
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.Theo đó, định mức số lượng người làm việc cấp tiểu họccụ thể như sau:
Mỗi trường có 1 hiệu trưởng.
Trường TH có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí 2 phó hiệu trưởng; Trường có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng; Trường có từ 5 điểm trường trở lên ngoài điểm trường chính được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng.
Trường TH dạy học 1 buổi trong ngày được bố trí tối đa 1,20 giáo viên/lớp; Trường dạy học 2 buổi trong ngày; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 1,50 giáo viên/lớp.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường TH; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
Nhân viên Thư viện, thiết bị; công nghệ thông tin: Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH và trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 2 người; trường có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 1 người.
Nhân viên Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ: Trường có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp TH được bố trí tối đa 3 người; trường có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người; Trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 4 người.
Nhân viên giáo vụ: Trường dành cho người khuyết tật cấp TH được bố trí tối đa 2 người.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Với trường dành cho người khuyết tật cấp TH, cứ 15 học sinh khuyết tật được bố trí tối đa 1 người. Với các trường phổ thông cấp TH có học sinh khuyết tật học hòa nhập, căn cứ vào số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật có thể bố trí tối đa 1 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên có thể bố trí tối đa 2 người.
Định mức số lượng người làm việc trong trường cấp THCSnhư sau:
Mỗi trường có 1 hiệu trưởng.
Trường THCS có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 2 phó hiệu trưởng; Trường THCS có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng.
Mỗi trường THCS được bố trí tối đa 1,90 giáo viên/lớp;
Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp;
Ngoài ra, mỗi trường THCS; trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS; trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 1 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
Nhân viên Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin: Trường THCS có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo và trường phổ thông dân tộc nội trú huyện được bố trí tối đa 3 người; Trường THCS có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người; Trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS tùy vào số lượng lớp học mà áp dụng theo quy định; Trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí 1 người.
Nhân viên Văn thư; kế toán; y tế và thủ quỹ: Trường THCS và trường phổ thông dân tộc bán trú cấp THCS được bố trí 3 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 4 người; Các trường phổ thông cấp THCS có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 1 người.
Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và trường dành cho người khuyết tật cấp THCS được bố trí tối đa 2 người.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Với trường dành cho người khuyết tật cấp THCS, cứ 15 học sinh khuyết tật được bố trí tối đa 1 người. Với các trường phổ thông cấp THCS có học sinh khuyết tật học hòa nhập, căn cứ vào số học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật có thể bố trí tối đa 1 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên có thể bố trí tối đa 2 người.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Định mức số lượng người làm việc trong trường cấp THPT như sau:
Mỗi trường có 1 hiệu trưởng.
Trường THPT có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo; trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí 3 phó hiệu trưởng; Trường THPT có từ 18 đến 27 lớp đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 10 đến 18 lớp đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 2 phó hiệu trưởng; Trường THPT có từ 17 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 9 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí 1 phó hiệu trưởng.
Mỗi trường THPT được bố trí tối đa 2,25 giáo viên/lớp; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 2,40 giáo viên/lớp; Trường THPT chuyên được bố trí tối đa 3,10 giáo viên/lớp.
Nhân viên Thư viện; thiết bị, thí nghiệm; công nghệ thông tin: Trường THPT có từ 28 lớp trở lên đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 19 lớp trở lên đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 3 người; Trường THPT có từ 27 lớp trở xuống đối với trung du, đồng bằng, thành phố, 18 lớp trở xuống đối với miền núi, vùng sâu, hải đảo được bố trí tối đa 2 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh được bố trí tối đa 4 người; trường THPT chuyên được bố trí tối đa 7 người.
Nhân viên Văn thư; kế toán; y tế; thủ quỹ: Mỗi trường THPT được bố trí tối đa 3 người; Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí tối đa 4 người.
Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh có quy mô trên 400 học sinh và trường phổ thông cấp THPT có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 1 người.
Nhân viên giáo vụ: Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường THPT chuyên được bố trí tối đa 2 người.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật: Với các trường phổ thông cấp THPT có học sinh khuyết tật học hòa nhập, căn cứ số học sinh khuyết tật học hòa nhập theo từng năm học, trường có dưới 20 học sinh khuyết tật có thể bố trí tối đa 1 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật trở lên có thể bố trí tối đa 2 người.
Về lao động hợp đồng: Các trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ. Trường có tổ chức cho học sinh ăn bán trú, nội trú có thể bố trí lao động hợp đồng để thực hiện công việc nấu ăn cho học sinh.
Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và điều kiện thực tế, các trường xác định số lượng lao động hợp đồng đối với từng vị trí, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/8/2017.
Thanh Hùng
" alt=""/>Quy định mới về định mức số người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập
- Đã đi nhiều nơi, thăm thú nhiều địa điểm trên thế giới, tác giả Trần Công Danh (TP.HCM) cho rằng, chưa nơi đâu đặt chân đến tôi lại thấy buồn lòng như chính những điểm tham quan tại đất nước mình. Những hình ảnh viết vẽ chưa chắc đã đẹp và sẽ không bao giờ đẹp mà các bạn trẻ để lại...Mỗi lần gặp những tình huống "Đẹp mà không đẹp", tôi đều nhớ như in câuchuyện và bài học đáng quý năm nào.
Chuyện là, có một câu học trò vẽ một chú ngựa rất đẹp trên tường, vừa lúc đóthầy giáo đi ngang qua và cậu ta đã "khoe" với thầy về tác phẩm của mình. Khiấy, thầy giáo đã nhận xét rằng: Bức tranh cậu vẽ "Đẹp mà không đẹp" - để cậuhiểu rằng, dẫu có là một tác phẩm đẹp, nhưng khi đặt không đúng chỗ, nó sẽ làmxấu đi bức tường, là một hành động thiếu văn minh.

|
Trên tường gạch của một di tích Tháp Chăm – Thế kỷ XIII
|
Đương nhiên nó sẽ không bao giờ là một tác phẩm đẹp, một hành động đẹp. Mộtbài học vỡ lòng để giáo dục chúng ta văn hóa ứng xử nơi công cộng.
Đã đi nhiều nơi, thăm thú nhiều địa điểm trên thế giới. Nhưng chưa nơi đâuđặt chân đến tôi lại thấy buồn lòng như chính những điểm tham quan tại đất nướcmình. Những hình ảnh viết vẽ chưa chắc đã đẹp và sẽ không bao giờ đẹp mà các bạntrẻ để lại mỗi lần dừng chân ghé qua một nơi nào đó.
Chúng ta đã quá quen với những nét vẽ nguệch ngoạc trên tường, trên trụ điệnhay nhưng nơi gọi là công cộng. Không chỉ dừng lại có vậy, những hành động khôngđẹp này còn nhan nhản cả ở các khu di tích, đền chùa, danh lam thắng cảnh…
Chợt nhớ về Paris một ngày tháng xưa cũ nào đó, ngày ấy, sau mỗi buổi chiềutan trường, tôi vẫn thường đảo một vòng qua Cầu nghệ thuật – Pont des Arts - nơicó những chiếc khóa tình yêu nặng trĩu. Bạn sẽ thấy chi chít la liệt những cáitên được khắc, được viết trọn vẹn trên từng chiếc khóa mà không hề có một nétmực nào vươn lên thành cầu… Ở đó những chiếc khóa như là không gian riêng trongmột không gian chung rất đáng tôn trọng.
Tôi biết có một thứ nghệ thuật nằm trong cái tổng thể chung gọi là "nghệthuật đường phố", ở đó có những người nghệ sĩ đường phố cùng những bình sơn phunnhiều màu sắc tạo nên những tác phẩm đa dạng trên những bức tường, những hàngrào chắn bằng bê tông mà tôi thường thấy cạnh những đường ray khi còn ở châu Âu.Cá nhân tôi nghĩ nó cũng có thể đẹp, cũng có thể xấu… nhưng tôi thích vì đó cũnglà những tác phẩm sáng tạo nghiêm túc, và phần nào đó điểm tô cho những bứctường thô ráp buồn hiu.
Quan trọng nhất người phương Tây chưa bao giờ gán những tác phẩm "vô thưởngvô phạt" của mình ở những địa điểm du lịch, địa danh văn hóa hay công trình lịchsử. Ở đó có một sự tôn trọng tối thiểu cho nền văn hóa mà cả một dân tộc tự hào,là bức tranh sống động để giới thiệu đến bè bạn năm châu và gìn giữ cho thế hệsau. Không phải bao biện, nhưng hãy cứ nghĩ, những bức tường vôi mới, giả chăngbạn vô ý vẽ đi rồi có thể sơn lại, còn những thành quách cổ kính kia, mỗi lầntrùng tu là mỗi lần mất đi ít nhiều giá trị nghệ thuật ban sơ.
Trở lại với không gian du lịch Việt Nam, một lần khi đưa mấy người bạn nướcngoài của tôi đến thăm một di tích cổ hàng trăm năm tuổi, thì bên cạnh những chitiết có giá trị nghệ thuật độc đáo cả về văn hóa và lịch sử còn có cả "các giátrị mới" mà thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay tạo dựng.
Trên bức tường chứng tích bao thăng trầm của thời cuộc là những nét sơn,những vệt cạo chỉ để thể hiện những cái tên, số điện thoại hay những câu chữ vôhồn… Người bạn nước ngoài đã hỏi tôi (không biết đùa hay thật) rằng: "Người xưa"khắc gì trên ấy? Tôi chỉ cười trừ, một nụ cười méo xệch rằng không, đó là nhữngnét chữ của người "hiện đại".
Hai chữ "hiện đại" được đặt trong ngoặc kép, đầy chua chát. Chuyện lạ lùnghơn khi tôi đã được chứng kiến vừa mới đây thôi. Trên một chuyến bay nội địa,vừa đặt người vào chỗ ngồi của mình, tôi bị đập vào mắt những dòng chữ viết bằngbút mực trên lưng tựa ghế ngồi phía trước. Mục đích của tác giả khá đơn giảnrằng chỉ muốn cho người ta biết rằng bạn ấy đã từng ngồi ở vị trí ấy, trênchuyến bay ấy và còn kèm theo họ tên, số điện thoại…

|
Trên một chuyến bay…
|
Và thế là chiếc máy bay nọ sẽ bay đi muôn nơi, mang tên tuổi tác giả đến mọimiền. Lẽ dĩ nhiên người ta sẽ biết bạn ấy nhiều hơn và biết luôn người Việt Namcó một kiểu "check in" thật độc đáo.
Tôi trộm nghĩ, có bao giờ khi các bạn trẻ đưa tay vẽ vời bôi xóa trên một bứctường, một nơi nào đó các bạn chợt nghĩ về câu chuyện chú ngựa năm xưa đã đượcthầy cô rao giảng. Hay mãi mãi các bạn vẫn là những chú ngựa non ham vui và hờihợt.
Câu chuyện "không đẹp" này âu cũng chỉ là một nét bút nhỏ cho những thói xấukhác như đã thành quen mà chúng ta đang vướn víu về văn hóa ứng xử nơi côngcộng. Đáng buồn thay, tất cả đều xuất phát từ thế hệ trẻ, từ những con người màta luôn ví von là chủ nhân tương lai của đất nước này. Thực tế muôn vàn sốngđộng, có bao giờ chúng ta dũng cảm đối mặt, suy nghĩ chín chắn để có thể gọi lànhững con người văn minh và đáng tự hào?
Bài học vỡ lòng ngày nào có còn đó, hay chỉ là những con chữ vô hồn nửa mấtnửa còn, nhớ nhớ quên quên trong trí nhớ?
" alt=""/>Giật mình với hành động không đẹp của người Việt