Cánh đồng mênh mông rất nhiều tôm cá, hai đứa sáng đi học chiều đeo giỏ bắt cua đồng. Mai bắt cua giỏi lắm, còn tôi thì ngu ngơ hơn nhiều. Mấy tiếng lang thang trên cánh đồng, Mai bắt một giỏ đầy, tôi chỉ có dăm con. Mai thường chia cua cho tôi để giỏ hai đưa bằng nhau.
Nhà tôi còn dậu mùng tơi xanh lắm, do bà nội tôi trồng. Thi thoảng tôi lại cắt cho Mai một mớ nấu canh cua. Mùa hè mà ăn canh cua nấu mồng tới thì chả gì ngon hơn. Cánh đồng ơi sao mà yêu đến thế, chúng tôi nhiều khi nằm dài trên bờ cỏ ngắm trăng sao, thích lắm. Hình bóng quê nhà in khắc vào tim óc hai đứa không thể phải mờ.
Mỗi khi nhìn thấy chúng tôi đi với nhau thì hai bà mẹ vui lắm, ánh mắt như sao, mẹ tôi bảo: Hai đứa con gái với nhau mà chả khác vợ chồng. Mẹ cái Mai thì bảo: Giá một đứa là trai thì hai nhà làm thông gia.
![]() |
Ảnh minh họa |
Một ngày không nhìn thấy Mai là trong lòng tôi thấy trống vắng. Mẹ tôi có gì ăn ngon cũng phần cho Mai. Mẹ Mai cũng thế, có gì ngon lại cho gọi tôi sang ăn cùng.
Tốt nghiệp cấp 3, chúng tôi cùng học Cao đẳng sư phạm - khoa văn. Hai đứa từ bé đã thích nghề giáo viên. Mai thì viết văn xuôi hay hơn tôi, ngược lại thì tôi làm thơ hay hơn. Hai đứa như hình với bóng mấy chục năm trời, hiếm có đôi bạn nào như thế.
Tốt nghiệp, chúng tôi công tác ở hai trường gần nhau, hai xã liền kề cùng huyện. Tôi lấy chồng thì Mai làm phù dâu. Chồng tôi là người đàn ông tế nhị, có học thức nên rất tôn trọng mối quan hệ của chúng tôi. Mỗi khi Mai sang nhà tôi chơi là anh giành làm hết việc cho tôi tiếp khách. Chồng tôi quý Mai lắm, thi thoảng lại nhắc: Bao giờ Mai lấy chồng thì anh sẽ pha chè tiếp khách.
Tôi đã có hai con rồi, một trai một gái. Mai vẫn chưa có chồng, tuổi băm mấy nhát khiến Mai xuống sắc đi nhiều. Tôi lo cho Mai lắm. Mấy lần ra tay làm mối cho bạn nhưng không thành. Có lần tôi bảo Mai: Lấy đại thằng nào đi cậu ơi, kén quá dễ ế chồng. Mai chỉ cười, duyên nợ cuộc đời không thể lấy bừa được.
Nếu không gặp người tri kỷ Mai quyết ở một mình. Chồng tôi có mấy anh bạn còn phòng không mà cũng chẳng làm mối được với ai. Nhiều đêm nằm cạnh chồng tôi lại thấy thương Mai nhiều. Có lúc tôi bất chợt thở dài vì nghĩ tới Mai. Chồng tôi thì bảo, thôi kệ cô ấy, tình duyên không ép như ép dầu được đâu.
Tôi cố tình hỏi một người đàn ông mà chồng tôi giới thiệu làm quen với Mai, rằng tại sao chê bạn ấy. Câu trả lời đơn giản là: Mai khô khan quá, nói chuyện một lúc thấy chán. Vậy là chịu rồi, tính cách do trời sinh ra khó mà thay đổi.
Bước vào tuổi 35 thì Mai bắt đầu thấy chán rồi. Thời hiện đại cọc đi tìm trâu là lẽ thường, bạn tôi thì không làm được điều đó. Các cụ đã chẳng nói, trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng bạn tôi có dại đâu sao vẫn đơn côi gối chiếc? Phụ huynh học sinh cũng nhiều người làm mối cho Mai nhưng cũng không được đám nào. Trời ơi, chả nhẽ bạn tôi phải sống cô đơn suốt đời hay sao?
Thời hiện tại nhiều cô gái không lấy chồng tuy nhiên cảnh ấy sao lại rơi vào số phận bạn thân nhất của tôi mới buồn chứ. Nhiều khi tôi thấy thương Mai vô cùng. Nhiều người nổi tiếng làng giải trí cũng không lấy chồng, mà chọn giải pháp có con ngoài giá thú thì vẫn hạnh phúc đấy thôi. Mai của tôi liệu có làm được chuyện ấy không?
Tôi quyết định nói với Mai chuyện này, rằng nên có đứa con cho vui nhà vui cửa, có chỗ nương tựa tuổi già. Thời gian trôi đi nhanh lắm, đời người chả mấy chốc đã chống gậy rồi. Mai chỉ cười, một điệu cười gượng. Tôi hiểu rằng chuyện này với Mai cũng khó lắm, thậm chí cực kỳ khó, còn khó hơn tìm chồng. Một cô gái dạy văn rất nghiêm túc trên bục giảng thì chẳng dễ dám có thai ngoài hôn nhân đâu.
Tôi túm lấy vai của Mai là cấu, mà cắn, giời ơi là giời, sao mày hiền thế hở Mai ơi. Đôi mắt bạn tôi rớm lệ buồn, mỗi người có một số phận rồi, thay đổi khó lắm. Tôi quát vào mặt Mai, giời ợ, các cụ chả bảo đức năng thắng số đấy thôi, sao cậu phong kiến quá vậy, xin đứa con có gì là khó chứ. Mai nhìn tôi cười cười nói đùa: Mày có dám bảo chồng mày cho tao xin đứa con không?
Tôi chợt chết lặng khi nghe Mai nói câu này, vẫn biết là câu nói đùa thôi nhưng sao tôi thấy nhói trong tim. Tôi về nhà nằm vật ra gường suy nghĩ, không biết bạn tôi nói thật hay nói đùa, tôi có cảm giác như Mai nói thật. Tôi vùng dậy uống cốc nước lạnh cho tỉnh lại, một phút ngỡ ngàng. Tôi lại càng thấy thương Mai hơn, cô bạn nối khố cuộc đời. Nếu chồng tôi cho Mai một đứa con thì sao nhỉ, con tôi sẽ có em, còn tôi sẽ mất gì…
Một ý nghĩ thoáng hiện lên trong đầu tôi: Hay là bảo chồng mình cho Mai đứa con nhỉ. Cô ấy thì chẳng thể xin ai được đâu.
Tôi nằm vùi trong buồng với dòng suy nghĩ này. Mà không biết chồng tôi có đồng ý không chứ, anh là người nghiêm túc và có trách nhiệm với gia đình. Tôi lại thấy thương Mai nhiều hơn. Nếu tôi đồng ý để chồng cho Mai đứa con thì nhất định tôi sẽ là người đàn bà vĩ đại nhất trên thế giới này! Là người bạn tuyệt nhất của Mai.
Đúng thế, tôi sẽ giúp bạn Mai ơi. Hãy để mình nghĩ cách bàn với chồng đã nhé, thời gian cũng không còn nhiều đâu, thời gian đuổi người đàn bà đi nhanh lắm…Mình sẽ trở thành người đàn bà vĩ đại xem sao!
Nguyễn Lê
" alt=""/>Có nên đồng ý cho chồng quan hệ với bạn thân?Liên quan đến bệnh tim mạch, GS.TS.BS Koonlawee Nademanee thông tin, bệnh lý này liên quan lớn đến lối sống, chế độ ăn hàng ngày. Kiểm soát bản thân và chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
GS.TS.BS Koonlawee cũng đưa ra ví dụ người mắc bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao dễ liên quan các bệnh lý về tim mạch. Vì vậy, việc chú ý đến chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ ăn nhanh, dầu mỡ, từ bỏ rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng góp phần giúp mọi người kiểm soát bệnh tật.
“Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, việc tập thể dục, thường xuyên vận động cũng quan trọng trong quá trình kiểm soát căn bệnh này”, GS.TS.BS Koonlawee nhấn mạnh.
Đột phá mới điều trị bệnh lý tim mạch
Theo GS.TS.BS Koonlawee, bệnh lý tim mạch xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu.
Ngày nay, bệnh tim mạch có xu hướng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các bệnh tim mạch đang có xu hướng ngày càng tăng và gặp ở mọi lứa tuổi.
Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad (Thái Lan) đang áp dụng việc sàng lọc chính xác các tình trạng bệnh tim cho những bệnh nhân được coi là có nguy cơ cao, cũng như đối tượng mong muốn nâng cao sức khỏe cho bộ phận quan trọng này.
“Chúng tôi luôn tuân thủ tiêu chuẩn an toàn quốc tế, đồng thời mở rộng dịch vụ nhằm cung cấp gói chăm sóc y tế lâu dài đến trọn đời cho các đối tượng và ở mọi lứa tuổi”, đại diện của bệnh viện Bumrungrad cho biết.
Một trong những điểm mạnh của đội ngũ chuyên gia tim mạch Viện Tim Bumrungrad là có thể chăm sóc cho cả những bệnh nhân với tình trạng bệnh tim phức tạp. Bên cạnh đó, viện còn mở rộng các trung tâm nghiên cứu phát triển chuyên môn để cùng thảo luận trong việc điều trị tình trạng bệnh lý phức tạp.
Điều này đòi hỏi các y bác sĩ của bệnh viện phải chung tay, phối hợp chặt chẽ tạo thành một nhóm chuyên gia y tế đa ngành giỏi. “Mục tiêu của bệnh viện là giữ an toàn tính mạng cho bệnh nhân, đồng thời đảm bảo bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có cảm giác như đang ở nhà chứ không phải đang nằm bệnh viện”, đại diện bệnh viện nói thêm.
Bệnh viện Bumrungrad đã đạt nhiều thành tựu trong việc điều trị 7 căn bệnh liên quan đến tim. Cụ thể là bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim và bệnh tim cấu trúc. Về căn bệnh tim cấu trúc, bệnh viện Bumrungrad có một đội ngũ bác sĩ phẫu thuật tim chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm để thực hiện các thủ thuật tim mạch, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về điều trị trong những trường hợp không cần phẫu thuật tim hở.
Bên cạnh đó, viện cũng điều trị thành công nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh. Các tình trạng tim bẩm sinh đòi hỏi bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi trong suốt cuộc đời. Vậy nên, ngoài những ca phẫu thuật đòi hỏi tay nghề cao, giàu kinh nghiệm của y bác sĩ tim mạch, bệnh nhân cũng cần có sự tư vấn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh. Bệnh viện Bumrungrad có thể đảm bảo việc này thông qua đội ngũ nhân viên hỗ trợ chuyên nghiệp từ bác sĩ, y tá, dược sĩ…
Ngoài ra, bệnh viện có thể phát hiện, chẩn đoán tình trạng di truyền tim; ngăn ngừa và tăng cường sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân. Các thành tựu của bệnh viện cũng được người bệnh nhiều nơi trên thế giới ghi nhận.
“50-70% bệnh nhân đến bệnh viện từ khắp nơi trên thế giới, thậm chí có bệnh nhân từ Ethiopia. Chúng tôi tin Bumrungrad còn làm tốt hơn nữa trong tương lai”, GS.TS. BS Koonlawee Nademanee nhấn mạnh.
Bệnh viện Bumrungrad là bệnh viện đầu tiên ở châu Á nhận được chứng nhận JCI (Joint Commission International) của Mỹ về tiêu chuẩn chất lượng y tế. Bumrungrad là bệnh viện tư nhân ở Bangkok được cấp phép với 580 giường bệnh, phục vụ hơn 5.500 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cả bệnh nhân ngoại và nội trú. Bệnh viện Bumrungrad thống kê các ca điều trị thành công liên quan đến bệnh tim được thực hiện tại đây: 1. Hơn 350 thủ thuật nong mạch vành mỗi năm 2. Hơn 600 thủ thuật chụp mạch vành mỗi năm 3. 0% tỷ lệ hẹp và vỡ bóng trong các thủ thuật nong mạch vành (tỷ lệ chung ở Thái Lan là 0,22%) 4. Hơn 30 máy tạo nhịp được cấy mỗi năm và hơn 80 nghiên cứu điện sinh lý được thực hiện mỗi năm 5. Không trường hợp tử vong do các thủ thuật tim rung tâm nhĩ (AF) và nhịp nhanh thất (VT) 6. Không trường hợp tử vong do thủ thuật tim TAVI kể từ năm 2016 7. Hơn 70 ca phẫu thuật tim hở được thực hiện thành công mỗi năm. Thông tin chi tiết: https://www.bumrungrad.com/en/packages/heart-screening-stress-echo |
Bích Đào
" alt=""/>Giáo sư bệnh viện quốc tế lưu ý phòng bệnh tim mạchĐồng tình với quan điểm ghép tạng từ người hiến ngừng tim hoặc ngừng tuần hoàn là một dạng hiến tạng mở rộng nhằm tận dụng tối đa những mô tạng còn chức năng để ghép, Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đề xuất bổ sung nguồn hiến từ người chết tim vào luật.
Tuy nhiên, việc bổ sung này cần đáp ứng điều kiện xây dựng hoàn chỉnh chặt chẽ các quy định về pháp lý, hành chính, tiêu chuẩn y khoa, tài chính - là cơ sở để phát triển hệ thống hiến, điều phối, ghép mô - tạng, bảo đảm tính minh bạch, công bằng.
Đánh giá việc chẩn đoán chết tim rất quan trọng, từ kinh nghiệm thực tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Thu cho rằng mấu chốt quan trọng trong ghép tạng từ người hiến ngừng tuần hoàn là thời điểm chẩn đoán tử vong.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), cho biết cần cân nhắc quy trình, tiêu chí kỹ thuật xác định chết tim cần làm nghiêm túc và cân nhắc kỹ lưỡng. Để xây dựng bộ tiêu chuẩn chết tim, Việt Nam nên tham khảo và áp dụng bộ tiêu chuẩn đã áp dụng trên thế giới.
“Lợi ích của việc có tạng đã quá rõ nhưng làm sao để có tiêu chí an toàn về pháp lý, thoải mái về tâm linh là điều chúng ta cần tiếp tục phải quan tâm”, bác sĩ Hùng nêu băn khoăn.
Việt Nam bắt đầu ghép tạng từ năm 1993. Sau 31 năm ghép tạng và 13 năm lấy tạng từ người cho chết não, tính tới tháng 10/2023, cả nước đã thực hiện gần 8.000 ca ghép, song chỉ gần 500 ca được ghép từ nguồn tạng là người cho chết não, chết tim (tương đương gần 6%).
Mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất thế giới, bằng 1/110 so với Hàn Quốc và 1/500 so với Tây Ban Nha. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong 5 năm, chỉ 107 người cho chết não hiến tạng, trên cả nước con số này là 154 người. Trong khi hàng nghìn người có tên trong danh sách chờ ghép tạng.