Theo nguồn tin, nếu được phê duyệt, quy định sẽ cấm vận chuyển thiết bị sản xuất chip của Mỹ sang các nhà máy sản xuất chip NAND tiên tiến tại Trung Quốc. Các chuyên gia về xuất khẩu cho rằng nó sẽ đánh dấu lần đầu Mỹ sử dụng những biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm vào sản xuất chip nhớ tại Trung Quốc mà không dính dáng đến các ứng dụng quân sự chuyên biệt. Động thái cũng nhằm bảo hộ các nhà sản xuất chip nhớ của Mỹ, bao gồm Western Digital và Micron Technology – hai công ty chiếm khoảng 1/4 thị trường chip NAND.
Chip NAND lưu trữ dữ liệu trên thiết bị như smartphone, máy tính cá nhân và tại các trung tâm dữ liệu cho những hãng như Amazon, Facebook, Google. Một điện thoại hay laptop lưu được bao nhiêu GB dữ liệu được xác định bằng bao nhiêu chip NAND có mặt và mức độ hiện đại của chúng.
Hai nguồn tin tiết lộ, quan chức Mỹ cân nhắc cấm xuất khẩu công cụ sản xuất chip NAND nhiều hơn 128 lớp ô nhớ sang Trung Quốc. LAM Research và Applied Materials là các nhà cung ứng công cụ chính. Tất cả các nguồn tin đều cho biết vấn đề mới đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có dự thảo nào được đưa ra.
Nằm trong số các doanh nghiệp sản xuất chip nhớ Trung Quốc bị tác động là Yangtze Memory Technologies (YMTC). YMTC thành lập năm 2016, là thế lực đang lên trong sản xuất chip NAND. Micron và Western Digital đều gặp áp lực do mức giá thấp của YMTC. Sự mở rộng của YMTC và sản phẩm giá rẻ đại diện cho “đe dọa trực tiếp” cho Micron và Western Digital, theo báo cáo năm 2021 của Nhà Trắng. Báo cáo gọi YMTC là “nhà vô địch quốc gia” của Trung Quốc và đã nhận khoảng 24 tỷ USD trợ cấp từ nhà nước. Theo Bloomberg, YMTC đang đàm phán với Apple để cung ứng chip flash.
Căng thẳng công nghệ Mỹ - Trung leo thang dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngày 8/7, Reuters đưa tin chính quyền ông Joe Biden cân nhắc cấm xuất khẩu công cụ sản xuất chip logic hiện đại cho Trung Quốc, cản bước nhà sản xuất chip lớn nhất nước SMIC.
Tuần trước, Quốc hội Mỹ phê duyệt quy định giúp Mỹ cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc thông qua việc rót hàng chục tỷ USD cho sản xuất chip nội địa. Các công ty nhận hỗ trợ sẽ bị cấm xây dựng hay mở rộng sản xuất đối với một số chip cụ thể tại những nước như Trung Quốc.
Theo nhà phân tích Walt Coon của hãng tư vấn Yole Intelligence, YMTC chiếm khoảng 5% sản lượng chip nhớ NAND trên toàn cầu, tăng gần gấp đôi một năm trước. Western Digital và Micron lần lượt chiếm 13% và 11%. Coon cho rằng YMTC sẽ bị thiệt hại lớn từ các lệnh cấm như thứ mà chính quyền ông Biden đang cân nhắc. “Nếu họ kẹt ở 128, tôi không biết họ có đường nào đi tiếp hay không”, ông chia sẻ.
Sản lượng chip NAND của Trung Quốc đã tăng từ dưới 14% năm 2019 lên hơn 23% năm nay, còn của Mỹ lại giảm từ 2,3% xuống 1,6% trong cùng kỳ. Với các doanh nghiệp Mỹ, gần như mọi hoạt động sản xuất chip đều ở nước ngoài.
Du Lam (Theo Reuters)
Ngày 25/7, Intel cho biết sẽ sản xuất chip cho MediaTek của Đài Loan (Trung Quốc), một trong các hãng thiết kế chip hàng đầu thế giới.
" alt=""/>Mỹ cân nhắc cấm vận các nhà sản xuất chip nhớ tại Trung QuốcTính từ đầu năm 2022 đến nay, các tổ chức quốc tế đã công bố và cập nhật 13.839 lỗ hổng bảo mật, trung bình mỗi ngày có khoảng 50 - 70 lỗ hổng mới. Tại mục “Thông tin cảnh báo” trên Cổng không gian mạng quốc gia - khonggianmang.vn, Trung tâm NCSC định kỳ tóm tắt và cập nhật chi tiết số liệu về các lỗ hổng bảo mật được các tổ chức quốc tế công bố theo từng tuần.
Trên thế giới, các hãng công nghệ lớn đều rất quan tâm đến việc phát hiện các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn trong các sản phẩm, ứng dụng, hệ thống thông tin của tổ chức thông qua cộng đồng chuyên gia bảo mật. Dù với mục đích tốt hay xấu, đối tượng tấn công mạng và các chuyên gia bảo mật đều thường xuyên tìm kiếm các lỗ hổng và rà soát các điểm khai thác.
"Chứng kiến sự gia tăng vượt trội về số lượng và quy mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam, mỗi cá nhân và tổ chức đều đã quan tâm hơn đến khái niệm lỗ hổng bảo mật”, chuyên gia NCSC nhận định.
Tổ chức, doanh nghiệp có hệ thống thông tin đều có nguy cơ bị tấn công mạng
Cũng theo đánh giá của Trung tâm NCSC, bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào có hệ thống thông tin, đều sẽ phải đối mặt với các nguy cơ tấn công mạng.
Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi số, số lượng các ứng dụng, hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều. Do vậy, các lỗ hổng và nguy cơ tấn công mạng thông qua các lỗ hổng bảo mật mới cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
Hơn thế, thực tế hiện nay nhiều người dùng tải và cài đặt phần mềm mới nhưng không tự hỏi rằng: “Liệu phần mềm này có chứa lỗ hổng bảo mật hay không?”. Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật, ngoài nguyên nhân do lỗi của hệ thống thì sự hạn chế của người sử dụng và quản trị hệ thống chính là con đường để kẻ xấu lợi dụng tấn công vào hệ thống thông tin.
Điều quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin của một tổ chức, doanh nghiệp là cần phát hiện sớm để xử lý và khắc phục các nguy cơ tấn công một cách tương xứng. "Mỗi cơ quan, tổ chức cần rà quét lỗ hổng bảo mật định kỳ và có kế hoạch ứng phó sự cố tấn công mạng", chuyên gia NCSC đề xuất.
Nhận định lỗ hổng nghiêm trọng nếu không xử lý sớm sẽ khiến các cơ quan, tổ chức đứng trước nguy cơ bị tấn công ngay lập tức, đại diện Cục An toàn thông tin cho hay, cơ quan này đã và đang thực hiện phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xuất hiện mã khai thác cũng như hành vi khai thác của từng lỗ hổng nhằm giúp các đơn vị, tổ chức tối ưu nguồn lực trong việc cảnh báo an toàn thông tin và cập nhật các bản vá lỗ hổng. Từ đó, Cục An toàn thông tin sẽ cảnh báo những lỗ hổng nguy hiểm hoặc có mức độ ảnh hưởng lớn diện rộng.
Song song đó, Cục An toàn thông tin cũng tiến hành xác minh và gửi cảnh báo trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng mới công bố.
Ngoài ra, để huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, từ năm 2020, Bộ TT&TT đã phát động “Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (Bug Bounty)” cho tất cả các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
"Việc các chuyên gia bảo mật tại Việt Nam có những kết quả nghiên cứu về lỗ hổng bảo mật được các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận, vinh danh đã khẳng định người Việt Nam rất có năng lực về an toàn, an ninh mạng", đại diện Cục An toàn thông tin nhận xét.
Vân Anh
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra và kịp thời cập nhật bản vá trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi 9 lỗ hổng bảo mật mức cao tồn tại trong các sản phẩm của Microsoft.
" alt=""/>Microsoft, Oracle, Google, Debian, Apple dẫn đầu về số lượng lỗ hổng bảo mậtĐược biết, khoản tiền này được sử dụng từ số tiền từ thiện cho dự án lắp máy lọc nước còn dư lại. Trước đó Thủy Tiên cũng đã tham khảo ý kiến của người hâm mộ trên trang cá nhân về việc sử dụng số tiền còn lại.
![]() |
Thủy Tiên chi hơn 2 tỷ mua lúa giống tặng bà con vùng hạn mặn. |
Không chỉ vậy, Thủy Tiên còn tìm hiểu cụ thể ngày mà nông dân bắt đầu gieo giống vụ mùa mới là ngày 30/6. Ngày 25-26/6, hoạt động này sẽ tổ chức tại Ủy ban nhân dân các xã. Cô cũng chia sẻ thêm về việc mình mua số lượng khá nhiều nên đã có giả tốt cũng như chọn được giống tốt. Bà xã Công Vinh thông báo cụ thể các địa điểm cũng như ngày diễn ra hoạt động này để bà con có thể tới nhận lúa giống.
Ngoài ra, Thủy Tiên cho biết cô sẽ trực tiếp xuống các địa điểm để tận tay phát cho bà con cũng như quay clip lại để mọi người có thể theo dõi được. Đồng thời, nữ ca sĩ gửi lời cảm ơn tới những người đã cùng chung tay đóng góp cho các hoạt động từ thiện của cô tổ chức. Người đẹp cũng tiết lộ câu chuyện vui xung quanh việc hỏi ý kiến chồng về việc này. Cô hóm hỉnh kể khi Công Vinh được vợ hỏi về việc làm từ thiện, anh nói rằng mình luôn đồng ý chứ không dám "cãi" vợ.
![]() |
Thủy Tiên - Công Vinh rất tích cực làm từ thiện. |
Sau khi bài đăng được chia sẻ, Thủy Tiên nhanh chóng nhận được sự khen ngợi của nhiều người cho hành động đẹp, làm từ thiện công khai minh bạch của mình. Nhiều tài khoản cho biết mình sống tại nơi mà Thủy Tiên làm từ thiện, họ đã gửi lời cảm ơn tấm lòng của hai vợ chồng.
Tháng 4 vừa qua, Thủy Tiên công khai kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ người dân miền Tây đang gặp khó khăn vì hạn mặn. Dự án từ thiện của cô được nhiều khán giả quan tâm và ủng hộ. Tổng số tiền thu được hơn 14 tỷ đồng, Thủy Tiên cùng chồng trực tiếp đi xuống các vùng bị hạn nặng khảo sát và lắp đặt tổng cộng 28 trạm nước lọc tại Tiền Giang, Kiên Giang và Bến Tre.
Ngoài ra, cặp vợ chồng nổi tiếng làng giải trí cũng mua gạo giúp đỡ bà con khó khăn trong đợt giãn cách xã hội do dịch Covid - 19. Tấm lòng vàng của Thủy Tiên và Công Vinh luôn nhận được nhiều lời khen ngợi.
Tiểu Ngọc
- Giọng ca 'Ngôi nhà hạnh phúc' tâm sự vợ chồng cô luôn vui vẻ bởi một lý do bất ngờ.
" alt=""/>Thủy Tiên chi hơn 2 tỷ mua lúa giống tặng bà con vùng hạn mặn