnh phúc, khi chứng kiến những màn pháo hoa xứng tầm đẳng cấp đương kim vô địch của đội Martarelle (Ý) và một bản lĩnh của tài năng trẻ Vulcan (Hong Kong -Trung Quốc), khi được dẫn dắt đi qua nhiều cung bậc của thứ cảm xúc mà bất cứ ai cũng khao khát.
Có thể nói, Ý vẫn xứng đáng “ngự” trên ngai vàng quán quân tính đến thời điểm hiện tại. Với trình độ kỹ thuật cao và sự sáng tạo không giới hạn cùng những thử nghiệm mới khi đưa vào nhiều loại pháo tầm cao với kích thước lớn, tạo hiệu ứng đặc biệt trên bầu trời, màn trình diễn của đội Ý đã mang đến cho người xem cảm giác choáng ngợp.
![]() |
Phần trình diễn pháo hoa của đội Ý |
Bên cạnh đó, với sự tinh tế và gout thẩm mỹ cao, đội Ý đưa vào bài thi của mình một phần “nhạc đệm” rất ấn tượng, đậm chất Ý. Đây không chỉ đơn thuần là một phần thi, mà nó còn như một món quà gửi về đất mẹ đúng ngày Quốc khánh Ý (2/6). Vì thế, ngoài sự hoành tráng, rực rỡ, huy hoàng thì phần trình diễn pháo hoa của đội Ý còn mang nhiều thông điệp gửi gắm đến khán giả trên toàn thế giới về một đất nước Ý xinh đẹp, thanh lịch, hào hoa và thân thiện.
![]() |
Khác với “ông lớn” Martarelle (Ý), đội Vulcan (Hong Kong- Trung Quốc) đến Đà Nẵng với vai trò “tân binh” ít nhiều gây nên sự hoài nghi cho khán giả. Tuy nhiên, chính sự “đồn đoán” ấy lại tạo nên những tò mò, háo hức chờ đợi. Và Hong Kong đã gây ngỡ ngàng cho hàng vạn người có mặt tại sân khấu bên sông Hàn cũng như hàng triệu khán giả xem truyền hình bởi tài năng và sự tinh tế trong phần trình diễn của mình. Nếu đội Ý như một anh chàng “soái ca” đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn thì Hong Kong lại như một thiếu nữ 18 tuổi rực rỡ sắc màu, căng tràn sức sống. Màu sắc pháo hoa của đội Hong Kong thiên về màu “nóng” thể hiện khát vọng, hoài bão của tuổi trẻ, cũng giống như thành phố trẻ Đà Nẵng đang từng ngày đổi thay và phát triển mạnh mẽ. Những bông hoa rực rỡ được đội Hong Kong bắn lên bầu trời như bức tranh sơn mài được vẽ vào trời đêm Đà Nẵng, thật lung linh, kỳ diệu.
“Nhịp cầu hạnh phúc” không chỉ kết nối tình yêu đối với pháo hoa của các đội chơi, mà nó còn là cây cầu nối tình yêu của con người với âm nhạc và nghệ thuật.
![]() |
Màn trình diễn nghệ thuật đêm |
Sân khấu nổi trên sông Hàn của DIFF có lẽ là sân khấu ca nhạc ngoài trời đẹp nhất từ trước đến nay. Những khối hình bán nguyệt nằm lung linh ánh sáng, những video art mang nhiều nét văn hoá Việt Nam kết hợp với background nhạc nước sinh động tạo nên một tổng thể vừa hiện đại vừa truyền thống. Nhìn từ chính diện, những khối bán nguyệt ấy dễ khiến người ta liên tưởng đến cầu Rồng biểu tượng của Đà Nẵng. Còn nhìn từ trên cao xuống, những vòng xoáy dẫn đến bục sân khấu cao nhất ở trung tâm sân khấu khiến người ta liên tưởng đến một bông hoa vừa chớm nở, liên tục đổi màu, lấp lánh, quyến rũ. Khán giả đến xem pháo hoa mà cứ trầm trồ về sân khấu suốt.
Trên sân khấu đẹp ngoạn mục ấy, nghệ sỹ cũng thăng hoa hơn, diễn sung hơn, cảm xúc hơn nhiều. Bởi thế chăng mà khán giả được thấy một Trọng Hiếu Idol tràn căng nội lực của trẻ trung, của mới lạ, khi phối ca khúc “Vẽ thế giới” theo một phong cách hoàn toàn khác và khiến khán giả không ngừng lắc lư, vỗ tay theo nhịp điệu của ca khúc “Happy”. Bởi thế chăng mà sân pháo hoa đêm ấy cũng rực rỡ hơn khi “Ánh dương sáng chân trời, ngàn tia nắng soi ngời ngời” lấp lánh từ ca khúc Ý mang tựa đề O Sole Mio- Mặt trời của tôi do NSƯT Đăng Dương thể hiện.
![]() |
Hạnh phúc cũng được khắc họa thật dung dị và gần gũi trong hình ảnh những công nhân kéo cáp lên đỉnh Bà Nà, để rồi cái mà họ nhận lại là niềm vui khi được ngắm hoa đào chuông báo xuân về, khi xứ sở thần tiên được đánh thức. Hạnh phúc bình dị đó được truyền tới khán giả, khi ca sỹ Quang Hào và nhóm múa đã tái hiện lại những hình ảnh xúc động ấy qua ca khúc Hạnh phúc giữa mây bay (Trần Tiến).
Có một niềm hạnh phúc khác cũng giản đơn nhưng có sức truyền lửa không kém tới khán giả đêm pháo hoa 2/6, đó là hạnh phúc được cống hiến cho đời, được sống bình dị, giản đơn nhưng đầy mạnh mẽ như những bông hoa Đào chuông rực rỡ trên đỉnh núi Bà Nà mà ca sỹ Hồ Quỳnh Hương và nhóm múa đã chọn làm nguồn cảm hứng khi thể hiện ca khúc Sống như những đoá hoa (Tạ Quang Thắng).
![]() |
Có thể nói, đêm trình diễn pháo hoa với chủ đề Nhịp cầu Hạnh Phúc đã diễn ra một cách hoàn hảo. Những khuôn hình từ flycam trên cao đã ghi lại một Đà Nẵng lung linh huyền ảo trong một đêm trình diễn pháo hoa kết hợp với nghệ thuật âm nhạc. Tỉ mỉ và chi tiết từ ý tưởng, thông điệp cho đến việc dàn dựng, tạo hiệu ứng, sự kết hợp – tương tác giữa biểu diễn âm nhạc và trình diễn pháo hoa cũng như các mạch kết nối trong toàn bộ sự kiện đã được thực hiện chặt chẽ, bài bản, nhuần nhuyễn mà không có bất kỳ “hạt sạn” nào. Một đêm hội pháo hoa cũng lại là một chương trình biểu diễn nghệ thuật hoàn hảo – Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng- DIFF 2018 đã làm được điều đó, chí ít là qua ba đêm trình diễn mùa hè 2018, để khẳng định tầm cỡ của một sự kiện mang tầm quốc tế, khẳng định vị thế của Đà Nẵng- “thành phố pháo hoa mới của châu Á”.
(Theo Thể Thao Văn Hóa)
" alt=""/>Nhặt 'sạn' trong đêm pháo hoa 'Nhịp cầu hạnh phúc'Để tiện cho độc giả, VietNamNet xin giới thiệu bài Văn khấn cúng Táo Quân của GS Lương Ngọc Huỳnh cùng một số lưu ý trong quá trình chuẩn bị tiễn ông Táo về chầu Trời.
![]() |
GS Lương Ngọc Huỳnh cúng Táo Quân. |
Nghi lễ
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân, hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.
7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.
8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.
Lễ vật gồm có
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau.
Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm:
Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân.
Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa.
Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Văn khấn cúng tiễn như sau:
(Ta viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng)
Kính lạy Thượng Đế.
Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy các vị đại tiên.
Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng.
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài hạ đàn chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Đinh Dậu. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ.
Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú... với tấm lòng thành kính con xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.
Kính lạy Sơn Thần, Long Thần, Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ hạ đàn chứng lễ.
Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên và các Ngài mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị Thần Tiên, toàn gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế cùng chư ngài đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.
Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Mậu Tuất 2018, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế.
Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ.
(Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!)
* Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.
* Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.
* Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.
Lưu ý:
Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Táo Quân là nghi lễ của Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật Giáo. Nên mọi người không nên hiểu lầm.
Không cúng và đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn người âm nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.
Những gia đình có điều kiện thì chuẩn bị mâm cỗ và lễ nghi chu đáo. Ai không có điều kiện thì thần tiên không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được.
GS Lương Ngọc Huỳnh" alt=""/>Văn khấn cúng ông Công ông Táo và những điều lưu ý cho các gia đình