Để thực hiện thí điểm Chương trình đưa người dân lên các nền tảng số, như ICTnews đã thông tin, cuối tháng 3, cùng với việc thành lập Hội đồng đánh giá xác định nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, Bộ TT&TT đã ban hành Khung tiêu chí, quy trình xác định nền tảng số có khả năng triển khai rộng khắp.
Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện đánh giá các nền tảng số, bảo đảm chỉ những nền tảng đáp ứng yêu cầu mới được khuyến khích sử dụng nhằm bảo vệ người dân, giảm thiểu tối đa những nguy cơ có thể xảy ra.
Mỗi nền tảng đăng ký tham gia Chương trình sẽ được đánh giá bởi một Hội đồng do Bộ TT&TT thành lập với sự tham gia của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, các Hội/ Hiệp hội gồm Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam.
Các nền tảng số sẽ được đánh giá theo 4 nhóm tiêu chí gồm: Tiêu chí về tư cách pháp nhân và năng lực của tổ chức, doanh nghiệp; Tiêu chí về chức năng và tính năng của nền tảng số; Tiêu chí về an toàn, an ninh mạng; Một số tiêu chí đặc thù khác.
Vụ Quản lý doanh nghiệp được Bộ TT&TT giao là đơn vị thường trực, điều phối chung hoạt động đánh giá các nền tảng số phục vụ người dân; thực hiện các thủ tục trình Lãnh đạo Bộ công nhận.
Theo hướng dẫn của Vụ Quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp có nền tảng số phục vụ người dân cần gửi hồ sơ đăng ký về Bộ TT&TT gồm các tài liệu thể hiện thông tin về doanh nghiệp và nền tảng số tương ứng với các tiêu chí được ban hành.
Cụ thể, thông tin doanh nghiệp gồm: Tên doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (đối với tổ chức); ngành nghề kinh doanh chính; thông tin tỷ lệ sở hữu, địa chỉ của trụ sở chính; Thông tin về năng lực tài chính, kinh doanh bao gồm vốn điều lệ, doanh thu và lợi nhuận 3 năm gần nhất; Thông tin về năng lực nhân sự gồm tổng số lao động chuyên môn CNTT, Tổng số lao động; Tên, số điện thoại, email của lãnh đạo phụ trách và cán bộ đầu mối của doanh nghiệp.
Về thông tin nền tảng số, hồ sơ đăng ký cần ghi rõ thông tin về: Tên thương hiệu nền tảng và loại nền tảng số như thông tin liên lạc, đi lại, mua sắm, thương mại điện tử, cập nhật tin tức, học tập, sức khỏe, du lịch, an toàn thông tin mạng, thanh toán, loại khác; Tài liệu thiết kế hệ thống, mô tả chức năng, dịch vụ nền tảng có thể cung cấp.
Cùng với đó, hồ sơ cần cung cấp thông tin phân tích các đặc trưng nền tảng số đối với nền tảng của doanh nghiệp như: có sử dụng điện toán đám mây, cung cấp chức năng như là dịch vụ (as-a-service), khả năng tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu mà không cần chỉnh sửa mã nguồn; Phân tích tiềm năng đáp ứng nhu cầu phổ biến của người dân đối với nền tảng của doanh nghiệp; Phân tích khả năng đáp ứng khi quy mô người dùng tăng trưởng đột biến thông qua việc chỉ cần tăng năng lực hạ tầng mà không cần chỉnh sửa thiết kế, kiến trúc và mã nguồn.
Đối với tài liệu về an toàn thông tin, thông tin cần cung cấp là hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt và cam kết kế hoạch, lộ trình triển khai phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ không quá 3 tháng (nếu có); phương án bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân theo Luật An toàn thông tin mạng, luật an ninh mạng; phương án về lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam theo quy định của Luật An ninh mạng.
Theo Bộ TT&TT, được người dân Việt Nam sử dụng nhiều là nền tảng số Việt Nam trong lĩnh vực liên lạc. Số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng của Zalo đạt 74,7 triệu vào tháng 2/2022, cao hơn Messenger của Meta (67,8 triệu). Đặc biệt, tổng lượng dữ liệu trung bình mỗi người dùng Việt Nam tạo ra, trao đổi hàng tháng với nhau trên Zalo và Mocha xấp xỉ 591 MB, nhiều hơn 1,43 lần so với tổng lượng dữ liệu trao đổi trên Top 3 nền tảng nước ngoài phổ biến ở Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng về khả năng thu hút dữ liệu người dùng Việt Nam lưu trữ trên nền tảng số của Việt Nam. Sổ sức khỏe điện tử là điểm sáng tiếp theo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thường xuyên giữ vị trí đứng đầu về lượt tải và số lượng người dùng hằng tháng (19,9 triệu) trong nhóm Y tế. ViettelPost chuyển phát nhanh đứng đầu nhóm ứng dụng giao hàng cả về lượt tải và số lượng người dùng thường xuyên hằng tháng. Lĩnh vực tài chính số phát triển khá ổn định, vững chắc và tương đối đồng đều giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng cho biết thêm, hầu hết các nhóm nền tảng xã hội số khác còn phát triển khá khiêm tốn, trong đó một số nền tảng số như du lịch, học tập, chăm sóc sức khỏe có dấu hiệu suy giảm trong quý 1/2022. |
Vân Anh
Cùng với việc thành lập Hội đồng đánh giá nền tảng số phục vụ người dân năm 2022, Bộ TT&TT cũng vừa ban hành khung tiêu chí và quy trình xác định các nền tảng số này.
" alt=""/>Hướng dẫn doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký đánh giá nền tảng số phục vụ người dânGenesis Vision đánh bật Bitcoin khỏi vị trí đồng tiền số lớn nhất trên Coinmarketcap.
Trước sự xuất hiện của một đồng tiền số lạ với giá trị quá lớn, nhiều người dùng bày tỏ sự bất ngờ. “Thật không thể tin được. GVT được bơm giá cao hơn cả Bitcoin”, tài khoản Jameisback1992 bình luận trên Coinmarketcap.
“Cái quái gì ở đây vậy?”, người dùng @Jamnpepa đăng ảnh trên Twitter và gắn thẻ tài khoản của Coinmarketcap.
Khoảng 15 phút sau khi đưa GVT lên vị trí đồng tiền số có giá trị lớn nhất thế giới, token này lẳng lặng biến mất khỏi danh sách những dự án có vốn hóa lớn nhất của Coinmarketcap. Giá trị đồng tiền số được trả về mốc trước đó, khoảng 0,37 USD/đồng. Tổng vốn hóa, khối lượng giao dịch của Genesis Vision được sửa còn lần lượt là 1,6 triệu USD và 7.900 USD. So với thông tin hiển thị trước đó, giá trị của đồng tiền số này đã giảm khoảng 400 triệu lần.
Trên các trang thông tin chính thức, Coinmarketcap không đăng tải bất kỳ thông tin nào liên quan đến lỗi hiển thị giá của token GVT. Ngoài ra, biểu đồ theo ngày và tuần của token này trên Coinmarketcap không đồng nhất về dữ liệu.
![]() |
Coinmarketcap hiển thị giá của GVT tăng từ 0,3 USD lên 120 triệu USD. |
Trong khi đó, dữ liệu từ Coingecko cho thấy Genesis Vision là một dự án có khối lượng giao dịch rất bé, giá trị giao động xung quanh mốc 0,3 USD trong thời gian dài. Sau khi được hiển thị trên vị trí cao nhất của Coinmarketcap, giá GVT bật tăng lên mốc 0,45 USD rồi sập về mức cũ.
Dữ liệu về giá trị của GVT trên sàn giao dịch Pancakeswap cũng tương tự Coingecko, trái ngược với thông tin từ Coinmarketcap. Do đó, đây có thể là lỗi của nền tảng này.
Đây không phải là lần đầu Coinmarketcap gặp vấn đề hiển thị thông tin các loại tiền số. Vào tháng 9/2021, giá của token NanoDogecoin (INDC) trên Coinmarketcap bị hiện sai, tăng từ 0,000000000748 USD lên 20 USD trong một ngày. Đến tháng 12/2021, loạt tiền số lớn bị hiển thị sai giá trên nền tảng. Bitcoin được đẩy lên 852 tỷ USD/đồng, ETH là 48.863 tỷ USD/đồng. Sau sự cố này, Coinmarketcap đã nhận lỗi và hứa khắc phục.
Coinmarketcap là website về giá và biểu đồ của các loại tiền số. Theo dữ liệu từ Similarweb, nền tảng này có khoảng 175 triệu lượt truy cập mỗi tháng, là website xếp hạng 344 toàn cầu, thứ 11 trong hạng mục đầu tư, tài chính tại Mỹ.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
(Theo Zing)
Tối 13/4, Bitcoin bất ngờ bật tăng sau một tuần giảm giá. So với đáy 39.400 USD trong 7 ngày qua, BTC đã tăng khoảng 5,6%.
" alt=""/>Lỗi hiển thị khiến một đồng tiền số tăng 400 triệu lần, vượt Bitcoin