Thời điểm chào đời, đứa trẻ đỏ hỏn còn chưa kịp bú dòng sữa mẹ, chị Quyên phải chuyển sang chạy thận nhân tạo. Để có tiền cho vợ chữa bệnh, anh Năng bán chiếc xe máy cũ, tài sản giá trị nhất trong nhà. Khi em bé mới được 1 tháng tuổi, kinh tế kiệt quệ. Hết cách, chị Quyên đành ẵm con nhỏ về nhà ngoại ở nhờ, chờ chồng đi làm rồi gửi tiền về quê cho chị chạy thận và nuôi con.
Chị Quyên về quê chưa lâu, anh Năng cũng đổ bệnh. Anh vốn có tiền sử bệnh dạ dày, từng nhiều lần nhập viện điều trị. Đợt này, tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, bác sĩ chẩn đoán anh ngoài bị viêm phúc mạc, loét hành tá tràng, dịch ổ bụng, còn bị suy thận mạn giai đoạn 3, phải nhập viện điều trị dài ngày.
Khi chúng tôi tới thăm, anh Năng đang ngồi thẫn thờ trên giường bệnh, đôi mắt thất thần nhìn ra cửa sổ. Nom vẻ ngoài, anh như già hơn cả chục tuổi.
“Chắc tôi lại xin về thôi”, anh nhỏ giọng. Chỉ trong 1 năm gần đây, anh đã phải nhập viện tới 4 lần, đợt nào cũng xin về vì hết tiền.
Mấy năm nay, vợ chồng anh Năng làm công nhân. Tiền lương cơ bản chỉ khoảng 5-6 triệu đồng, chẳng mấy khi có tăng ca. Cuộc sống khó khăn, ngay cả lúc đau ốm, mỏi mệt, họ cũng không dám nghỉ, chỉ đến khi không chịu được, bệnh đã nặng mới đi viện.
Anh Năng vẫn chưa biết làm sao ngỏ lời với vợ về chuyện nằm viện, cảm thấy bản thân vô dụng, chẳng thể làm chỗ dựa cho vợ con. Đã gần 1 tháng qua, vợ anh chưa có tiền để đi chạy thận, đứa con thơ mới chào đời cũng đói sữa khóc ngặt.
Gia đình hai bên đều khó khăn, chẳng thể cậy nhờ. Cha của anh Năng từng bị đột quỵ, đến nay đi lại khó khăn. Mẹ anh cũng phải lên Bình Dương làm công nhân để kiếm tiền nuôi chồng. Cha mẹ chị Quyên cũng chẳng có đất canh tác, làm thuê làm mướn sống qua ngày. Dù muốn giúp con nhưng họ cũng bất lực.
Bệnh đến dồn dập khiến cuộc sống của những con người khốn khổ rơi vào bế tắc. Sau khi biết được hoàn cảnh của gia đình, phòng công tác xã hội đã liên hệ đến Báo VietNamNet, mong có thể làm cầu nối để họ gặp được những tấm lòng nhân ái. Lúc này, sự giúp đỡ của bạn đọc là phao cứu sinh duy nhất cho gia đình anh Năng.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hoặc Anh Bùi Tấn Năng, Địa chỉ bệnh viện: 64 Lê Văn Chí, Khu phố 1, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. HCM; SĐT: 0704878908. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.095 (Gia đình anh Năng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Volkswagen T-Cross có 2 phiên bản tại Việt Nam là Elegance và Luxury, đi kèm giá bán lần lượt 1,099 tỷ và 1,299 tỷ đồng. Giới chuyên môn đánh giá đây là lựa chọn khó cho hãng xe Đức khi có tới 4 lý do thua thiệt so với xe đối thủ đang bán.
1. Giá đắt nhất phân khúc
Volkswagen T-Cross thiết kế dựa trên nền tảng chia sẻ với mẫu Polo Mk6, vốn được mệnh danh là xe Toyota của Châu Âu, có nghĩa hướng đến sự bền bỉ và giá rẻ.
Tuy nhiên, khi định giá cho chiếc SUV cỡ B trang bị động cơ 1.0L Turbo lên tới 1,3 tỷ đồng, ngay cả bản rẻ nhất đã 1,1 tỷ đồng, đã khiến Volkswagen T-Cross gần như đắt nhất phân khúc.
Khi so sánh ngay với đối thủ cũng xuất xứ châu Âu là Peugeot 2008 (769-849 triệu đồng), mức giá của T-Cross đã đắt hơn từ 331-451 triệu đồng, tương đương mua thêm được một chiếc xe cỡ A như Kia Morning số tự động.
Thậm chí nếu đặt ngang với các xe SUV cỡ B của Nhật, Hàn như Honda HR-V (768-866 triệu đồng), Kia Seltos (639-759 triệu đồng) hay Hyundai Creta (620-730 triệu đồng), Volkswagen T-Cross đã đắt gấp đôi.
Ở thị trường Trung Quốc, Volkswagen T-Cross được định vị ở phân khúc xe giá rẻ. Tháng 4/2019, T-Cross ra mắt 2 phiên bản động cơ 1.4L và 15.L giá bán từ 150.900-162.900 nhân dân tệ (tương đương 518-558 triệu đồng). Tại Indonesia, chiếc SUV nhỏ này mới ra mắt vào tháng 2 cùng trang bị động cơ 1.0L tăng áp như Việt Nam, xe nhập khẩu từ Ấn Độ nhưng giá bán chỉ từ 488 triệu Rupiah (khoảng 769 triệu đồng).
Như vậy có thể thấy giá bán của Volkswagen T-Cross ở Việt Nam là quá đắt so với định vị giá rẻ mà hãng xe Đức hướng đến.
2. Thiết kế không quá nổi bật
Ngoại hình Volkswagen T-Cross được đánh giá không quá nổi bật khi duy trì phong cách trung tính, vốn đã quen trên các mẫu đàn anh như Touareg, Passat với kiểu tản nhiệt định vị thanh ngang song song. Tổng thể chiếc xe đi theo cách tạo hình truyền thống vuông vức của SUV Crossover nên khó bật ra sự mới mẻ.
Việc bê nguyên các chi tiết ngoại hình hao hao mẫu xe phát triển trước giúp giảm chi phí cho mẫu xe mới như T-Cross, nhưng sẽ khá thiệt thòi nếu phải so với các mẫu đối thủ như Kia Seltos, Peugeot 2008, Hyundai Creta. Không những đối thủ được đầu tư trau chuốt ngoại hình mà giá lại còn rẻ hơn hẳn.
3. Trang bị tương đương xe giá rẻ
Với giá lên tới 1,1 tỷ đồng như bản Elegance, nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi Volkswagen chỉ áp dụng đèn trước halogen, mâm 16 inch, phanh sau tang trống, cốp đóng tay không khác dòng xe giá rẻ. Phiên bản Luxury tốt hơn khi dùng đèn full LED, có cửa sổ trời, màn hình cảm ứng 10 inch với kết nối App-Connect không dây, sạc không dây.
“Với giá 1,3 tỷ đồng mà nội thất vừa đủ, vật liệu ghế và bệ trung tâm không quá đặc biệt, thì tôi có nhiều lựa chọn hơn như Hyundai Santa Fe hay Mitsubishi Pajero Sport. Lên hẳn xe SUV cỡ D to lại nhiều tiện nghi, tội gì mua xe nhỏ cỡ B”, anh Nguyễn Xuân Đạt (Tây Hồ), người đang chạy Lexus RX350 đời 2010 cho nhận xét.
Quả thực trang bị trên Volkswagen T-Cross cũng chưa thật sự tương xứng với mức giá bán tại Việt Nam. Không rõ vì sao nhà phân phối lại định vị chiếc xe này ở mức cao cấp tương đương giá Mercedes-Benz Class trong khi ở thế giới, T-Cross hướng đến khách hàng bình dân.
4. Động cơ yếu nhất phân khúc
Tương tự Indonesia, động cơ Volkswagen T-Cross bán ở Việt Nam dùng loại tăng áp 1.0L cho công suất gần 115 mã lực, mô-men xoắn cực đại 178 Nm. Trong khi đó tại Trung Quốc, động cơ tăng áp 1.4L công suất 150 mã lực khi kết hợp với hộp số DCT 7 cấp và động cơ 1.5L cho công suất 113 mã lực khi kết hợp với hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 6 cấp.
Nếu so sức mạnh của Volkswagen T-Cross 1.0L so với các đối thủ hiện hữu đã bán ở Việt Nam, sức mạnh hoàn toàn thua thiệt. Điển hình như Kia Seltos 1.4 (138 mã lực, 242 Nm), Toyota Corolla Cross 1.8G (138 mã lực, 172 Nm), Honda HR-V (142 mã lực, 172 Nm) hay Peugeot 2008 (133 mã lực, 230 Nm).
Riêng Hyundai Creta nhập từ Indonesia sự tương đồng sức mạnh với Volkswagen T-Cross khi trang bị động cơ xăng dung tích 1.5L, công suất 115 mã lực, mô-men xoắn cực đại 144 Nm nhưng giá lại rẻ chỉ bằng gần một nửa.
Với 4 yếu tố kể trên, có thể thấy Volkswagen T-Cross là mẫu xe khó đoán trước được ý đồ của hãng xe Đức khi đưa về Việt Nam. Không những định vị sai chỗ đứng mà nhóm khách hàng hướng đến cũng không hoàn toàn rõ ràng. Có thể vì xuất hiện ở giai đoạn thị trường ô tô Việt đang khan hàng, nên Volkswagen Việt Nam đủ tự tin bán xe dự báo trước sẽ “ế” ở giá cao, sau sẽ kích cầu bằng khuyến mãi, nhưng chính điều đó lại khiến nhiều chuyên gia đánh giá không cao cho tương lai của Volkswagen T-Cross.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>4 lý do khiến Volkswagen T