Ảnh minh họa: Bournemouthecho
Dữ liệu từ các thư viện giải trình tự gene cho thấy B.1.617.2 hiện đã phổ biến khắp châu Âu và đang lan rộng ở Bắc Mỹ cũng như các khu vực Đông Á, Australia và New Zealand.
Anh có hơn 2.900 trường hợp nhiễm B.1.617.2, là nước có số ca biến thể này cao nhất thế giới. Trong khi đó, Ấn Độ chỉ ghi nhận 776 ca mắc biến thể trên.
Tuy nhiên, Anh là nước thực hiện nhiều xét nghiệm hơn so với đất nước 1,3 tỷ dân, Ấn Độ.
B.1.617.2 cũng lan sang Mỹ với 557 trường hợp. Đức, Nhật Bản và Singapore đã nổi lên như những điểm nóng của biến thể. Thậm chí Australia cũng có 74 ca mắc biến thể dù biên giới quốc tế đã bị đóng cửa.
Những lo ngại về sự lây lan của biến thể đang trì hoãn quyết định của Liên minh châu Âu (EU) về việc có cho phép người Anh tiếp cận dễ dàng hơn với các quốc gia thành viên hay không. Hiện biến thể Ấn Độ hiện diện ở 16 nước EU trong đó có Ireland (59 ca), Bỉ (52), Italy (48), Tây Ban Nha (29) và Pháp (28).
Giáo sư Jonathan Van-Tam, Phó giám đốc Y tế của Anh, cho biết tỷ lệ lây nhiễm của biến thể là “câu hỏi triệu đô”. Ông đánh giá chủng Ấn Độ có khả năng lây cao hơn 20-30% so với biến thể Anh.
Ở Anh, số ca nhiễm B.1.617.2 đã tăng gấp 4 lần chỉ trong 10 ngày, khiến lộ trình mở cửa gặp khó khăn.
Áp lực đối mặt với biến thể cũng xảy ra ở một loạt các nước khác dù đường bay quốc tế bị hạn chế. Đó là Mỹ, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Italy, Bỉ, Pháp, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Nga, Na Uy, Trung Quốc, Singapore, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật, Australia, Mexico, Nam Phi…
Ở Việt Nam, biến thể Ấn Độ đã được ghi nhận ở Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.HCM.
An Yên(TheoDaily Mail)
Các biến thể SARS-CoV-2 được tìm thấy lần đầu ở Anh, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ có thể lây lan nhanh hơn hoặc khiến người bệnh trở nặng.
" alt=""/>Biến thể Ấn Độ đã lan sang 4 châu lục, 48 nướcĐược biết, năm nay, dự kiến những chiếc iPhone 12 và iPhone 12 Pro mã máy VN/A phải tới đầu tháng 12 mới chính thức lên kệ. Trong khi đó, iPhone 12 Mini và iPhone 12 Pro Max phải tới khoảng ngày 22/12 mới được bán ra. Việt Nam hiện đang nằm ở nhóm 3 trong số 4 nhóm thị trường của Apple. Như vậy, iPhone mới sẽ được bán ở các thị trường nhóm 1 và nhóm 2 trước, sau đó mới được chuyển dần đến các nhóm thị trường còn lại.
Ở Việt Nam, giá bán chính thức của của bốn dòng iPhone lúc này cũng đã được xác nhận. iPhone 12 mini có giá bán khởi điểm 21,99 triệu đồng. Trong khi đó giá khởi điểm của iPhone 12, iPhone 12 Pro và iPhone 12 Mini lần lượt là 24,99 triệu đồng, 30,99 triệu đồng và 33,99 triệu đồng.
Thực tế, iPhone 12 và iPhone 12 Pro lúc này đã có mặt ở Việt Nam với số lượng ít thông qua đường xách tay. Những chiếc iPhone này thường có giá cao hơn iPhone chính hãng khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng. Dù vậy, thông thường, giá bán trên thị trường xách tay sẽ bình ổn dần xung quanh thời điểm máy chính hãng chính thức lên kệ.
iPhone 12 thể hiện thay đổi lớn về thiết kế đầu tiên của Apple kể từ thời điểm iPhone X ra mắt năm 2017. Những chiếc iPhone 12 theo đó có sườn máy vát phẳng, tương tự như iPhone 4/ iPhone 5. Điểm nhấn của máy ngoài ra còn nằm ở khả năng kết nối 5G, con chip cấu trúc 5nm đầu tiên Apple A14 và khả năng chụp hình tốt.
(Theo Saostar)
Vào đêm qua, những chiếc iPhone 12 đầu tiên đã về đến Việt Nam theo đường xách tay. Phiên bản rẻ nhất dành cho phiên bản 128GB của máy hiện có giá 23 triệu đồng.
" alt=""/>Phát sốt vì iPhone mới, gần 13.000 người Việt đã đặt cọc mua iPhone 12 chính hãng![]() |
"Cổ phần hóa không phải là nhiệm vụ riêng của MobiFone mà còn là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ TT&TT trong nhiệm kỳ này", Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh. Để dẫn chứng, ông cho biết rất nhiều đối tác trong và ngoài nước đều quan tâm đến việc mua lại cổ phần của MobiFone. Nhiều doanh nghiệp viễn thông của Úc, Nhật Bản, châu Âu đã "đánh tiếng" với Bộ, và ngay cả các cơ quan kiểm toán cũng rất quan tâm, giám sát tiến trình cổ phần hóa này, nhất là sau khi MobiFone trở thành Tổng công ty xếp hạng đặc biệt.
Chính vì thế, áp lực mà MobiFone cũng như Bộ TT&TT đang phải đối mặt là rất lớn. "Chúng ta phải làm chặt chẽ, thận trọng, đạt chất lượng cao. Quan trọng nhất là phải rõ ràng, minh bạch, đúng quy định".
Sau 10 năm vướng mắc chưa thể triển khai, áp lực về mặt thời gian là áp lực hiển nhiên, dễ nhận thấy nhất. Theo kế hoạch ban đầu, căn cứ vào Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp, MobiFone và một số doanh nghiệp khác sẽ phải tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp trong quý 2/2015, công bố giá trị doanh nghiệp trong quý 3/2015 và tiến hành cổ phần hóa trong quý 4/2015.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, nhiệm vụ cổ phần hóa không chỉ phải đáp ứng yêu cầu về mặt tiến độ và thời gian, mà mục đích cuối cùng vẫn là làm sao đạt kết quả tối ưu nhất, thu về nguồn vốn lớn nhất từ xã hội, cả trong lẫn ngoài nước, đồng thời phải nâng cao được vai trò, vị thế của MobiFone, tạo điều kiện để thương hiệu MobiFone ngày càng phát triển, lan tỏa hơn.
"Chúng ta không cổ phần hóa MobiFone bằng mọi giá, không bán lấy được mà phải mang về lợi ích cao nhất cho Nhà nước, cho Tổng công ty", Bộ trưởng nêu rõ quan điểm.
Hiện tại, MobiFone vẫn đang làm việc với công ty tư vấn cũ là Credit Suisse. Nếu đủ điều kiện, công ty này có thể được chọn để không mất thời gian đấu thầu lại từ đầu, song nếu không đủ điều kiện thì MobiFone vẫn cần tổ chức đấu thầu, tìm kiếm đối tác tư vấn mới theo đúng quy định. Đối với phương diện này, lãnh đạo Bộ cho rằng MobiFone có thể tham khảo kinh nghiệm của nhiều Tổng công ty lớn khác cũng đã cổ phần hóa như Vietnam Airlines, vốn tìm được đối tác tư vấn rất hợp lý. MobiFone vẫn có thể tiếp tục đàm phán cùng Credit Suisse, nhưng đồng thời cũng cần phân tích rõ các phương án để chọn ra phương án tối ưu nhất.
Trong trường hợp của MobiFone, dù chưa cổ phần hóa thì Tổng công ty vẫn đang hoạt động bình thường: Lợi nhuận vẫn tốt, thị phần cao, vẫn đang tăng trưởng đều đặn và mới đây vừa được xếp hạng Tổng công ty đặc biệt. Do đó, "đảm bảo tiến độ cổ phần hóa nhưng ưu tiên cao nhất vẫn là lợi ích, là hiệu quả lâu dài của Nhà nước, của doanh nghiệp", Bộ trưởng kết luận.
T.C
Tin liên quan
MobiFone: "Khoác áo Tổng công ty tạo ra động lực mới"" alt=""/>Cổ phần hóa MobiFone: 'Không bán cổ phần lấy được!'