Mặc dù đã sinh sống với nhau 3 năm và có 1 người con trai nhưng người vợ vẫn “nhất quyết” xin tòa cho ly hôn với chồng vì anh này càng ngày càng không có…nhu cầu.
Mặc dù đã sinh sống với nhau 3 năm và có 1 người con trai nhưng người vợ vẫn “nhất quyết” xin tòa cho ly hôn với chồng vì anh này càng ngày càng không có…nhu cầu.
Trên cơ sở phân tích chi tiết biến động của các nhóm chi phí này trong thời gian qua, cơ quan quản lý đánh giá, các chi phí đầu tư xây dựng, chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội, chi phí vốn vay, bán hàng, quản lý của chủ đầu tư ít biến động hoặc biến động không đáng kể.
Chính sách thuế, phí liên quan đến kinh doanh bất động sản thời gian qua cũng không thay đổi. Nên những chi phí trên không phải là tác nhân khiến giá nhà tăng cao.
Bộ Xây dựng chỉ ra rằng có 4 nhóm nguyên nhân làm tăng giá bất động sản thời gian qua. Trong đó, một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới.
Với bảng giá đất mới sát giá thị trường, Bộ Xây dựng đánh giá, sẽ làm tăng chi phí liên quan đất đai như chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù thu hồi đất, thuế phí liên quan đến đất đều tăng.
Bảng giá đất tăng có thể sẽ có tác động dây chuyền, kích hoạt mặt bằng giá bất động sản, nhà ở tăng lên 15-20% so với trước, theo tính toán của Bộ Xây dựng.
Ngoài ra, việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, nhà ở của khu vực và địa phương. Đồng thời, làm tăng chi phí triển khai thực hiện dự án nhà ở, gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm nguồn cung của thị trường, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân về việc thiếu nguồn cung bất động sản vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu đại bộ phận người dân. Sự biến động của nền kinh tế liên quan đến chứng khoán, trái phiếu, vàng… tác động đến tâm lý của người dân, nhà đầu tư dẫn đến xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang đầu tư nhà đất làm nơi “trú ẩn” an toàn.
Một nguyên nhân nữa được cơ quan quản lý chỉ ra là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ, môi giới bất động sản để trục lợi.
Chiêu bài thổi giá được thực hiện thông qua mức “tiền chênh” mà khách hàng phải trả ngoài hợp đồng ở các dự án có ít sản phẩm mà nhiều khách hàng quan tâm nhất.
Thời gian vừa qua, khi nguồn cung bất động sản hạn chế, chiêu bài này càng trở nên phổ biến. Ngay cả ở các dự án nhà ở xã hội cũng xuất hiện việc rao bán “tiền chênh” lên đến hàng trăm triệu đồng.
Theo Bộ Xây dựng, số tiền chênh này không cố định mà tuỳ thuộc vào sức nóng của thị trường, của dự án và thoả thuận của bên môi giới với khách hàng, có thể lên tới 20% hoặc chỉ 0%.
Dẫn chứng từ một dự án nhà ở thấp tầng ở Hưng Yên, Bộ Xây dựng cho biết, các căn nhà bán ra khoảng 7-8 tỷ đồng/căn thì khách hàng phải trả tiền chênh trung bình khoảng 750 triệu đồng, tương đương 10%. Nhưng khi dự án hạ nhiệt thì tiền chênh cũng giảm xuống khoảng 250 triệu đồng. Thậm chí nhiều sàn chấp nhận bán không có tiền chênh.
Không chỉ ở các dự án mới mở bán, trên thị trường thứ cấp cũng bị đẩy giá từ tiền chênh.
“Thông thường, bên bán phải chi 1% giá bán cho bên môi giới. Tuy nhiên, khi thị trường sốt nóng, môi giới thường cộng thêm tiền chênh để giao dịch với khách. Một chung cư giá bán khoảng 5 tỷ đồng, môi giới có thể “gửi giá” 200-300 triệu đồng (tương đương 5%). Một căn liền kề giá khoảng 10 tỷ đồng, môi giới có thể gửi giá khoảng 500 triệu đồng (tương đương 5% giá bán)”, Bộ Xây dựng cho biết.
Đặc biệt, Bộ còn nêu ra chiêu bài “đặt cọc” của môi giới trong giai đoạn sốt nóng để mua nhà đất rồi tăng giá 10-15% và giao bán cho người khác. Như căn hộ chung cư có giá bán 5 tỷ, môi giới đặt cọc 1 tỷ để mua và thoả thuận thanh toán trong 1 tháng. Trong vòng 1 tháng này, môi mới sẽ kiếm khách để bán chênh thành 6-7 tỷ khiến giá nhà “nhảy múa” tăng lên 1-2 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tháng.
Cách nào kéo giảm giá nhà?
Giá nhà tại Hà Nội, TPHCM tăng cao, thậm chí một số khu vực ghi nhận giá cao bất thường, bỏ xa mặt bằng thu nhập số đông người dân đã kéo dài thời gian qua khiến giấc mơ an cư của nhiều người dân càng trở nên xa vời.
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, nguồn cung nhà ở của cả nước đang sụt giảm nghiêm trọng, Trong quý II/2024 chỉ có 9 dự án nhà ở hoàn thành, với quy mô khoảng 6.000 căn chung cư, nhà riêng lẻ, liền kề đưa vào sử dụng. Và nếu tính chung nửa đầu năm nay thì nguồn cung nhà ở hoàn thành chỉ đạt khoảng 9.000 căn chung cư, nhà ở riêng lẻ, liền kề. Số dự án nhà ở được cấp phép xây dựng mới có quy mô vỏn vẹn khoảng 20.000 căn.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở, đất nền tại Hà Nội từ cuối năm 2023 đến nay đã đẩy giá nhà tăng chóng mặt.
Để kéo giảm giá nhà, Bộ Xây dựng đề xuất nhiều giải pháp trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục, pháp lý, tăng nguồn cung thị trường, thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, bền vững. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, pháp luật liên quan lĩnh vực bất động sản mới được ban hành.
Bên cạnh đó, chấn chỉnh công tác đấu giá đất, hoàn thiện quy định về đấu giá đất theo hướng tăng tiền đặt cọc, xác định giá khởi điểm sát thực tế, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, hạn chế người đấu giá với mục đích đầu cơ.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất để hạn chế đầu cơ.
Đồng thời, có giải pháp, biện pháp hạn chế tác động tiêu cực từ việc ban hành bảng giá đất mới theo Luật Đất đai 2024.
Bộ cũng đề xuất, thí điểm mô hình trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, hoạt động môi giới.
Theo The Sun, các loại đậu đều dễ nấu và có giá thành rẻ. Hơn nữa, đậu còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, chứa nhiều chất xơ và protein. Buettner nói với podcast Khoa học và Dinh dưỡngcủa ZOE: “Nền tảng của mọi chế độ ăn kéo dài tuổi thọ trên thế giới là đậu. Ăn khoảng 60g đậu mỗi ngày có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ thêm khoảng 4 năm so với các nguồn protein kém lành mạnh hơn”.
Nhà nghiên cứu đánh giá thực phẩm thực sự giúp con người sống lâu và khỏe mạnh là “thực phẩm nông dân” - những thứ giá rẻ mà mọi người đều có thể mua được.
Giáo sư Tim Spector, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng, giải thích đậu có thể cải thiện sức khỏe đường ruột của chúng ta và từ đó tăng cường hệ miễn dịch.
Thực phẩm giàu chất xơ nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong ruột của chúng ta và polyphenol - hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa cũng vậy. Giáo sư Spector cho biết: “Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ sửa chữa các tế bào, góp phần giúp bạn sống lâu khỏe mạnh”.
Thực phẩm lên men
Giáo sư Spector giải thích rằng nhiều quốc gia Địa Trung Hải, bao gồm cả những nơi trường thọ, ăn nhiều phô mai dê, sữa chua và các loại thực phẩm lên men từ sữa khác. Ông Buettner giải thích: "Cho đến khoảng năm 1960, người dân ở Sardinia chủ yếu ăn bánh mì kèm phô mai".
Tương tự ở Nhật Bản, các sản phẩm lên men từ đậu nành như tương nén, nước tương và miso cũng rất phổ biến.
Thực phẩm lên men có thể cải thiện tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ, các sản phẩm từ sữa lên men như sữa chua và kefir có thể cung cấp các chủng vi khuẩn tốt cho đường ruột.
Ít thịt
Chuyên gia Buettner cho biết trong lịch sử, những người sống ở vùng trường thọ chỉ ăn thịt khoảng 5 lần một tháng. Ông giải thích các cuộc khảo sát trong hơn 100 năm qua cho thấy người dân ở những khu vực này không ăn nhiều thịt.
Khoảng 90% thực phẩm được sử dụng phổ biến có nguồn gốc từ thực vật.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, mặc dù thịt là nguồn cung cấp protein tốt nhưng ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng cholesterol, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Ngoài ra, bạn có thể nhận được tất cả lượng protein cần thiết từ các nguồn thực vật như đậu.
Giáo sư Spector cũng lập luận rằng ăn thịt sẽ chiếm “chỗ trống trên đĩa của bạn”, để lại ít không gian hơn cho các loại rau.