
- Khi thai nhi được 35 tuần tuổi, sản phụ quê Cần Thơ có dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ đã nhanh chóng phẫu thuật lấy thai.Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công ca tam thai sinh non trên cơ địa người mẹ bị tiền sản giật.
Sản phụ 39 tuổi quê ở Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ nhập viện khi mang thai lần 2 với tam thai 33 tuần, dọa sinh non, tăng huyết áp, đau vết mổ cũ.

|
Sức khỏe sản phụ và 3 bé trai tiến triển tốt |
Sản phụ sau đó được các bác sĩ dùng thuốc kiểm soát huyết áp, thuốc giảm gò, kích thích trưởng thành phổi và thực hiện các xét nghiệm tầm soát bệnh lý tiền sản giật.
Qua thời gian nằm điều trị và theo dõi, khi thai nhi được 35 tuần, sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành phẫu thuật lấy thai.
Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp khi 3 bé trai kháu khỉnh chào đời với cân nặng 2,3 kg, 1,7 kg và 2,1 kg.
Hiện sức khỏe của người mẹ và 3 bé đều ổn định và được thực hiện Kanguroo (da tiếp da để mau chóng bắt kịp đà phát triển như các bé sinh đủ tháng) tại khoa Sơ sinh bệnh viện.
Các BS cho hay, đối với các trường hợp đa thai tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ tiền sản giật, nguy cơ dễ băng huyết sau sinh.
Do đó các sản phụ đang mang thai đặc biệt mang đa thai nên khám thai định kỳ, kiểm tra huyết áp thường xuyên, thử nước tiểu, tầm soát tiền sản giật sớm, kích thích trưởng thành phổi lúc thai từ 24 - 34 tuần tuổi…để có một thai kì khỏe mạnh.
Văn Đức
" alt=""/>Bà mẹ 39 tuổi sinh hạ 3 bé trai kháu khỉnh
- Methanol là cồn công nghiệp nhưng được một số hộ kinh doanh pha thành rượu. Khi ngộ độc methanol, tỉ lệ qua khỏi rất thấp.Liên quan đến vụ ngộ độc lớn nhất trong nhiều năm tại huyện Phong Thổ, Lai Châu khiến 7 người chết, 33 người cấp cứu, cơ quan y tế nghi ngờ nguyên nhân do ngộ độc rượu chứa methanol. Vậy rượu này nguy hại thế nào?
BS Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cho biết, methanol là cồn công nghiệp, bình thường không có trong cơ thể.
 |
BS Nguyễn Trung Nguyên. Ảnh: T.Hạnh |
Nếu uống đúng rượu gạo nấu truyền thống, hàm lượng methanol có sinh ra trong quá trình nấu rượu nhưng không đáng kể, ≤ 0,1% (tức là trong 1 lít rượu chỉ được có 1ml methanol)
Nhưng nếu rượu pha cồn công nghiệp methanol thì hàm lượng lớn gấp hàng chục lần.
Methanol thường được dùng làm dung môi để lau kính xe, làm dung dịch mực in cho máy photocopy, nhiên liệu cho các bếp lò nhỏ, được coi như một chất dung môi công nghiệp.
Khi vào cơ thể, methanol sẽ bị đào thải rất chậm, chuyển hóa thành formaldehyd và acid formic rất độc và có khả năng tích lũy nếu con người thường xuyên uống rượu có loại độc chất này.
Hai chất này sẽ làm tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh thị giác bị tê liệt, ngừng hô hấp.
Theo một số chuyên gia, nếu hấp thu đến khoảng 7ml methanol có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
BS Nguyên cho biết, thông thường nồng độ methanol trong máu ở ngưỡng 20mg/dl đã đe doạ tổn thương thần kinh nhưng những bệnh nhân nhập viện do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp thì thường từ 120-200mg/dl.
 |
Methanol là cồn công nghiệp nhưng nhiều hộ kinh doanh pha chung với nước lã để tạo thành rượu |
Khi bị ngộ độc methanol, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bệnh nhân có những biểu hiện khác nhau như: chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn ói và có các biểu hiện thần kinh như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, lú lẫn, hôn mê, co giật và kèm theo các triệu chứng về mắt như nhìn không rõ, không phân biệt màu sắc, sợ ánh sáng, giãn đồng tử…
Sau 18-24 giờ, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng hô hấp như thở nhanh, nôn, khó thở, tím tái, suy hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp.
Đáng tiếc, hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu methanol đều được chuyển đến viện muộn khi bệnh nhân đã có tình trạng tổn thương não nên cứu chữa hết sức khó khăn.
Theo BS Nguyên, những trường hợp bị ngộ độc methanol khi nhập viện đều diễn biến hết sức nặng nề. Nguy hiểm nhất là tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não, tổn thương nội tạng.
Với những trường hợp này dù được cấp cứu lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng phần lớn đều không qua khỏi. Số ít qua được nhưng để lại nhiều di chứng như mù, giảm thị lực, mất trí nhớ.
Do đó, BS Nguyên khuyến cáo, sau khi uống rượu, nếu thấy xuất hiện tình trạng ngủ lịm, lơ mơ, kích thích quá nhiều… nên đưa bệnh nhân tới viện để được kiểm tra, loại trừ nguy cơ ngộ độc rượu chứa methanol.
Nếu phát hiện uống rượu chứa methanol, giải độc rượu càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 1 ngày đầu trước khi methanol công lên não, cơ quan nội tạng.
Xem thêm: Tác hại của rượu bia
Thúy Hạnh