Cụ thể, các phụ huynh cho hay theo thỏa thuận từ đầu năm học, nhà trường thu học phí 10 tháng (từ ngày 1/8/2019 đến ngày 30/5/2020). Tuy nhiên, do dịch bệnh nên học sinh nghỉ học từ ngày 7/2-3/5/2020 (2 tháng 3 tuần).
Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5, theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo kết thúc năm học vào ngày 30/6.
Như vậy, theo phụ huynh, tổng thời gian học sinh không đến trường là 1 tháng 3 tuần. Do vậy, việc nhà trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí khiến các phụ huynh không đồng tình.
![]() |
Không đồng thuận về mức thu học phí, các phụ huynh của Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) đã mang băng rôn đến trường phản đối. |
Nhóm phụ huynh cho rằng việc trường áp đặt giữ nguyên mức thu học phí 10 tháng là không đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT. Bởi trong công văn 1620/BGDĐT-KHTC, Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học... để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh”.
Trong khi đó, qua văn bản trả lời phụ huynh, Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng cho hay sẽ giữ nguyên mức thu.
Ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến và theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, trên thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ ngày 5/8/2019 đến ngày 30/6/2020).
“Chỉ có điều hình thức học được tổ chức theo 2 cách. Trong đó, 8 tháng 1 tuần học sinh học tập trung, thời gian còn lại là học trực tuyến. Tổng thể, các thầy cô làm việc liên tục 11 tháng mà học phí vẫn thu 10 tháng là đã giảm so với thực tế. Bên cạnh đó, chất lượng dạy học của trường vẫn hoàn thành tốt”.
Tuy nhiên, không thỏa mãn với cách lý giải này, một tuần trước đây, nhóm phụ huynh đã mang băng rôn kéo đến trường để tiếp tục phản đối. Họ cũng gửi đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn, trong đó có cả UBND tỉnh Nghệ An.
Chị H.P, một phụ huynh có con đang học tại trường, chia sẻ: "Dù đúng hay sai, phụ huynh chúng tôi cũng mong đợi một câu trả lời từ phía các cơ quan quản lý như Sở GD-ĐT. Số tiền không quá lớn nhưng chúng tôi nghĩ đó là quyền lợi chính đáng, nhà trường cần tôn trọng thỏa thuận và các quy định".
Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Hồng Vinh, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho hay, sau khi nhận được đơn kiến nghị, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu xử lý phản ánh của các phụ huynh.
“Trước mắt, UBND tỉnh chờ Sở GD-ĐT kiểm tra báo cáo xem có hay không sự việc đó. Nếu trong thẩm quyền, Sở GD-ĐT sẽ xử lý luôn vấn đề và báo cáo kết quả trước ngày 30/7”, ông Vinh nói.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc...
Thanh Hùng
- Một số phụ huynh của Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) bày tỏ sự bất bình việc trường giữ nguyên học phí toàn năm học khi có những tháng con em chỉ học online.
" alt=""/>Nghệ An: Phụ huynh phản đối học phí online, đề nghị Sở GDĐến hạn chót thời gian đăng ký (25/6), trường nhận được hơn 800 hồ sơ đăng ký dự thi, nhiều nhất là khối chuyên Văn với khoảng 500 bộ.
Với số chỉ tiêu 30, như vậy tỷ lệ “chọi” của khối chuyên Văn xấp xỉ 1/16,67.
Ở khối chuyên Lịch sử (với hơn 160 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/6,4.
Khối chuyên Địa lý với 25 chỉ tiêu trong khi có khoảng 150 hồ sơ đăng ký, tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/6.
Hệ không chuyên chất lượng cao sẽ tuyển bằng cách lấy những em có điểm cận nhất với điểm chuẩn vào hệ chuyên (Văn 7, Sử 6, Địa 6).
Các thí sinh sẽ phải làm 4 bài thi viết gồm: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý).
Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận đối với môn Ngữ văn, môn Toán và các môn chuyên; trắc nghiệm đối với môn Tiếng Anh.
Thời gian làm bài thi môn Ngữ văn trong 120 phút, môn Toán và môn Tiếng Anh trong 60 phút, môn chuyên trong 150 phút.
![]() |
Lịch thi vào lớp 10 THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020 |
Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải là những thí sinh dự thi đầy đủ 4 bài thi, không vi phạm quy chế thi. Điểm thi của từng môn phải đạt từ 4,0 trở lên, điểm môn chuyên phải từ 6,0 trở lên.
Trường xét tuyển theo nguyên tắc lấy tổng điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu lần lượt từ hệ chuyên đến hệ chất lượng cao. Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn thi theo thang điểm 10, môn chuyên nhân hệ số 2 và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Trường không cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh.
Thanh Hùng
Năm học 2020 - 2021, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm tuyển 305 chỉ tiêu lớp 10 hệ chuyên gồm các lớp Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh... Trong đó, khối chuyên Anh có tỷ lệ chọi đến 1/29,25.
" alt=""/>Tỷ lệ chọi vào lớp 10 THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 202012 năm nên duyên vợ chồng, hai bé Đinh Mạnh Quân và Đinh Thị Kim Hương là tài sản lớn nhất mà vợ chồng anh Thế có được. Bé Mạnh Quân sinh năm 2008, hơn em gái 5 tuổi. Cả hai đứa trẻ khi mới sinh ra đều khỏe mạnh.
Mạnh Quân phát hiện bệnh khi đang học lớp 4. Con có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ba mẹ đưa đi khám lần đầu được bác sĩ kết luận con bị viêm xoang, đưa thuốc về uống.
Tuy nhiên, con uống hết thuốc mà triệu chứng trên vẫn không khỏi, ba mẹ lại vay mượn cho con đi xét nghiệm. Đau lòng thay, lần này, Quân bị phát hiện có khối u não. Gia đình lại chạy vạy đưa con xuống TP. HCM nhập viện bệnh viện chợ Rẫy. Sau khi xạ trị, bệnh tạm ổn định thì Quân được về. Con lên lớp 5, mới vào học được 2 tháng thì bệnh tái phát, phải tiếp tục xuống TP.HCM chữa bệnh.
Bé Mạnh Quân liên tục lắc đầu và rên rỉ vì đau đớn.
Bởi vì khối u ở tuyến tùng, vị trí quá khó để mổ, con được chuyển viện sang bệnh viện Ung bướu hóa trị. Đến nay, dù đã vô 4 toa thuốc, bệnh của con vẫn chưa có sự chuyển biến khả quan. Mạnh Quân thường xuyên rung lắc và rên rỉ suốt ngày đêm vì đau đớn. Con vẫn nghe hiểu, nhưng không thể nói, chỉ có thể phản ứng thông qua tiếng rên rỉ.
Chị Hà Thị Huấn, mẹ của Quân chia sẻ, đã 6 tháng nay con phải ăn qua đường ống. Mỗi tháng thay ống một lần. Những lúc như vậy con rất đau đớn. Mũi con bị viêm dù đã được mẹ vệ sinh thường xuyên. Khi được hỏi về cái Tết sắp tới, gia đình cũng chưa biết con có được đón giao thừa ở nhà hay không.
Ở viện chăm con trai, chị Huấn ngày đêm nhớ thương con gái út năm nay mới 6 tuổi. Đứa trẻ đã vào lớp 1, nhưng con chậm chạp, hay học trước quên sau. Thấy con có biểu hiện không bình thường, nhà trường đề nghị gia đình đưa con đi khám thì phát hiện con bị thiểu năng trí tuệ. Chị Huấn đau xót vì không thể ở bên con gái, chăm sóc con nhiều hơn.
Từ ngày Mạnh Quân bị bệnh, thường xuyên phải nhập viện, bé Kim Hương ở nhà với bà ngoại. Gia đình cũng chưa có điều kiện để chữa trị cho bé.
Căn nhà nhỏ đã cầm cố, hai vợ chồng trẻ cạn đường xoay sở
Vì nhà nghèo, anh Thế từ Thái Bình vào Đắk Lắk làm thuê, gặp gỡ chị Huấn rồi nên duyên vợ chồng. Ngày lấy nhau, chị Huấn được ba mẹ cho một mảnh đất nhỏ, hai vợ chồng cầm cố vay tiền xóa đói giảm nghèo 30 triệu để cất căn nhà cấp 4. Hằng ngày anh Thế đi làm thợ xây, chị Huấn ở nhà, ai thuê gì làm nấy, tích cóp đủ tiền thì mua một sào ruộn trồng lúa, sản lượng thu được chỉ đủ gia đình ăn.
![]() |
Hoàn cảnh gia đình bé Mạnh Quân đang rất cần đến sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để 2 con được tiếp tục chữa bệnh. |
Từ ngày đứa lớn gặp bạo bệnh, đứa nhỏ cũng không phát triển bình thường, chị Huấn luôn túc trực chăm con trai, nhờ thêm bà ngoại chăm cháu gái, mọi gánh nặng kinh tế dồn lên vai anh Thế. Tuy nhiên, ở quê nghèo, anh Thế chỉ có thể phụ thuộc vào bàn tay thợ xây của mình. Công trình lúc có lúc không, thu nhập của anh vì thế cũng không được ổn định. Đất làm nhà đã mang đi cầm cố trước đó nên không thể vay tiếp. Đến nay, tổng số tiền vợ chồng anh vay lãi đã lên 80 triệu đồng. Chưa kể tiền vay mượn của người thân, bạn bè.
Trước đó không lâu, cha đẻ của anh Thế bị ung thư phổi, điều trị tại quê Thái Bình. Hai vợ chồng anh cũng cố gắng làm lụng, chắt chiu để gửi tiền về chữa bệnh cho cha. Đáng tiếc, ông không thể qua khỏi.
Giờ đây, hai đứa con đều có bệnh, chị Huấn ở lại TP.HCM chăm con, còn anh Thế ngoài lúc đi làm thì phải chạy đi chạy lại giữa hai nơi để đỡ đần vợ và chăm con gái nhỏ. Chỉ riêng tiền xe đi viện của Mạnh Quân cũng rất tốn kém, bởi sức khỏe của con yếu, các nhà xe tuyến Đắk Lắk – TPHCM đều không dám cho con đi, sợ con xảy ra điều bất trắc. Mỗi khi nhập viện, gia đình phải thuê xe cứu thương hết gần 4 triệu đồng một lượt. Cũng vì tiền đi lại quá đắt mà nhiều đợt được về 3 tuần nhưng hai mẹ con Mạnh Quân vẫn phải ở lại để tiết kiệm tiền.
Kinh tế gia đình ngày càng lâm vào bế tắc, hai vợ chồng anh Thế không biết sắp tới còn có khả năng tiếp tục điều trị cho con hay không. Hiện gia đình anh đang cần lắm những tấm lòng thơm thảo, cứu giúp hai đứa trẻ đáng thương.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: