- Sinh năm 1995, Phạm Minh Trí sinh ra và lớn lên ở Cộng hòa Séc. Từ nhỏ, Trí đã nhen nhóm ước mơ được đi du học Mỹ, vì em biết rằng đất nước này sở hữu những trường đại học tốt nhất trên thế giới.
|
Phạm Minh Trí , sinh năm 1995 là cựu sinh viên của ĐH Yale (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Năm học cấp 3, em được trải nghiệm một khóa học hè ở ĐH Pennsylvania có tên là Leadership in the Business World (Lãnh đạo trong thế giới kinh doanh). “Lần đầu tiên trong đời em được giao tiếp với các bạn thông minh, tham vọng và năng động như vậy”. Từ đó, em càng quyết tâm sẽ phải sang Mỹ học đại học.
Để mở rộng cơ hội cho mình, Trí nộp đơn cho 8 đại học của Mỹ và 5 đại học của Anh. Lúc nhận kết quả, em phải lựa chọn giữa ĐH Yale (Mỹ) và ĐH Oxford (Anh) – đều là những ngôi trường nằm nằm ở vị trí đầu bảng trong danh sách trường đại học tốt nhất thế giới.
Cuối cùng, chàng trai gốc Việt quyết định chọn Yale, bởi vì Yale là một trường “liberal arts”, trong đó sinh viên không cần phải chọn trước ngành học của mình. Vào năm thứ 2 hoặc thứ 3, sinh viên mới phải chọn chuyên ngành mình muốn theo đuổi và cảm thấy phù hợp. Điều này cho phép Trí được khám phá nhiều môn học, nhiều lĩnh vực mà mình cảm thấy tò mò.
Trong suốt quá trình theo học ở Yale, cậu được quỹ học bổng Bakala Foundation của Séc chi trả toàn bộ chi phí học tập. Bakala là một quỹ học bổng dành cho những học sinh, sinh viên xuất sắc của Séc cần hỗ trợ để học tập ở một ngôi trường nước ngoài. Đây là một học bổng rất cạnh tranh nên hầu hết những người được chọn trao học bổng Bakala đều là sinh viên của các trường thuộc khối Ivy League như Minh Trí.

|
Trí chụp cùng gia đình trong lễ tốt nghiệp ĐH Yale. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ về kinh nghiệm để thuyết phục ban tuyển sinh của Yale, Trí cho rằng điểm số luôn là điều kiện cần, tuy nhiên điều kiện đủ là bạn phải thuyết phục trường rằng bạn khác biệt, độc nhất ở một điểm nào đó, có thể là tính cách, cách tư duy hay những dự án mà bạn tham gia… “Bạn phải trả lời cho Yale một câu hỏi là tại sao họ lại nên chọn bạn mà không phải là những sinh viên cũng xuất sắc khác. Bài luận cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự khác biệt của mình” – Trí nói.
Chàng trai 22 tuổi không chia sẻ nhiều về những hoạt động em từng tham gia trong thời gian học đại học, tuy nhiên 2 hoạt động mà em kể tên có thể khiến bất cứ ai cũng thấy ấn tượng.
“Em từng sang Bắc Kinh để học tiếng Trung ở Harvard-Beijing Academy – một cơ sở cung cấp các khóa học tiếng Trung và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa của ĐH Harvard” – Trí chia sẻ.
Một trải nghiệm khác chắn chắn được đánh giá cao trong hồ sơ xin việc của Trí là kỳ thực tập ở Facebook. “Thông tin được truyền đạt trong công ty rất rõ ràng và minh bạch. Tất cả nhân viên của Facebook đều biết là công ty đang nỗ lực ở mảng kinh doanh nào, đang làm những dự án mới nào. Các lãnh đạo luôn muốn nhân viên bám sát vào sứ mệnh chung của công ty, vì thế các thông tin đều được công khai”.
Trí luôn cảm nhận được sự thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ của tất cả mọi người trong công ty. Hoặc thậm chí nếu nhân viên muốn đi uống cà phê cùng các quản lý cũng tương đối đơn giản, chỉ cần một dòng tin nhắn qua Facebook là đủ.
Kỷ niệm vui nhất với Trí trong thời gian thực tập ở đây là, nhóm của cậu đã chiến thắng một “hackathon” (hoàn thành một dự án phần mềm trong một thời gian ngắn) và nhờ đó được mời đi thuyết trình dự án cho Mark Zuckerberg và nhóm điều hành của Facebook.
Ngoài những trải nghiệm có được từ Facebook, cậu cũng từng làm việc cho Axon.com, cộng thêm nhiều kinh nghiệm trong mảng phát triển và kinh doanh phần mềm, tham gia các dự án khởi nghiệp.
Chính vì thế, dù mới chân ướt chân ráo ra trường nhưng nhờ tích lũy được kinh nghiệm làm việc đáng kể từ thời sinh viên, hồ sơ của Trí đã thuyết phục được ban nhân sự của hãng vận tải Uber giao cho cậu vị trí quản lý sản phẩm (product manager).

|
Trí và các bạn. Ảnh: NVCC |
Yếu tố mà cậu cho là rất quan trọng để chinh phục được những thách thức trong cuộc sống của mình là tìm được một người đi trước, sẵn sàng chỉ dẫn, giúp đỡ mình trong mỗi bước đi. “Em rất may mắn khi đã gặp được các anh chị lớn hơn đi trước sẵn sàng giúp đỡ em trong việc tìm công ty, chuẩn bị phỏng vấn, tư vấn sự nghiệp…”
Đó cũng là lý do mà hiện tại Trí sẵn lòng tham gia các chương trình, dự án chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ khác đang đặt mục tiêu đi du học hay muốn làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài như một sự đáp trả lại những gì mà mình đã nhận được từ những người đi trước.
Ngoài việc tìm “mentor” (người chỉ dẫn) cho mình, Trí cho rằng một yếu tố nội tại cần thiết khác là sự tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. “Điện thoại iPhone, ngân hàng World Bank, khách sạn Hilton… đều được thành lập bởi những người không khác gì chúng ta cho lắm. Nếu họ làm được thì mình cũng có thể làm được” – cậu nói.
" alt=""/>Chàng trai Việt 22 tuổi tham gia Yale, Facebook và Uber
Trái với cảnh thi công tấp nập trên công trường hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng dọc các tuyến đường bờ biển đẹp Đà Nẵng là hình ảnh nhiều dự án nghỉ dưỡng đã được giao đất từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn "án binh bất động".Sau nhiều lần ra “tối hậu thư” yêu cầu triển khai nhanh hàng chục dự án du lịch nghỉ dưỡng ven biển nhưng chủ đầu tư vẫn không có động tĩnh gì, mới đây chính quyền TP. Đà Nẵng tiếp tục có quyết định mạnh tay với các dự án "trùm mền".
Dọc tuyến đường bờ biển được cho là 5 sao từ Hoàng Sa đến Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, bên cạnh những khu resort 5 sao đẳng cấp, hoành tráng thì vẫn còn đó nhiều dự án nghỉ dưỡng "đắp chiếu" chỉ là những bãi biển trơ trọi cát, cây cối um tùm.
Trong số đó, thị sát thực tế cung đường này dễ dàng tận mục nhiều dự án trong tình trạng này như Anvie Danang của Công ty CP Hòn Ngọc Á Châu, dự án The Song - Danang Beach Villas, khu nghỉ dưỡng ven biển Non Nước của Công ty CP đầu tư du lịch Hà Nội Non Nước...
 |
Một khu nghỉ dưỡng, nhà đầu tư xây dựng dở dang rồi để cỏ mọc um tùm. 
Sau nhiều lần ra “tối hậu thư” nhưng các dự án vẫn dậm chân tại chỗ, lãnh đạo TP Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra dự án đầu tư. 
Cảnh những dự án "cửa đóng then cài" nhiều năm như này gặp rất nhiều trên cung đường 5 sao. 

Dự án này đã xây xong phần thô, nay hoang phế, nằm xen lẫn với cây dại. Khu đất thuộc dự án không rào chắn, không một bóng người, không ai bảo vệ. Một người buôn bán gần đó cho biết mấy năm nay không thấy ai vào ra dự án. 

Dự án Khu nghỉ dưỡng ven biển Non Nước của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội Non Nước được triển khai từ năm 2009 song đến nay ngoài tường bao và bên trong chủ đầu tư đã trồng rất nhiều cây xanh thì chưa hề xây dựng căn hộ hay biệt thự. |
Khu vực Sơn Trà, cũng là nơi có nhiều dự án nghỉ dưỡng mọc lên, nhưng bên cạnh những vùng cây xanh mướt có khá nhiều dự án đang để hoang, xây dựng dang dở.
Đầu tiên là một dự án bỏ hoang với hơn 50 căn biệt thự trên bãi biển thuộc bãi Nam bán đảo.
Dự án này đã xây xong phần thô, nay hoang phế, nằm xen lẫn với cây dại. Khu đất thuộc dự án không rào chắn, không một bóng người, không ai bảo vệ. Một người buôn bán gần đó cho biết mấy năm nay không thấy ai vào ra dự án.
Cạnh đó là dự án Sontra Travel rộng vài héc-ta thuộc bãi Con của Công ty cổ phần Sơn Trà cũng chỉ trơ trọi một tấm bảng, công trình vắng tanh. Dự án được khoanh lại bởi một hàng rào bằng tôn sát mép đường.
Tiếp đó là dự án Sơn Trà Resort của Savico và Công ty CP đầu tư Đà Nẵng Sơn Trà với quy hoạch là khu biệt thự, khu khách sạn, khu thể thao... cũng nằm im với những công trình dở dang. Lọt thỏm giữa dự án là một căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, đóng kín cửa, trên tấm bảng dự án không hề có địa chỉ liên lạc.
Kéo dài từ chân núi Sơn Trà lên phía trên là “siêu” dự án Bai But Bay Resort của Công ty CP Hải Duy (TP.HCM) và Công ty CP Đầu tư & dịch vụ TP.HCM (Invesco) được khởi công từ năm 2005. Khu du lịch phức hợp này đăng ký tổng vốn đầu tư đến 30 triệu USD trên diện tích 30ha (gồm 20ha mặt đất và 10ha mặt biển), hứa hẹn sẽ là “thiên đường” cho du khách khi đến nghỉ dưỡng.
Thế nhưng hàng chục năm trôi qua, “thiên đường” ấy vẫn chỉ là một hồ nước nhân tạo cùng một số căn nha với dãy bờ tường dài hoành tráng, còn lại là đất rừng và bãi biển hoang sơ. Dự án này nhiều lần bị chính quyền TP Đà Nẵng “dọa” thu hồi, ra “tối hậu thư” nhưng đâu lại vào đấy.
 |
Những hình ảnh trên cho thấy các dự án nghỉ dưỡng trên bán đảo Sơn Trà vẫn "bất động" 
Trong khi các bãi biển bị các dự án “xí phần” đất thì bãi biển công cộng càng bị thu hẹp, người dân Đà Nẵng lẫn du khách khó lòng tìm đường xuống biển. |
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch một số dự án để mở lối đi từ đường Trường Sa thông ra biển trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn phục vụ nhu cầu tắm biển của người dân.
 |
Một tuyến đường xuống biển đang được mở rộng cho người dân. |
Cụ thể, lối xuống biển rộng 17m giữa dự án Khu du lịch quốc tế đặc biệt Silver Shores và dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng của Công ty CP Hòn Ngọc Á Châu; lối xuống biển rộng 10m tại phía bắc dự án The Nam Khang Resort Residences; lối xuống biển rộng 3,5m tại phía bắc dự án Khách sạn và biệt thự biển Đông Phương; lối xuống biển rộng 4m tại phía nam dự án Future Property.
Riêng lối xuống biển giữa dự án Furama và quần thể đô thị du lịch quốc tế Ariyana (tận dụng mặt trên của tuyến cống hộp làm lối xuống biển) hiện tại Viện Quy hoạch xây dựng đang lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trình UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng.
Hiện nay, tại khu vực này, thành phố đã đầu tư xây dựng 3 bãi tắm biển công cộng gồm: bãi tắm biển phía nam dự án Pulchra Resort, bãi tắm Tân Trà và bãi tắm Sơn Thủy phục vụ nhu cầu tắm biển của người dân và du khách.
Theo Thời đại
" alt=""/>'Đắng lòng' cảnh những dự án nghỉ dưỡng bỏ hoang dọc bãi biển 'vàng' Đà Nẵng