Tại các hợp đồng BT ký kết trước năm 2018 đã dự kiến quỹ đất đối ứng để thanh toán, hiện giá trị quỹ đất (tiền sử dụng đất được xác định tại thời điểm quyết định giao đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013) thanh toán đã tăng, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị công trình BT được phê duyệt.
Trong khi đó, về nguyên tắc áp dụng quy định pháp luật phải thực hiện thanh toán theo Luật PPP, theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết và pháp luật tại thời điểm ký hợp đồng.
“Tuy nhiên, như vậy không bảo đảm phù hợp quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, Nghị định số 69/2019 và Nghị định số 35/2021 là thanh toán theo nguyên tắc ngang giá” – UBND TP Hà Nội đánh giá.
Ngoài ra, theo UBND TP Hà Nội, hiện chưa có quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định nguồn kinh phí bồi thường cho nhà đầu tư có dự án BT phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Nhóm 2, vướng mắc do thiếu quy định để thực hiện ở cấp nghị định hoặc quy định còn cách hiểu chưa thống nhất.
Theo đó, có dự án được phê duyệt và ký kết hợp đồng BT từ năm 2008, trong đó đã giao và xác định giá trị quỹ đất thanh toán. Nay dự án phải phê duyệt điều chỉnh (tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án), nhưng chưa có quy định cụ thể về phương pháp xác định tổng vốn đầu tư, xác định đơn giá, định mức, biện pháp thi công, các loại vật tư, vật liệu đối với khối lượng các hạng mục sẽ thực hiện tại thời điểm hiện nay so với thời điểm phê duyệt dự án.
Nhóm 3, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Như công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư còn vướng mắc về cơ chế, chính sách xác định nguồn gốc đất, tái định cư; quy trình giải phóng mặt bằng phức tạp, phải thực hiện đầy đủ các bước theo quy định đối với từng phương án cụ thể… gây khó khăn trong thực hiện, dẫn đến làm chậm quá trình thực hiện, làm tăng giá trị các dự án BT.
Bên cạnh đó, việc thực hiện dự án khác trên quỹ đất được Nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư là một phần trách nhiệm của nhà đầu tư theo hợp đồng BT bao gồm cả các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
“Hiện có tình trạng nhà đầu tư chỉ tập trung đầu tư xây các công trình thương mại nhà thấp tầng, nhà cao tầng để kinh doanh thu hồi vốn mà chưa tập trung hoàn thiện toàn bộ các hạng mục theo quy hoạch được phê duyệt gây khó khăn trong việc quyết toán, thanh lý hợp đồng BT (dự án khác là một nội dung trong hợp đồng BT). Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về công tác quản lý, giám sát thực hiện dự án khác của dự án triển khai theo hình thức hợp đồng BT (dự án đối ứng cho dự án BT)” – UBND TP cho biết.
Kiến nghị được tiếp tục thực hiện dự án theo hình thức BT
Từ những vướng mắc trên, UBND TP Hà Nội cho biết, thống nhất đề xuất phương án xử lý vướng mắc của Bộ KH-ĐT trong việc triển khai dự án BT chuyển tiếp.
Đối với vướng mắc thuộc nhóm 1 phát sinh từ quy định của luật, đề nghị Bộ đề xuất báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Vướng mắc thuộc nhóm 2 phát sinh từ quy định tại các nghị định. UBND TP đề nghị Bộ nghiên cứu tổng hợp trình Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 69/2019, Nghị định số 35/2021, Nghị định số 15/2021.
Các vướng mắc trong nhóm 3 thuộc thẩm quyền của cơ quan ký kết hợp đồng. Vì vậy, các cơ quan ký kết hợp đồng chủ động xử lý theo thẩm quyền, theo quy định pháp luật và theo hợp đồng dự án.
Cũng theo UBND TP Hà Nội, thực hiện quyết định số 770 ngày 22/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch soạn thảo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), UBND TP đã giải trình, bổ sung hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó có đề nghị Quốc hội xem xét thông qua, cho phép thành phố được thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT), hình thức hợp đồng BT.
Do đó, UBND TP đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận đề nghị của UBND TP về việc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT), hình thức hợp đồng BT.
Các giám định viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 11/2022 của Bộ Y tế "Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần"; cùng đó, phải nghiêm túc thực hiện tự kiểm tra đánh giá hoạt động của đơn vị theo các tiêu chí và bảng điểm được quy định.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn trên địa bàn, chủ động triển khai ký hợp đồng, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế thực hiện khám chuyên khoa, khám cận lâm sàng cho các đối tượng trên cơ sở hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí và quản lý chặt chẽ đối tượng. Tăng cường trao đổi thông tin với cơ quan điều tra, viện kiểm sát về tình hình, kết quả giám định theo quyết định trưng cầu; chỉ tiếp nhận giám định khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định; chỉ bàn giao kết luận giám định, đối tượng giám định cho các nhân, tổ chức theo đúng quy định của pháp luật
Đặc biệt, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát, tổng hợp và đề xuất nội dung cụ thể để sửa đổi các văn bản quy định không còn phù hợp.
Thanh tra bộ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh rà soát các đơn vị trước ngày 30/6. Trên cơ sở kết quả rà soát, tiến hành thanh tra đột xuất ngay đối với các đơn vị có biểu hiện vi phạm trong giám định pháp y tâm thần và điều trị bắt buộc chữa bệnh; đồng thời hằng năm, đưa nội dung này vào kế hoạch thanh tra trình Bộ Y tế xem xét, quyết định.
Trước đó, VietNamNet đưa tin Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ Viện trưởng Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa Lê Văn Hùng và Phó Viện trưởng Nguyễn Thành Công. Đây là tiến trình tiếp theo khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an mở rộng điều tra về sai phạm liên quan đến hoạt động giám định, khám chữa bệnh đối với các bệnh nhân tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà (đóng tại tỉnh Đồng Nai). Hiện Bộ Công an chưa thông tin chi tiết về tiến trình điều tra vụ việc, vụ án liên quan tại cơ quan này.
Ngày 16/6, Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hoà có báo cáo khẩn với Bộ Y tế về việc 11 viên chức của viện và 2 viên chức nghỉ hưu đã bị Cục C02 Bộ Công an bắt, triệu tập. Báo cáo nêu rõ hiện nay tình hình rất cấp bách, không còn cán bộ làm việc nên cơ quan này xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế để ổn định tình hình.