TIN BÀI KHÁC
Mẹo tiết kiệm xăng thời tăng giá
Làm gì khi xe bị nổ lốp?
Dùng đèn khi lái xe, dễ mà khó
Những lưu ý “vàng” khi lái xe
Hotline sẽ vận hành từ 1/12
Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ vừa ban hành văn bản thông báo số điện thoại và hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Theo đó, kể từ ngày 1/12/2018, Cục Phòng, chống tham nhũng tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng qua số điện thoại và hộp thư điện tử.
" alt=""/>Từ tháng 12 vận hành hotline tiếp nhận phản ánh tham nhũngChiều 26/10 tại Đà Nẵng, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), Bộ TT&TT tổ chức hội thảo phổ biến văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin điện tử.
Tại hội thảo, lãnh đạo Cục PTTH&TTĐT đã phổ biến Thông tư số 17/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 quy định chi tiết về quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động và Thông tư số 08/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 sửa đổi bổ sung cho Thông tư 17.
Ngoài ra, Phó cục trưởng Cục PTTH&TTĐT Lê Quang Tự Do trực tiếp trình bày Thông tư 38/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.
![]() |
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT trình bày về các thông tư mới của Bộ trên lĩnh vực thông tin điện tử. |
Thông tư này quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam khi cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, các đơn vị này phải phối hợp với Bộ TT&TT để xử lý thông tin vi phạm theo quy định.
Ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh, người dân Việt Nam không bị cấm sử dụng mạng xã hội, nhưng sử dụng phải đúng pháp luật.
“Người dân Việt Nam có quyền thừa hưởng mọi thành tựu công nghệ thông tin của nhân loại, nhưng phải đảm bảo rằng việc thụ hưởng đó phải an toàn và lành mạnh. Hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống chế độ, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Chúng ta tìm mọi cách để ngăn chặn hành vi này chứ không phải ngăn chặn mạng xã hội”, ông Do nói.
Theo ông, Bộ TT&TT đã nhận rất nhiều đơn kêu cứu từ người dân về thông tin xúc phạm, bôi nhọ, đơn thư từ các doanh nghiệp về việc bị xuyên tạc. Theo thống kê mới nhất, có 53 triệu tài khoản facebook tại Việt Nam (khoảng 30-35 triệu người dân dùng facebook). Số lượng tài khoản YouTube cũng rất lớn.
![]() |
Quang cảnh hội thảo chiều nay. |
Phó cục trưởng Cục PTTH&TTĐT cũng nhấn mạnh, những trang facebook hay website mang tên lãnh đạo Đảng, nhà nước hiện đều là giả mạo.
Theo ông liệt kê, hành vi sai phạm trên mạng xã hội phổ biến nhất gồm: Tuyên truyền chống phá nhà nước của các thế lực thù địch; xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, của tổ chức khác; quảng cáo các mặt hàng, hành vi sai phạm”.
“Hôm qua tôi mới nhận được tin nhắn, nội dung là nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập công ty chuyên bán tiền giả, rồi có khuyến mãi nếu mua tiền giả! Như vậy đang có những loại quảng cáo xuyên tạc, sai sự thật hoặc vi phạm pháp luật.”
“Nếu chúng ta không cùng nhau chung tay từ Trung ương đến địa phương, từ Bộ đến nhà cung cấp để xử lý, thì môi trường mạng của chúng ta sẽ không lành mạnh. Đây là trách nhiệm của chúng ta”, ông Do nói thêm.
Cao Thái
" alt=""/>'Việt Nam không ngăn cấm mạng xã hội hoạt động'Bà Cao Thị Thu Huyền, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel trao giải cho khách hàng trúng giải Kim Cương với tổng giá trị giải thưởng 60 triệu đồng.
Ngày 18/12/2018, Tổng Công ty Viễn thông Viettel tổ chức lễ Trao giải chương trình Lắng nghe để phát triển năm 2018 - một hoạt động thường niên thu hút sự tham gia của đông đảo khách hàng trong nhiều năm qua.
Theo đó, ngoài giải thưởng năm gồm 1 giải Kim Cương (tổng giá trị giải thưởng 60 triệu đồng), 3 giải Vàng (tổng giá trị giải thưởng hơn 22 triệu đồng), 5 giải Bạc (trị giá 10 triệu đồng), trong năm thứ 5 của chương trình “Lắng nghe để phát triển”, Viettel đã tôn vinh và trao tặng 3.000 giải thưởng khác với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng cho các khách hàng có những đóng góp thiết thực.
Tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014, cho đến nay, Viettel vẫn là doanh nghiệp viễn thông duy nhất tổ chức “Ngày hội lắng nghe” hàng năm để tôn vinh khách hàng đã góp ý cho sản phẩm, dịch vụ của mình mà rất nhiều trong số đó là những phàn nàn, khiếu nại gay gắt. Sự khác biệt của chương trình thể hiện ở chỗ, thay vì né tránh, Viettel chủ động lắng nghe và khuyến khích khách hàng chỉ ra những bất cập trong quá trình sử dụng dịch vụ để từ đó hoàn thiện và nâng cao công tác phục vụ.
" alt=""/>Hàng nghìn ý kiến của khách hàng đóng góp cho Viettel hoàn thiện sản phẩm dịch vụ