Đô thị Fukuoka (Nguồn: Internet)
Nằm ở vị trí kẹp giữa núi và biển ở tận cùng phía Tây Nhật Bản, Fukuoka đang nỗ lực để tái thiết mình, nhằm trở thành đối trọng của Thung lũng Silicon (Mỹ). Bất chấp danh tiếng của quốc gia với các kỳ tích công nghệ, bối cảnh startup tại Nhật Bản khá ảm đạm, với chỉ 1 unicorn - công ty định giá hơn 1 tỷ USD - duy nhất, so với 127 của Mỹ hay 78 của Trung Quốc.
Thị trưởng của Fukuoka quyết định thay đổi điều đó, và tự tin rằng thành phố này có các yếu tố đủ để lặp lại thành công của tổ hợp công nghệ hoành tráng phía bờ Tây nước Mỹ. Ngay sau khi được bầu vào vị trí thị trưởng trẻ nhất vào năm 2010, cựu MC truyền hình Soichiro Takashima, 44 tuổi, đã tới thăm Seattle và hoàn toàn bất ngờ trước sự tương đồng với quê hương của mình. Cả hai đều là các thành phố duyên hải với cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào. Tại Seattle, các điều kiện nói trên đã hỗ trợ cho các gã khổng lồ như Amazon và Microsoft, cũng như hệ sinh thái khởi nghiệp lớn mạnh. Ngài Takashima tin tưởng Fukuoka sẽ tái tạo được thành công đó và đưa Nhật Bản ra khỏi tình trạng trì trệ đã diễn ra từ những năm 1990. Trung tâm của chiến lược phát triển đó chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Năm 2014, chính phủ đã chấp thuận đề xuất định hướng thành phố Fukuoka thành một đặc khu chiến lược quốc gia cho các startup, trong đó bao gồm việc cắt giảm thuế doanh nghiệp cho các công ty mới thành lập và cấp visa đặc biệt cho doanh nhân nước ngoài. Thành phố này cũng nhận được đặc quyền miễn trừ quy định về quy hoạch do đó họ có thể tái kiến thiết trung tâm thành phố và quy phạm mạng lưới. Quy trình cấp phép cũng được đơn giản hóa, nhanh chóng, hướng tới ứng dụng Internet vạn vật (IoT) trên cơ sở cảm biến, phần cứng vi tính và truyền thông cho đồ vật hàng ngày. Ngài Thị trưởng đã nỗ lực không ngừng nghỉ để giới thiệu về Fukuoka, dẫn đầu các đoàn công tác và ký thỏa thuận hợp tác với các trung tâm startup hàng đầu thế giới như San Francisco, Đài Bắc và Helsinki để cung cấp trợ giúp và giới thiệu cho các startup Fukuoka cơ hội mở rộng ra nước ngoài hay doanh nghiệp nước ngoài vào Nhật Bản.
![]() |
(Nguồn: Internet) |
Chính quyền đã tiến hành cải tạo một trường học cũ tại quận Tenjin để lập nên dự án Fukuoka Growth Next (FGN), điểm dừng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vào năm 2017. Các cơ sở vật chất được cung cấp gồm có không gian làm việc chi phí thấp, phòng lab tạo mẫu, chuyên gia tư vấn miễn phí, và trung tâm khởi nghiệp toàn cầu dành cho người nước ngoài chọn Fukuoka làm nơi bắt đầu hay doanh nhân trong nước muốn phát triển ra thị trường quốc tế. Ngoài ra còn có các hoạt động thảo luận, diễn đàn, hội thảo nhằm kết nối startup với khách hàng và nhà đầu tư. Mục tiêu ban đầu của FGN là các doanh nghiệp tham gia thu hút được 500 triệu yên tới tháng 9/2018, nhưng họ đã làm được nhiều hơn thế với 7,1 tỷ yên. Fukuoka cũng có tỷ lệ thiết lập doanh nghiệp mới cao nhất cả nước với 7%, cao hơn cả Tokyo ở mức 4%.
Thành phố này có những nền tảng hỗ trợ rất mạnh mẽ. Với tốc độ phát triển lớn nhất cả nước, cùng tỷ lệ dân số trẻ cao nhất, chi phí thuê mướn chỉ bằng 60% so với Tokyo, Fukuoka lại ở gần Seoul và Thượng Hải hơn, xứng danh cánh cửa tới châu Á của Nhật Bản. Môi trường liên kết chặt chẽ giữa cộng đồng khởi nghiệp tại Fukuoka khiến cho việc xây dựng quan hệ và liên hệ trở nên dễ dàng hơn khi hầu hết mọi nhân sự đều có thể biết nhau. Ngoài ra, điều kiện sống cũng rất tốt, do sân bay quốc tế cách trung tâm thành phố 15 phút đi tàu điện ngầm và di chuyển dễ dàng bằng xe đạp hay đi bộ tới nơi làm việc. Cảnh quan xung quanh có núi, có biển, đem lại sự cân bằng cho cư dân thành phố sống và làm việc.
" alt=""/>Nhật Bản quyết tâm xây dựng một Silicon Valley đẳng cấp Mỹ, dành nhiều ưu đãi cho các startupBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp công nghệ tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Như ICTnews đã thông tin, trong cả ngày hôm nay, 9/5/2019, Bộ TT&TT đã lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với chủ đề “Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường” và khẩu hiệu hành động “Make in Vietnam” (“Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”). Đây là một khởi đầu quan trọng, tiếp tục tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với khát vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ, sớm hiện thực hóa mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển.
Tại đây, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đã trao đổi, chia sẻ và đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị với mong muốn kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành cường quốc về công nghệ, có một cộng đồng đông đảo các doanh nghiệp công nghệ “Make in Vietnam”.
Trong trao đổi tại Diễn đàn, CEO Công ty VCCorp Nguyễn Thế Tân đã đề xuất Nhà nước cần ban hành cơ chế Sandbox (khung chính sách riêng) dành cho cái mới: Cơ chế này rộng về phạm vi, rộng về đối tượng tham gia, giới hạn quy mô ảnh hưởng. Ví dụ, cho phép ví điện tử nạp tiền mặt, nhưng giao dịch không quá 1 triệu ngày, giao dịch hóa đơn cơ bản thì được giao dịch các khoản tiền to hơn.
Ông Tân cũng kiến nghị Nhà nước cho phép áp dụng chính sách đặc khu ảo cho những vấn đề quá hóc búa, cần kiểm soát, hoặc có rủi ro lớn. “Nhà nước chọn lọc công ty, chọn lọc vấn đề với quy định thông thoáng hơn để áp dụng thử nghiệm, sau thời gian thử nghiệm sẽ điều chỉnh chính sách để cho phép áp dụng chính thức. Ví dụ như quản lý tiền ảo chẳng hạn thì cần áp dụng chính sách đặc khu ảo”, ông Tân nêu.
Cách tiếp cận Sandbox - "Cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn" cũng đã được Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT đưa ra trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, khi đề cập đến những giải pháp để tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, để Việt Nam trở thành nơi hội tụ nhân tài công nghệ toàn cầu.
“Nhân tài có đặc tính là toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây. Cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận Sandbox: Cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn. Những “đặc khu công nghệ”, “đặc khu đổi mới sáng tạo” với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, có thể được Chính phủ xem xét…”, người đứng đầu ngành TT&TT đề xuất.
" alt=""/>Doanh nghiệp sẽ được thử nghiệm công nghệ mới với cách tiếp cận Sandbox Kai’Sa
Mưa Icathian (Q)
Tia Truy Kích (W)
Tích Tụ Năng Lượng (E)
Kayn
Nếm Mùi Sợ Hãi (Q)
Tia Sáng Rực Cháy (W)
Thanh Trừng (R)
Cầu Vồng Tối Thượng (R)
Hoang Tưởng (R)
Tàn Ác (Q)
Súng Phun Lửa (Q)
Mưa Tên Lửa (R)
Lừa Gạt (Q)
Phi Tiêu Sắc Lẹm (Q)
Cuồng Đao Guinsoo
Súng Ngắn Hextech
Ngọc Siêu Cấp Conqueror(Mới – hệ Chuẩn Xác)
Ngọc Cao Cấp Dải Băng Năng Lượng(hệ Pháp Thuật)
2/ KHÁC
Cập nhật Splash Art mới – Hextech Alistar
Màn hình đăng nhập mới
Cập nhật chân dung HUD của Gun Goddess Miss Fortune
Gnar_G
" alt=""/>LMHT: Cập nhật tin tức ngày 15/3 – Kai’Sa và Lucian được buff