Những cuộc đối đầu giữa Pep Guardiola và Thomas Tuchel luôn rất hấp dẫn, khi cả hai trình diễn dấu ấn chiến thuật đỉnh cao trong bóng đá hiện đại.
![]() |
Thomas Tuchel thắng Pep Guardiola ở 3 lần đối đầu trong năm nay |
Cả hai bắt đầu hành trình huấn luyện gần như cùng thời điểm. Dù vậy, xuất phát điểm của Pep Guardiola tốt hơn rất nhiều, khi từ Barcelona B lên đội một từ sớm, trong khi Tuchel đi từng bước chậm chạp vì sự nghiệp cầu thủ của ông vốn không nổi bật.
Trong các HLV hiện đại, Pep Guardiola là người có ảnh hưởng lớn nhất đến Tuchel, đặc biệt về khía cạnh kiểm soát bóng và xây dựng các phương án tấn công.
Đã có 8 cuộc đối đầu chính thức giữa hai người, từ thời điểm còn làm việc ở Bundesliga cho đến Premier League.
Pep Guardiola chiếm ưu thế hơn về kết quả đối đầu, với 4 chiến thắng và thua 1. Những thắng lợi này đều diễn ra khi ông dẫn Bayern Munich đối đầu Dortmund của Tuchel.
Giữa Bayern Munich và Dortmund thời điểm ấy có quá nhiều khác biệt. Vì thế, Pep Guardiola áp đảo cũng là điều bình thường.
Khi Tuchel đến Chelsea đầu năm nay, mọi thứ đảo chiều. Nhà cầm quân người Đức giành chiến thắng trong cả 3 cuộc đấu trí trên các đấu trường khác nhau.
![]() |
Chelsea hạ Man City ở chung kết Champions League 2020-21 |
Cuộc đối đầu gần nhất giữa hai đội là chung kết Champions League 2020-21 tại Porto ( Bồ Đào Nha). Chelsea đánh gục Man City để bước lên bục vinh quang.
Có thể thấy, với lực lượng gần như tương đồng, Tuchel hoàn toàn lấn át Pep.
Pep lại ôm hận trước Tuchel?
Trận chung kết Champions League là thất bại thứ 3 liên tiếp của Pep Guardiola trước Tuchel, trên cả 3 đấu trường khác nhau. Trước đó là hai trận thua ở FA Cup và Premier League.
Tuchel khiến giấc mơ giành Champions League của Pep Guardiola với Man City, cũng như tham vọng của các thành viên Hoàng gia UAE, tan vỡ. Ở Premier League, Chelsea khiến đội bóng thành Manchester phải hoãn lễ đăng quang.
Giờ đây, cuộc đấu trí thứ 4 giữa hai người ở nền bóng đá Anh đặt ra nhiều câu hỏi cho Pep.
Tuchel tạo nên một Chelsea ổn định và rất cân bằng. Họ khởi đầu mùa giải với lịch thi đấu nặng nề nhưng đang dẫn đầu bảng Premier League với 14 điểm, 12 bàn thắng và chỉ lọt lưới 1.
Chelsea của Tuchel đa dạng với nhiều giải pháp tấn công. 10 cầu thủ khác nhau của The Blues đã lập công, nhiều hơn bất cứ đối thủ nào tại giải Ngoại hạng.
![]() |
Pep có nhiều nỗi lo khi gặp lại Tuchel |
Trong khi đó, Man City thiếu ổn định từ khi bước vào mùa bóng mới. Nhà ĐKVĐ có thể bùng nổ với những trận thắng ghi 5-6 bàn. Ngược lại, có những trận họ tấn công bế tắc.
Trận thua Tottenham và hòa Southampton là bộ mặt khác của Man City. Các học trò Pep Guardiola thống trị bóng, nhưng không tạo được đột biến khi tấn công.
Bản thân Pep đã nhận thấy hạn chế này trước khi mùa giải khởi tranh. Ông cố gắng đưa Harry Kane về sân Etihad để xây dựng thêm các giải pháp tấn công linh hoạt hơn, trực diện hơn.
Thương vụ Harry Kane sụp đổ vào phút cuối chuyển nhượng, khiến Man City không có có "số 9" nào. Giải pháp "số 9 ảo" chỉ bùng nổ khi đối phương lỏng lẻo. Trước những đội tổ chức phòng ngự tốt, The Citizens bế tắc.
Với sức mạnh phòng ngự, hiệu ứng từ tân binh Romelu Lukaku và sự trở lại của N'Golo Kante, Tuchel sẵn sàng đánh bại Pep Guardiola một lần nữa. Nếu thành công, sẽ là lời tuyên chiến của Chelsea về cuộc lật đổ Man City và hướng đến danh hiệu Premier League.
Đại Phong
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2021-2022 - VietNamNet xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu vòng 6 Ngoại hạng Anh mùa giải 2021/22.
" alt=""/>Chelsea vs Man City, Pep Guardiola dễ ôm hận Thomas TuchelHội thảo diễn ra trong 02 ngày (28 và 29/10) với sự tham dự của các học giả, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đến từ Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Đan Mạch, Canada, Australia, Iceland, Ấn Độ, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Latvia và Việt Nam, cùng toàn thể giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện Chính trị khu vực II.
Tại phiên tổng thể, các tham luận về “tài chính sáng tạo cho đầu tư cơ sở hạ tầng thành phố ở châu Á bằng cách tăng tỷ suất lợi nhuận từ doanh thu thuế lan tỏa” của GS Naoyuki Yoshino - Hiệu trưởng và CEO Viện Nghiên cứu phát triển châu Á (ADBI), Nhật Bản; về “lãnh đạo công: những thách thức trong nghiên cứu và các chương trình đào tạo” của GS Richard Callahan - ĐH San Francisco, Hoa Kỳ, đã được trình bày để các đại biểu tham dự hội thảo cùng thảo luận.
PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện CTQG Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc hội thảo |
Trong khuôn khổ của hội thảo, nhiều phiên thảo luận song song theo chủ đề cũng được tổ chức để làm sâu sắc nội dung hội thảo. Cụ thể là bao gồm 2 phiên về vốn nhân lực (cách tiếp cận mới để tăng cường lực lượng lao động ngành nghề, chính sách giáo dục, đào tạo và xã hội hóa tại Việt Nam; 2 phiên về phát triển bền vững (từ hoạch định chính sách đến thực tiễn lãnh đạo, thách thức giữa đô thị và nông thôn); 2 phiên về lãnh đạo trong kỷ nguyên mới (chuyển hóa và thay đổi, thách thức toàn cầu và địa phương); bên cạnh đó là các phiên về: Quy trình hoạch định chính sách: các bên liên quan và vai trò trong bối cảnh Việt Nam; Đối tác công - tư: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam; Đổi mới xã hội và chính sách xã hội ở Việt Nam; Lãnh đạo công chúng và chính trị; Công nghệ trong hoạch định chính sách công.
PGS, TS Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại phiên Diễn đàn |
Ban tổ chức Hội thảo cũng tổ chức Diễn đàn Lãnh đạo học và chính sách công. Phát biểu tại diễn đàn của Hội thảo, PGS, TS Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II đánh giá cao sáng kiến tổ chức sự kiện này của Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu. Đây là hoạt động hợp tác rất có ý nghĩa giữa Học viện Chính trị khu vực II với Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).
PGS, TS Phạm Minh Tuấn - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II phát biểu tại phiên bàn tròn Chính sách công |
PGS, TS. Phạm Minh Tuấn hy vọng đây là bước khởi đầu tốt đẹp để mở ra khả năng hợp tác tiếp theo giữa Học viện Chính trị khu vực II với các nhà khoa học tham gia Hội thảo cũng như với Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu; là biểu hiện cụ thể nhất cho tiến trình đồng thuận và kết nối giữa các bên.
Theo PGS. TS Nguyễn Viết Thảo - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã được nhiều thành công và thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, tạo ra thế và lực mới cho quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đứng trước nhiều thách thức.
Toàn cảnh hội thảo |
Trong những năm tới, Việt Nam phải thực hiện thành công nhiều mục tiêu, nhiệm vụ to lớn và nặng nề, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, từng bước trở thành quốc gia phát triển; xây dựng đất nước theo hướng phát triển bền vững; bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tất cả những điều đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, quản lý của Việt Nam phải có tư duy mới, tầm nhìn mới và phong cách hoạt động mới trong lãnh đạo và quản lý.
PGS. TS Nguyễn Viết Thảo cũng cho rằng, trong bối cảnh thế giới thay đổi phức tạp, nhanh chóng, không quốc gia nào có thể phát triển được nếu không đặt mình vào trong bối cảnh đó. Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế hội nhập sâu với kinh tế toàn cầu; đồng thời, sự hội nhập trên các lĩnh vực khác, từ văn hóa - xã hội, an ninh, chính trị… cũng ở mức độ toàn diện, sâu sắc. Vì vậy, việc đổi mới tư duy, tầm nhìn, phong cách lãnh đạo, quản lý càng trở nên cấp thiết hơn đối với các cấp lãnh đạo, chính quyền.
Hiện Học viện Chính trị khu vực II đã và đang triển khai nhiều chương trình, từ đào tạo cơ bản đến bồi dưỡng thường xuyên nhằm tăng cường kỹ năng lãnh đạo, tầm nhìn cho các cấp lãnh đạo, cán bộ quản lý.
Phi Hùng (HVCTKVII)
" alt=""/>Hội thảo khoa học quốc tế ‘Lãnh đạo học và chính sách công’