Nghe anh so sánh tôi với giúp việc, tôi giận lắm. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi cũng thấy đúng. Bạn bè tôi đi làm chỉ được hơn chục triệu mỗi tháng, cao hơn lương giúp việc một tí trong khi nhà cửa, con cái không được chu toàn như tôi.
Thế nhưng, cứ nghĩ đến việc ở nhà nội trợ suốt đời này, tôi lại không cam lòng. Tôi thấy mình cũng thông minh, nhanh nhẹn, tốt nghiệp một trường đại học tốt, bây giờ ở nhà nội trợ thì chẳng phải uổng công ăn học hay sao?
Vả lại, ngày ngày quanh quẩn cơm nước, con cái, tôi thấy thèm cảm giác được mặc bộ đồ công sở, xách cặp đi làm như những người phụ nữ quanh mình.
Tôi nghĩ cứ âm thầm tìm việc rồi báo với chồng sau, thế nào anh cũng đồng ý. Nhưng không, việc chồng không cho tôi đi làm có lẽ còn ẩn chứa nhiều sự sắp đặt và kiểm soát hơn tôi nghĩ.
Một hôm, anh mở máy tính ở nhà, phát hiện tôi đang tìm việc. Ngay lập tức, anh lao ra bếp, kéo tôi vào trong phòng riêng, chì chiết: “Tôi đã để cô thiếu cái gì chưa mà phải cố đi làm, mấy đồng cô kiếm được thì giải quyết được cái gì?
Ăn sung mặc sướng quen rồi, tưởng lấy được đồng tiền của thiên hạ là dễ lắm à!...”.
Tai tôi như ù đi trước những lời chì chiết, gắt gỏng của anh. Anh chưa bao giờ nặng lời với tôi như thế kể từ ngày lấy nhau. Tôi đã khóc rưng rức ngay lúc ấy mà không kịp mở miệng cãi chồng câu nào.
Chưa hết, ngày hôm sau anh gọi cho bố mẹ tôi than phiền. Không biết anh nói gì mà mẹ mắng tôi là “có phúc không biết hưởng”.
Cũng sau hôm đó, anh theo dõi camera liên tục xem tôi có ra khỏi nhà hay không. Hễ thấy tôi thay quần áo tươm tất đi ra khỏi cổng là hôm đó anh về truy vấn tôi đi đâu, ngồi với ai.
Anh cũng gieo vào đầu bố mẹ tôi suy nghĩ rằng tôi thích quần quần áo áo xúng xính tụ bạ hội này, nhóm kia nên mới thấy ở nhà bức bối, khó chịu.
Tôi tâm sự chuyện này với mấy đứa bạn thân, mọi người đều bảo anh gia trưởng, kiểm soát và đang giam hãm tôi một cách vô lý.
Bạn bè bảo nếu tôi không vùng lên thì càng ngày tôi sẽ càng giống như con chim bị nhốt trong lồng. Rồi sau này già, không còn cơ hội xin việc làm, tôi sẽ phải sống phụ thuộc vào anh. Tôi thấy bạn tôi nói cũng có lý.
Tuy nhiên, nếu tôi tiếp tục có ý định đi xin việc, có lẽ cuộc hôn nhân này sẽ ở bên bờ tan vỡ và tương lai của mẹ con tôi chưa biết sẽ đi đâu về đâu.
Mọi thứ tôi đang có bây giờ cũng sẽ tan biến. Toàn bộ tài sản của anh đều là trước hôn nhân hoặc anh luôn tìm cách để tôi không có quyền lợi trong đó.
Tôi đã suy nghĩ cả tháng nay và rất mông lung trước 2 lựa chọn cam chịu hay tiếp tục đấu tranh cho sự tự do của mình?
Độc giả giấu tên
Theo tiết lộ từ Vinhomes, trong phiên livestream với chủ đề “Giao dịch BĐS trực tuyến: Hành trình của khách hàng và giải pháp”, các chuyên gia và đại diện của Vinhomes sẽ cùng thảo luận và đi tìm lời giải cho những chông gai khách hàng gặp phải trong hành trình sở hữu nhà.
Thị trường BĐS Việt Nam với 30 năm phát triển được đánh giá còn tương đối non trẻ và nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển. Dù vậy, TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, chỉ ra rằng một trong những vấn đề quan trọng nhất cần cải thiện là tính minh bạch thông tin.
Đi sâu phân tích, TS. Phạm Anh Khôi - chuyên gia Kinh tế Tài chính, Giảng viên Đại học Western Sydney (Úc) kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tài chính FINA, cho rằng có rất nhiều khó khăn mà khách hàng phải đối mặt trên hành trình mua nhà. Vị chuyên gia chỉ ra 4 “nỗi đau” của người mua nhà, gồm: Sự phân tán và không rõ ràng trong nguồn thông tin về các sản phẩm; Khó khăn trong việc tiếp cận giỏ hàng chính chủ của chủ đầu tư; Quy trình và thủ tục phức tạp, không rõ ràng; Khó khăn trong giai đoạn sau giao dịch và sau khi nhận nhà.
“Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự cải thiện trong minh bạch thông tin, sự linh hoạt trong quy trình giao dịch, cũng như sự hỗ trợ và dịch vụ sau bán hàng từ các chủ đầu tư và sàn môi giới”, vị chuyên gia nêu rõ, đồng thời cho rằng việc Vinhomes ra mắt mô hình phân phối O2O với hạt nhân là Vinhomes Market “là bước đi chính xác và có cơ sở”.
Lợi thế dẫn dắt cuộc chơi số hóa ngành BĐS của Vinhomes
Trong phiên livestream ra mắt Vinhomes Market, Vinhomes cho biết sẽ giới thiệu những trải nghiệm công nghệ chưa từng xuất hiện tại Việt Nam cho người mua nhà. Cụ thể, trong chuyến tham quan thực tế ảo thông qua tính năng Vinhomes 360, người xem có thể quan sát từ tổng thể đến từng ngóc ngách của căn nhà và cả không gian xung quanh chỉ với vài thao tác trên màn hình.
Ngoài ra, tính năng Thiết kế nội thất 3D, nhờ trợ giúp từ AI, giúp người xem có thể tùy ý sáng tạo thiết kế theo phong cách cá nhân hóa từ kho dữ liệu của Vinhomes Market hay tùy biến nội thất theo sở thích riêng. Trải nghiệm của khách hàng cũng sẽ rất thuận tiện với “giao dịch một chạm” giúp giảm thiểu đáng kể những quy trình phức tạp trong giao dịch, từ đó tối ưu chi phí, thời gian và công sức.
Đặc biệt, thông qua Vinhomes Market, khách hàng có quyền truy cập không giới hạn toàn bộ thông tin về giỏ hàng của Vinhomes từ sơ cấp, thứ cấp và cho thuê. Tình trạng đặt chỗ (mã căn, quỹ hàng) được cung cấp đầy đủ, chính xác, bên cạnh giá trị mua bán niêm yết công khai, đảm bảo khách hàng được tiếp cận minh bạch với giá chủ đầu tư công bố. Nhờ đó, người mua được trao quyền quyết định và đưa ra lựa chọn mua tốt nhất nhằm tăng khả năng sinh lợi nhuận, thay vì mất tiền oan khi mua nhà với giá cao hơn giá bán từ chủ đầu tư do không tiếp cận được giỏ hàng chính chủ.
Trong khi đó, sự phức tạp trong quy trình giao dịch BĐS cũng được Vinhomes giải quyết nhờ trải nghiệm O2O hoàn chỉnh. Từ tìm kiếm thông tin (tính pháp lý của căn nhà, tình trạng đặt chỗ) đến tham quan sản phẩm, từ chốt căn, đặt cọc cho đến nhận nhà… tất cả đều diễn ra trên cùng một nền tảng Vinhomes Market. Nhờ đó, hành trình sở hữu nhà trở nên dễ dàng hơn khi người mua có thể tiết kiệm thời gian, công sức cùng sự an tâm.
“Từ người mua nhà đến các chủ đầu tư, môi giới, ngân hàng, công chứng và nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác đều được hưởng lợi từ giải pháp này”, TS. Phạm Anh Khôi nhận định.
Sự thuận tiện và tính ưu việt của giao dịch trực tuyến đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online cũng như mô hình O2O. Ngay cả lĩnh vực đặc thù như BĐS với những tài sản giá trị lớn, tưởng chừng không thể giao dịch qua mạng, cũng không nằm ngoài xu thế đó.
TS. Phạm Anh Khôi cho biết O2O là xu hướng tất yếu của thị trường BĐS ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, sự xuất hiện của Covid-19 cùng các công nghệ mới nhất như AI và Blockchain đang thúc đẩy nhanh chóng hơn quá trình chuyển đổi này.
“Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển hóa này, và cần sự tiên phong của các đơn vị dẫn đầu như Vinhomes. Thêm vào đó, người mua nhà tại Việt Nam đang dần thay đổi, trẻ hơn. Họ là những thế hệ kỹ thuật số và kỳ vọng cũng như thói quen người dùng sẽ là một động lực thúc đẩy các đơn vị phát triển và kinh doanh BĐS phải thay đổi, chuyển đổi để bắt kịp nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng”, TS. Khôi phân tích.
Vị chuyên gia cũng đánh giá Vinhomes sở hữu nhiều lợi thế về nguồn hàng, sự đầu tư về công nghệ, nhân tài để dẫn dắt cuộc chơi số hóa ngành BĐS Việt Nam. Theo ông, chuyển đổi số và giao dịch theo mô hình O2O không chỉ là một đột phá lớn trong ngành BĐS Việt Nam mà còn là một bước tiến quan trọng để nâng cao minh bạch và hiệu quả trong thị trường này.
Sự kiện ra mắt Vinhomes Market - Giải pháp giao dịch BĐS trực tuyến của nhà phát triển BĐS Vinhomes, sẽ được livestream từ lúc 11h05 ngày 23/5/2024. Khách hàng quan tâm có thể theo dõi chương trình tại: - Fanpage Vinhomes: https://www.facebook.com/vinhomes.vn - Kênh YouTube Vinhomes TV: https://www.youtube.com/@Vinhomes |
Phương Cúc
" alt=""/>Vinhomes Market kỳ vọng ‘chữa lành điểm đau’ của người mua nhàTại Olympic 2016, đoàn TTVN tham dự với 50 thành viên, trong số này có 23 VĐV, còn lại là lãnh đạo, quan chức, HLV, chuyên gia, bác sĩ…
Trong khi nhiều VĐV không có HLV đi cùng, thì đoàn TTVN lại có một số quan chức đi thay. Chính điều này đã tạo nên những điều tiếng không hay trong dư luận. Đáng chú ý, Giám đốc Trung tâm HLTTQG Nguyễn Mạnh Hùng được báo chí đặt nhiều dấu hỏi về vai trò của mình, khi vị quan chức này được giao nhiệm vụ làm HLV của VĐV judo Văn Ngọc Tú.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
Chiều 25/8, ông trong cuộc họp giao ban tại trung tâm Nhổn, ông Hùng đã có những chia sẻ về vấn đề trên. Theo người đứng đầu trung tâm HLTTQG Hà Nội, ông là một thạc sỹ tâm lý nên đi theo đoàn để làm công tác về tương tưởng, tâm lý cho các VĐV.
“Tôi rất buồn khi báo chí và dư luận đặt dấu hỏi tôi đi Olympic làm gì và đã “tranh suất” của các HLV, bác sĩ. Nếu các bạn gặp những VĐV giành HCV thời gian gần đây, kể các những VĐV không của trung tâm nhưng khi đạt thành tích, thì những việc làm âm thầm của tôi không ai biết được.
Nếu các bạn đi cùng mới thấy rằng, công tác chuẩn bị cho VĐV trước, trong và sau thi đấu rất quan trọng. Ví dụ như ở môn judo, tôi chỉ cần hô Văn Ngọc Tú ơi cố lên là đã khác”, ông Hùng mở lời.
Theo ông Hùng, vấn đề tâm lý của các VĐV rất quan trọng nhưng thời gian qua lại không được quan tâm tới nơi tới chốn. Là một thạc sĩ tâm lý, ông Hùng nhận thấy trách nhiệm của mình là phải giúp đỡ các VĐV vượt qua thời khắc khó khăn trong tập luyện, thi đấu.
“Tôi rất buồn khi các VĐV đều học qua những lớp tâm lý nhưng không được sâu. Hiện nay các chuyên gia tâm lý còn rất ít. Tôi dù chỉ là thạc sĩ nhưng đã phải dạy 300-600 VĐV. Chúng tôi góp phần làm công tác chuyên môn, tâm lý cho các VĐV.
Nói thật khi thi đấu VĐV chỉ mong có đủ ánh mắt, cái nhìn từ HLV. Nếu HLV sợ thì VĐV sẽ sợ đi rất nhiều. Chúng tôi đi có những việc nho nhỏ như thế. Còn chuyện nói chúng tôi đi du lịch hay ăn chơi thì hoàn toàn không có. Chúng tôi còn không có đồng tiền nào mà mua quà. Mọi người cứ tưởng đi ăn chơi, đi du lịch, nhưng vất vả lắm, nhiều khi có được ăn mỳ tôm cũng sướng rồi, nhất là khi có VĐV đạt thành tích!.”, ông Hùng nói tiếp.
Ông Hùng phủ nhận việc dư luận gọi mình là quan chức, bởi chức danh này chỉ dành cho Tổng cục trưởng hay Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT: “Tôi không ngồi trên khán đài vì không phải quan chức. Chúng tôi chỉ là thấy giáo, chuyên môn giúp đỡ cho VĐV, thu hình, chụp ảnh, liên hệ các đơn vị tập huấn. Với những công việc ấy, đáng lẽ chúng tôi phải đi nhiều nước nhưng kinh phí không có”.
Ông Hùng phủ nhận các lá đơn tố cáo sai phạm Trước nhiều đơn tố cáo về việc sai phạm trong công tác quản lý như chấm công cho HLV, VĐV hay tư lợi tiền công cho cá nhân..., Giám đốc Trung tâm HLTTQG Nhổn Nguyễn Mạnh Hùng đã phủ nhận tất cả. Ông Hùng khẳng định các đợt thanh tra của Bộ VH, TT&DL, Tổng cục TDTT đều đã được giải quyết và có kết luận rõ ràng. Ông Hùng cho biết hầu hết các đơn tố cáo đều không đúng sự thật. |
Đại Nam
" alt=""/>Giám đốc trung tâm Nhổn: “Đi Olympic để làm những việc nho nhỏ!”