Clip do phụ huynh cung cấp được cho là suất cháo cho trẻ mầm non ở Nhóm lớp mầm non Zing Zing:
Trong khi hàng tháng, chị M.A cũng như các phụ huynh đóng học phí 4,35 triệu đồng, trong đó, tiền ăn là 50.000 đồng/ngày. Vị phụ huynh cho rằng bữa ăn cho trẻ như vậy là quá đạm bạc.
Chia sẻ với VietNamNetchiều 9/8, chị M.A cho hay, những hình ảnh do chính giáo viên của nhóm lớp này cung cấp. Do bức xúc với suất ăn của các con không xứng đáng với đồng tiền phụ huynh bỏ ra và thiếu dinh dưỡng, giáo viên đã gửi hình ảnh cho phụ huynh để phản ánh.
“Sau đó, cô giáo đã bị cho nghỉ việc. Trước đó đã có rất nhiều cô nghỉ vì cùng lý do như vậy”, chị M.A nói.
Khi xem được những hình ảnh bữa ăn của các con, chị M.A đã rất bức xúc. Sau đó, chị gọi điện, nhắn tin hẹn chủ nhóm lớp mầm non cùng với giáo viên chủ nhiệm để đối chất làm rõ sự việc. Tuy nhiên, theo lời chị M.A, chủ nhóm lớp đã né tránh và không gặp.
Sau nhiều ngày chờ đợi, đến 17h30 ngày 8/8, chị và các phụ huynh khác mới được gặp bà bà Hoàng Thị Thúy, chủ cơ sở, để nghe giải thích. Tuy nhiên, theo chị M.A, trong cuộc trao đổi này, bà Thúy phủ nhận tất cả các hình ảnh và chỉ thừa nhận bát mì tôm là do trường cho trẻ ăn.
“Bà Thúy chối mặc dù cô giáo chủ nhiệm sẵn sàng đứng ra xác nhận để bảo vệ các con. Bà Thúy đổ cho cô chủ nhiệm vu khống trường. Khi phụ huynh yêu cầu kiểm tra camera ngày hôm đấy, người chủ cơ sở này bảo ‘không nhớ mật khẩu’. Nguồn cung cấp thực phẩm cho học sinh, đầu bếp của nhóm lớp nói mua ở chợ, bà Thúy bảo rằng thực phẩm sạch giao mỗi ngày”, chị M.A chia sẻ.
Trong clip phụ huynh ghi lại, chủ nhóm lớp mầm non cho rằng không sai khi cho trẻ ăn mì tôm vì chỉ có khuyến cáo không nên chứ không có quy định nào là "không được phép" sử dụng mì tôm cho trẻ.
Trao đổi với VietNamNet, bà Trịnh Đan Ly, Trưởng phòng GD-ĐT quận Đống Đa, xác nhận sự việc xảy ra tại Nhóm lớp mầm non độc lập Zing Zing. Bà Ly cũng cho biết UBND Phường Phương Mai cũng đã đình chỉ hoạt động của nhóm lớp mầm non này vào ngày 9/8.
Trước đó, UBND quận Đống Đa đã chỉ đạo Ban liên ngành quận phối hợp UBND phường Phương Mai tiến hành xác minh và xác định sự việc trên xảy ra tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập Zing Zing tại phường Phương Mai.
Cơ sở giáo dục mầm non độc lập Zing Zing được thành lập tháng 6/2023 do bà Hoàng Thị Thuý làm chủ với quy mô nhóm lớp gồm trẻ ở các độ tuổi: 12-24 tháng, mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ. Cơ sở có 4 giáo viên đang trực tiếp chăm sóc trẻ, 1 nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng.
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn liên ngành xác định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại cơ sở mầm non độc lập Zing Zing không đảm bảo theo hướng dẫn hoạt động chuyên môn của Phòng GD-ĐT quận Đống Đa.
Cơ sở xây dựng thực đơn cho lứa tuổi nhà trẻ chưa phù hợp, tự ý thay đổi thực đơn cho trẻ từ 12 đến 18 tháng (thực đơn mì tôm cho trẻ 1 tuổi là không phù hợp). Từ kết quả kiểm tra nêu trên, căn cứ các quy định hiện hành, UBND phường Phương Mai ban hành thông báo tạm dừng hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập Zing Zing từ ngày 9/8.
Đồng thời, đoàn yêu cầu bà Hoàng Thị Thúy có trách nhiệm thông báo tới các phụ huynh đang gửi con tại đây việc tạm dừng hoạt động và giải quyết quyền lợi của các cá nhân liên quan.
Nêu lý do không đăng ký học tiến sĩ, cô M.H cho hay, cô dạy học sinh phổ thông, còn dạy sinh viên rất ít, chủ yếu giảng dạy sinh viên Lào.
"Đi học tiến sĩ, tôi thấy không cần thiết. Tôi lại quá độ tuổi quy định, đi học về cũng không có tương lai. Năm vừa qua, tôi đóng góp cho Trường ĐH Hà Tĩnh rất nhiều. Tôi vừa dạy sinh viên Lào vừa dạy lớp 12 và có hai bài đăng tạp chí có chỉ số, dạy thừa giờ khoảng 500 tiết nhưng vẫn bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ nên tôi rất buồn", cô M.H chia sẻ.
Được biết, cô M.H là giảng viên của Khoa Tiếng Việt, sau đó Trường ĐH Hà Tĩnh mở thêm Trường THPT, cô sang đây giảng dạy.
"Tôi là giáo viên môn Ngữ văn đầu tiên tại trường THPT thuộc Trường ĐH Hà Tĩnh. Tôi đã có 8 năm dạy THPT và 6 năm liền dạy môn Ngữ văn cho học sinh lớp 12", cô M.H nói.
Cũng theo nữ giảng viên M.H, năm 2015, Trường ĐH Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 556/QĐ-TĐHHT, ngày 28/5/2015 về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức.
Theo quyết định này, tất cả cán bộ của nhà trường (nam ít hơn 50, nữ ít hơn 45 tuổi) đều thuộc diện đi đào tạo bồi dưỡng. Trong khi đó, hiện nay cô M.H đã 46 tuổi (hết độ tuổi đi học tiến sĩ theo quyết định của trường).
“Theo quyết định 556 của Trường ĐH Hà Tĩnh, những giảng viên nữ ít hơn 45 tuổi mới thuộc diện đi học tiến sĩ nhưng hiện trường không áp dụng theo quyết định 556 nữa mà hết độ tuổi rồi vẫn bắt giảng viên đi học.
Năm ngoái, tôi đang còn mấy tháng mới hết độ tuổi đi học, từ tháng 3 năm nay tôi đã hết độ tuổi đi học tiến sĩ (đã 46 tuổi - PV) nhưng nhà trường xếp cho tôi không hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, tôi gắn bó và đóng góp nhiều cho nhà trường. Tôi cảm thấy rất bất bình”, cô M.H cho biết.
Trước việc bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, nữ giảng viên này đã làm đơn xin nghỉ việc và xin vào một trường tư thục trên địa bàn để giảng dạy.
“Tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc hơn 18 ngày nhưng phía Trường ĐH Hà Tĩnh chưa phản hồi. Hiện tôi đã xin giảng dạy tại trường khác. Tôi phải xin nghỉ việc bởi năm nay tôi đã bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu năm tiếp theo, tôi không đi học tiến sĩ nữa sẽ là 2 năm liên tiếp bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị chuyển ngạch, hoặc tinh giản biên chế, hoặc bị cho thôi việc. Tôi phải tìm con đường để giải phóng cho mình, nếu không sẽ đối diện với kỷ luật của nhà trường”, cô M.H cho biết vào cuối tháng 7.
Liên quan đến việc những giảng viên chủ yếu dạy THPT nhưng vẫn bắt buộc đi học tiến sĩ, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Trường ĐH Hà Tĩnh giải thích: “Đối với những giảng viên là viên chức đã nằm trong kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đi học tiến sĩ, hiện nay vừa giảng dạy cho sinh viên đại học vừa được điều động giảng dạy cho trường THPT thì vẫn thực hiện theo quy định của nhà trường”.
Thông tin với VietNamNet ngày 6/8, lãnh đạo Trường ĐH Hà Tĩnh cho biết thêm: Cô M.H đã có hơn 20 năm giảng dạy tại trường. Trước khi về trường, cô M.H có bằng ĐH loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ. Sau khi cô M.H có đơn xin nghỉ việc, phía trường ĐH đã gặp cô để làm việc. Hiện nhà trường đề xuất phương án sẽ chuyển cô sang dạy phổ thông, không phụ trách dạy sinh viên. Nếu như dạy phổ thông thì cô M.H sẽ không còn phải đi học tiến sĩ nữa. Cô M.H đang suy nghĩ thêm về lời đề nghị này của nhà trường.
" alt=""/>Chưa đáp ứng yêu cầu học tiến sĩ, nữ giảng viên xin nghỉ việc