Bánh cá chiên (saengsun jeon) và bánh tôm chiên (saewoo jeon): Bánh cá và bánh tôm thường được phục vụ trong bữa tối truyền thống của Hàn Quốc, đặc biệt vào các ngày lễ. Saengsun jeon thường được làm từ cá tuyết, cá minh thái... Saewoo jeon sẽ sử dụng tôm nguyên con. 2 món bánh này có thể được chế biến sẵn và giữ ấm trong lò hoặc ở nhiệt độ bình thường cho đến khi ăn. Điều này khiến món ăn trở thành thực phẩm tiện lợi cho bữa tiệc tùng.
![]() |
Miến trộn Hàn Quốc (japchae): Trong những ngày lễ đặc biệt, japchae tự làm luôn có trên bàn ăn của người Hàn Quốc. Người chế biến sẽ trộn miến với nhiều loại rau khác nhau và các nguyên liệu chay. Miến Hàn Quốc được chế biến từ 100% tinh bột khoai lang. Đây là món ăn đơn giản, được chế biến nhanh gọn và mang đậm hương vị truyền thống xứ kim chi. |
![]() |
Sườn om (galbi jjim hay kalbi jjim): Theo truyền thống, người Hàn Quốc làm món ăn này nhiều nhất vào những dịp lễ lớn bởi giá của sườn nướng rất đắt. Nguyên liệu chính của món ăn là sườn bò hoặc heo. Sau khi cắt và ướp với nước tương, dầu vừng, tiêu và đường, sườn sẽ được hầm trong một khoảng thời gian nhất định, tới khi thịt mềm và dậy mùi thơm. |
![]() |
Bánh trà mè đen, trắng và nâu (dasik): Trong thế kỷ 17, hoàng gia Hàn Quốc thường thiết đãi những chiếc bánh dasik với trà như một món ăn cho năm mới. Những chiếc bánh xinh xắn này là món chay, được làm từ hạt vừng nghiền mịn, thêm vị ngọt của mật ong. Bạn có thể tạo ra màu sắc khác nhau cho bánh bằng cách sử dụng hạt mè đen, trắng hoặc bột trà xanh. Khác với bánh quy thông thường, dasik không cần nướng. |
![]() |
Bánh gạo ngọt (yaksik): Đây là món tráng miệng không chỉ thỏa mãn sở thích đồ ngọt của bạn mà còn tốt cho sức khỏe. Yaksik được làm từ các thành phần được coi là dược liệu truyền thống, chẳng hạn táo tàu chống lão hóa và hạt dẻ giàu vitamin. Bánh gạo rất dễ ăn, giúp bạn kết thúc bữa bằng hương vị ngọt ngào, khó quên. |
![]() |
Nước gừng quế (sujeonggwa): Thức uống tráng miệng phổ biến này dễ làm và có thể dùng nóng hoặc lạnh. Sự ấm áp ngọt ngào của quế và vị cay của gừng kết hợp với nhau một cách độc đáo đã tạo nên thức uống nhẹ nhàng, tốt cho tiêu hóa. Nếu không thích quế hoặc gừng, bạn có thể làm món tráng miệng phổ biến khác là nước sikhye . |
![]() |
Bánh ngọt mật ong (yakgwa hay yakwa): Yakgwa là bánh làm từ bột với dầu mè, mật ong và rượu nguyên chất. Bánh được ép vào khuôn có sẵn hoặc cán mỏng rồi cắt thành từng miếng vuông. Sau đó, chúng được chiên trong dầu rồi nhúng mật ong. |
Năm mới, ai cũng muốn mình sẽ gặp may mắn, cả năm phát tài phát lộc. Dưới đây là những món ăn mà dân gian gọi là mang lại may mắn cho cả năm.
" alt=""/>7 món ăn đón năm mới không thể thiếu ở Hàn QuốcLau dọn bàn thờ:
Gia chủ phải lau bụi, sắp xếp lại để mặt trước bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ trước khi làm lễ cúng.
Với những người cẩn thận, trước ngày mùng 10 tháng Giêng, sẽ lau bàn thờ, lau tượng ông Thần tài và ông Thổ địa bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
![]() |
Mâm cúng
Mâm cúng ngày vía Thần Tài bắt buộc phải có thịt quay (do dân gian truyền tai nhau Thần Tài thích ăn thịt quay), còn có thêm mâm cỗ ‘Tam Sên’ gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.
Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa nên còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ. Khi chuẩn bị đồ cúng ngày vía Thần Tài ngoài thịt quay, 'Tam Sên' còn phải có bình hoa, trái cây. Trong các loại trái cây, người ta chọn quả có tên, màu may mắn, ví dụ quýt (vì tiếng Hoa đọc là cát trong cát tường như ý), thanh long đỏ, dưa hấu đỏ…
Ở những đô thị, thành phố lớn, người dân đặt lên bàn thờ vàng để lấy lộc, may mắn cả năm. Có nơi đồ cúng còn có xôi và chè trôi nước để làm ăn, buôn bán trôi chảy.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng, Chuyên gia nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài. Cúng Thần Tài rất phổ biến trong giới kinh doanh, ngoài cúng ngày Thần Tài, họ còn cúng ngày 10/1 âm lịch hàng tháng.
Mâm cúng ngày thường là hoa quả, đồ chay, còn ngày vía Thần Tài thì người ta cúng mặn gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc. Ngoài ra, dân gian còn có tục mua vàng đặt lên bàn thờ lúc cúng để xin lộc Thần Tài, cúng xong mang trên người sẽ được may mắn quanh năm.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng…
Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Dưới đây là bài khấn Thần Tài năm 2021 (theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hóa Thông tin). Độc giả có thể tham khảo.
" alt=""/>Lễ cúng Thần tài chuẩn nhất ngày Thần tàiTrong khi đó, gia đình tôi khá ổn định. Vợ tôi là người phụ nữ xinh xắn, khéo léo và rất yêu thương chồng. Điều khiến tôi lo lắng là chúng tôi kết hôn 3 năm nhưng chưa có tin vui.
Khi gặp em, tôi không có ấn tượng gì đặc biệt ngoài việc em là một nữ đồng nghiệp có năng lực và hòa đồng. Ngược lại, em bị tôi thu hút. Ngay từ đầu, em chủ động khiến tôi phải để ý.
Ban đầu, tôi thấy vui vì có một người khác giới để ý nhưng lâu dần tôi thực sự bị em cuốn hút. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chúng tôi ngã vào tay nhau. Thời gian ở cạnh em tôi vô cùng hạnh phúc.
Chúng tôi hòa hợp nhau về mọi thứ. Tôi như được sống lại cảm xúc yêu thương của ngày trẻ tuy nhiên nhiều lần nghĩ về vợ, cảm giác ân hận, áy náy lại trỗi dậy.
Biết mối quan hệ này là sai trái, chúng tôi nhiều lần quyết định chia tay nhưng lần nào cũng vậy chúng tôi lại quay lại với nhau trong dằn vặt, đau khổ.
Gần đây, cuộc hôn nhân của em ngày càng tệ hại. Em quyết định ly thân với chồng và ra ở riêng. Em nói, một phần em hết tình cảm với chồng nhưng em quyết định như vậy cũng là vì muốn tiến đến cùng tôi.
Tôi lại chưa sẵn sàng cho chuyện này. Tôi có thể không còn tình cảm nhiều với vợ nhưng để từ bỏ cô ấy là một điều không dễ dàng. Trong khi đó, tôi chưa bao giờ xác định mối quan hệ nghiêm túc với em.
Thấy tôi lưỡng lự, em rất buồn nhưng cũng nói sẽ cho tôi thời gian để suy nghĩ. Vậy nhưng, tuần trước, vợ tôi vô tình phát hiện ra mối quan hệ của chồng. Cô ấy rất sốc, bỏ ăn bỏ uống đến mức nhập viện.
Lúc này, tôi mới nhận ra vợ vô cùng quan trọng với cuộc sống mình và người tôi muốn gắn bó trọn đời vẫn là cô ấy.
Vợ cho tôi lựa chọn, một là cắt đứt quan hệ với đồng nghiệp, chuyển công việc. Hai là chúng tôi ly hôn. Tôi hoảng sợ, vội đồng ý với vợ sẽ chấm dứt mối quan hệ trên.
Biết quyết định của tôi, em sốc lắm. Em không nghĩ rằng tôi sẽ bỏ em để quay về với gia đình. Ban đầu em trách móc, rủa xả tôi là thằng hèn, đồ tồi, bao lâu nay lừa dối tình cảm của em.
Sau đó, em chuyển sang tâm trạng buồn bã, chán nản. Em đăng hàng loạt những câu nói uất hận, bi quan về tình cảm trên facebook và tất cả các mạng xã hội khác.
Không chỉ vậy, em còn úp mở chuyện mình sẽ chấm dứt tất cả vì gặp phải kẻ bội bạc. Tôi lo lắng, liên lạc để khuyên giải em thì em nói, mình sẽ làm thật nếu tôi không nghĩ lại.
Em lấy mạng sống ra uy hiếp tình cảm của tôi dù tôi có hứa bù đắp cho em như thế nào.
Giờ tôi sống trong hoang mang, lo lắng. Tôi muốn về bên vợ nhưng nếu tôi dứt khoát với người tình, em có mệnh hệ gì tôi cũng vạ lây. Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Nhìn Yến tàn tạ, vật vã, tôi thấy trái tim mình đau đớn, xót xa. Tôi có nên dang rộng vòng tay tha thứ cho em để gia đình đoàn viên, con cái có đủ bố mẹ.
" alt=""/>Tâm sự người chồng có vợ đẹp, khéo léo nhưng vẫn 'say nắng' nữ đồng nghiệp