Đây là lần thứ tư chị Hải - công tác tại Trạm Y tế xã Hữu Bằng, thuộc Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, Hà Nội, vào khu cách ly làm nhiệm vụ. Nhưng chuyến đi này dài nhất - dự kiến 21 ngày, trong khi các đợt cách ly trước, chị chỉ phải xa gia đình 14 ngày.
“Đi đột xuất quá, ngay lúc nửa đêm”, chị nhớ lại.
Hôm đó, 9 giờ tối, khi trông con trai lớn học bài, chị Hải mệt nên ngủ quên. Gần 12 giờ đêm, điện thoại chị đổ chuông. Nhìn thấy số của người “sếp” ở cơ quan, chị nói với chồng: “Thôi, kiểu này có biến rồi”.
Chị Hải đứng thứ hai (từ trái qua) cùng các nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất. |
Chị được thông báo phải vào Trung đoàn Pháo binh 58 ngay lập tức để làm nhiệm vụ. Thấy chị Hương bần thần, người chồng - đang ngồi cạnh, động viên chị: “Thôi, công việc thế, biết làm thế nào”.
Chị vơ vội ít quần áo cho vào túi xách. Hơn 12h đêm, khi các con (7 tuổi và 3 tuổi) đang say giấc, hai vợ chồng nữ nhân viên y tế nhè nhẹ khép cửa, đèo nhau đến trạm y tế xã.
“Khoảng 15 phút sau đó, tôi và một chị nữa được chở đến khu cách ly ở Quốc Oai (Hà Nội)”, chị nhớ lại.
Vào khu cách ly làm nhiệm vụ, chị Hải vẫn thường xuyên nhận được cuộc gọi từ nhà của 3 bố con.
“Cũng may các con khá ngoan. Chỉ là đợt này các cháu đều nghỉ học, tôi thấy áy náy khi không thể chăm sóc con, đỡ đần cho chồng. Ngày ông Công ông Táo vừa rồi, tôi gọi điện về thấy 3 bố con đang làm mâm cỗ cúng. Nhìn thằng bé ngồi ăn miếng giò một mình, tôi muốn rơi nước mắt”, chị kể.
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán tới đây cũng là ngày sinh nhật của con trai chị.
“Mẹ đi vội không kịp mua quà cho con, đành “khất” với cháu. Tôi cũng bảo chồng, hôm nào 3 bố con đèo nhau xuống đây. Các con đứng ngoài cổng, mẹ ở trong này nhìn ra một chút cho đỡ nhớ”, người phụ nữ 31 tuổi nói.
Chỉ biết ngày đi, không biết ngày về
Vào khu cách ly với chị Hải là chị Trịnh Hương, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất. Công việc của các chị là lấy dịch tễ, hướng dẫn phun khử khuẩn, làm báo cáo công dân... “Ngày 31/1, khu cách ly này đón 144 trường hợp F1.
Sau đó có 4 trường hợp chuyển đi (3 người dương tính với Covid-19 phải chuyển vào BV Nhiệt đới trung ương, 1 người nước ngoài phải chuyển đến khu cách ly của người nước ngoài). 2 ngày sau, chúng tôi đón thêm 5 trường hợp nữa vào đây”, chị Hương cho biết.
Chị Trịnh Hương. |
Cũng theo chị Hương, dự kiến ngày 23/2, họ được về. Tuy nhiên nếu cứ có thêm F1 vào, họ lại phải cộng thêm ngày cách ly.
“Chúng tôi chỉ biết ngày vào chứ không biết ngày về. Hiện, ở đây không nhận thêm F1 nữa do đã hết phòng nhưng nếu có ca dương tính xuất hiện chúng tôi phải vào để điều tra dịch tễ, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm.
Trường hợp dương tính Covid-19, chúng tôi gọi xe 115 để chuyển bệnh nhân đi bệnh viện. Những người cùng phòng với ca dương tính ấy phải chuyển sang phòng cách ly đặc biệt để theo dõi.
Họ phải được theo dõi lại từ đầu cho đến ngày thứ 21. Họ ở lại thì mình vẫn phải tiếp tục ở đây”, chị nói.
Cũng như tất cả mọi người ở khu cách ly, chị hy vọng 21 ngày đó, không có gì bất thường xuất hiện để được về với gia đình. “Đến ngày cuối cùng, nếu xuất hiện ca dương tính, chúng tôi vẫn phải thực hiện công tác cách ly lại từ đầu’, chị nói.
Anh Thịnh (SN 1989), công tác tại trung tâm Y tế huyện Thạch Thất, cũng vào khu cách ly này làm nhiệm vụ lúc nửa đêm.
“Hôm đó, thứ 7 (ngày 30/1), tôi làm việc cả ngày ở cơ quan. Sau đó, chúng tôi được điều đi lấy mẫu xét nghiệm. 12 giờ đêm, “có lệnh” tôi di chuyển vào đây luôn, không kịp mang theo bộ quần áo nào”, anh nói.
Trước khi vào khu cách ly này, anh Thịnh từng nhận nhiệm vụ tại khu cách ly ĐH FPT, khu cách ly ĐH Quốc gia Hà Nội. Công việc cho anh nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Đội ngũ điều dưỡng, bác sĩ, nhân viên y tế làm việc tại khu cách ly Trung đoàn Pháo binh 58. |
“Khó khăn nhất là một số trường hợp không hợp tác khi chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt là khi nhân viên y tế lấy dịch tị hầu - phải đưa que tăm bông vào sâu 10cm gây buồn nôn, khó chịu. Người được lấy mẫu sẽ có phản ứng đẩy tay, gạt ra. Mẫu không đạt phải lấy lần 2 nhưng họ không hợp tác nữa.
Chúng tôi cố gắng hướng dẫn nhưng có người nói thẳng: “Tôi không thích”. Lúc đó, chúng tôi - mặc đồ bảo hộ kín người, vừa nóng vừa mệt, vẫn phải giải thích với họ”.
Anh Thịnh cũng ấn tượng với trường hợp một công dân từ Mỹ về cách ly tại ĐH FPT.
Người này 67 tuổi, từ Việt Nam sang Mỹ thăm con. Ở bên Mỹ, bà đi cầu thang bị ngã gãy xương đùi. Bà phải điều trị theo diện người già tại Mỹ với chi phí rất đất đỏ. Vì hoàn cảnh, người con phải bố trí cho mẹ về Việt Nam. Người mẹ về với tình trạng hết sạch tiền, trong khi đó, thuốc điều trị lên đến tiền triệu mỗi ngày.
“Cô ấy không còn tiền mua thuốc điều trị. Trong lúc đó, bệnh nhân đau đớn không chịu được, cơm cũng không thể ăn. 5 nhân viên của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất có mặt tại khu cách ly thời điểm đó đã bàn nhau, ủng hộ tiền thuốc để cô ấy chữa trị trong 10 ngày cách ly còn lại”.
Anh Thịnh nói, vì vậy, sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chia tay khu cách ly, họ vẫn nhận được những tin nhắn, cuộc gọi để bày tỏ cảm ơn đầy cảm xúc của những người dân.
Xem thêm video: Sân bay Nội Bài vắng vẻ do dịch Covid-19 ngày cận Tết
Ngọc Trang - Nguyễn Thảo
Vợ chồng ông M. đang chuẩn bị đi dự đám cưới thì nhận được thông tin cả hai trở thành F1. F0 của họ là khách vào ăn tại quán cơm nhà ông, vài ngày trước.
" alt=""/>Cuộc di chuyển vào khu cách ly lúc nửa đêm của nữ nhân viên y tế"Thật điên rồ. Ngày hôm trước, Guardiola thậm chí không dùng Zinchenko trong buổi tập, mà xếp tôi đá tiền đạo", Jesus kể. "Hai tiếng trước trận, ông ấy thông báo đội hình xuất phát khi cả đội ăn uống, nghỉ ngơi 30 phút rồi vào trận. Tôi không ăn, đi thẳng vào phòng, khóc và gọi điện cho mẹ để nói rằng muốn ra đi. Guardiola xếp hậu vệ trái đá tiền đạo cắm, điều đó khiến tôi phát điên. Ngay cả Zinchenko cũng nói rằng cậu ấy cảm thấy tệ thay cho tôi".
Ăn bánh mì trừ cơm
Khác với những lần trước, lần này lên TP.HCM bán xoài, ông Tô Vĩnh Thọ (78 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) trở về sớm hơn. Số xoài hơn 200kg ông mang theo lên TP.HCM bán đã được khách hàng mua hết chỉ trong một ngày.
Ông Thọ cho biết, sau khi thông tin ông bán xoài để nuôi người vợ bị bệnh được đăng tải lên mạng xã hội, ông liên tục nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Nhiều người thậm chí tìm đến tận nhà để gặp gỡ, trao quà cho ông bà.
Một trong số đó là chị Hạ Âu, người đầu tiên phát hiện ông ăn bánh mì thay cơm, để có tiền nuôi vợ bệnh. “Thường ngày đi làm, tôi hay gặp ông ngồi một mình bán xoài trên vỉa hè. Một hôm, tôi thấy ông chỉ ăn ổ bánh mì không. Thấy thương quá, tôi đến bắt chuyện và được ông chia sẻ về hoàn cảnh của mình”, Hạ Âu kể.
Theo chị, mỗi tháng 2 lần, ông Thọ thuê xe ôm, chở 200kg xoài từ Tiền Giang đến vỉa hè tại Quận 1 (TP.HCM) ngồi bán. Khi hết số xoài trên, người đàn ông này mới trở về quê. Để tiết kiệm tiền, tối ông ngủ vỉa hè. Ban ngày, ông chỉ ăn 2 ổ bánh mì cho qua bữa.
![]() |
Tuổi cao, sức yếu, một mình tất tả mưu sinh nhưng ông Thọ vẫn chưa thoát khỏi cảnh khó khăn. (Ảnh: Hạ Âu). |
Ông Thọ chia sẻ: “Tôi ăn bánh mì để bớt tiền, đỡ bao nhiêu hay bấy nhiêu. Tiền đó, tôi để lo cho vợ uống thuốc”. Câu nói của ông khiến chị Hạ Âu xúc động... Chị chia sẻ hoàn cảnh của ông lên mạng xã hội với hy vọng mọi người sẽ đến mua xoài để ông sớm được về quê chăm bà.
Ngay sau đó, rất nhiều người đã tìm đến mua xoài. Có người còn quyên góp, ủng hộ ông một số tiền lớn. Chị Hạ Âu cũng xin địa chỉ và trực tiếp về Tiền Giang để thăm, hỗ trợ ông Thọ. Tại đây, chị đã rất xúc động trước tình cảm ấm áp của hai ông bà.
20 năm bán xoài nuôi vợ
Ông Thọ chia sẻ, cuộc đời ông nhiều lam lũ. Đến nay, khi gần đất xa trời, ông vẫn trồng xoài, trèo cây hái trái đem bán. Bán ngoài chợ quê không bù nổi công sức bỏ ra chăm, ông bà dắt díu nhau, đem xoài lên TP.HCM bán.
Trò chuyện với chúng tôi, vợ ông Thọ cho biết, hai ông bà đem xoài lên TP.HCM bán từ 20 năm trước. Tuy nhiên, gần 10 năm nay, bà bệnh không thể giúp ông làm việc nặng. Thương vợ, ông Thọ cũng “cắt luôn cái đuôi”, không cho bà theo lên TP.HCM bán xoài.
“Những ngày ông ấy ở nhà, tôi rất vui, cái gì ông cũng lo cho tôi cả. Những hôm ông ấy lên TP.HCM, tôi ở nhà một mình. Lúc ấy, tôi rất buồn và sợ, chỉ mong ông sớm về. Tính đến nay, đã 10 năm ông ấy đi bán một mình rồi ”, bà cụ chia sẻ.
![]() |
Để tiết kiệm, ông bà thường ăn uống rất đạm bạc. (Ảnh: Hạ Âu). |
Dẫu vậy, hơn 20 năm bán xoài trên thành phố, ông vẫn chưa thoát khỏi vòng quay nợ nần. Ông vay ngân hàng để có tiền đầu tư cho mấy gốc xoài của mình. Tuổi cao, sức yếu, vợ bệnh… số nợ ngày càng cao khiến ông tất tả mưu sinh.
Hằng ngày, ông quần quật ngoài vườn cuốc đất, xới cỏ, hái quả. Hết việc trong vườn, ông tranh thủ chạy xe ôm. Bữa cơm của ông chỉ thường là cơm trắng chan nước mắm, nước tương.
Chị Hạ Âu cho biết, có về tận nhà, tiếp xúc với ông mới biết ông thương vợ đến nhường nào. Ông yêu bà từ thời còn trai trẻ. Thời còn sức lực, cả hai cùng nhau làm thuê, cùng nhau chia sẻ đói khổ.
Thế rồi vợ bị bệnh, trăm nỗi khổ dồn đổ về phía ông. Dẫu vậy, ông vẫn không một lời than trách, nặng nhẹ với bà. Thậm chí, đến bây giờ, dẫu tóc đã bạc, răng đã rụng, phải ngủ vỉa hè, ăn bánh mì trừ cơm… ông vẫn một mực thương yêu, chăm sóc vợ.
“Thời điểm bà bị bệnh, một mình ông đưa, rước bà đi thăm khám. Dù ở bệnh viện hay ở nhà cũng một tay ông săn sóc, lo thuốc cho vợ. Biết kinh tế eo hẹp, ông chủ động tiết kiệm, ăn uống đạm bạc nhất có thể. Khi đi bán xoài, không có mặt vợ, ông chỉ ăn bánh mì trừ bữa”, Hạ Âu chia sẻ.
![]() |
Dẫu khó khăn, thiếu thốn nhưng ông Thọ luôn lạc quan, yêu thương vợ hết mực. (Ảnh: Hạ Âu). |
Khó khăn là vậy nhưng mỗi khi về bên vợ, ông luôn tươi cười, không khi nào để vợ nhìn thấy nét mặt buồn bã, bi quan. Ở tuổi 80, ông vẫn nắm tay vợ, âu yếm nhìn bà và quyết cùng nhau vượt qua bệnh tật.
Ban ngày ông Thọ làm vườn, chạy xe ôm… Tối đến, ông lại vào hiên nhà ngủ. Ông nằm mình trần dưới nền gạch tàu cũ, không giường chiếu, gối chăn. Ông không ngủ trong nhà và nhường lại chiếc giường cũ cho vợ nằm.
Khi được hỏi, ông cười: "Nhà trống “toang hoác”, ngủ ở trong hay ngoài cũng như nhau. Tôi ngủ ngoài hiên còn để canh kẻ xấu trộm gà, vịt, xoài…".
Được biết, sau khi thông tin "ông bán xoài ăn bánh mì, ngủ vỉa hè để tiết kiệm tiền nuôi vợ bệnh" được đăng tải trên mạng xã hội, rất nhiều nhà hảo tâm đã quyên góp tiền giúp đỡ họ. Tính đến nay, số tiền quyên góp được hơn 100 triệu đồng.
Xem video: 40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Ngày nào cũng như ngày nào, ông lão đến bệnh viện để tìm vợ. Ông nói, vợ ông đang được điều trị ở đây. Khi biết sự thật, các nhân viên y tế đều cảm động.
" alt=""/>Tình yêu của cụ ông ngày bán xoài, đêm ngủ vỉa hè kiếm tiền nuôi vợ ốm