Sự sụt giảm mạnh về doanh thu khiến các chuỗi bán lẻ công nghệ phải liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mãi sâu ngay cả trong mùa cao điểm bán hàng cận Tết. Mức khuyến mãi không ngừng gia tăng khiến nhiều sản phẩm đã giảm 30-50% so với giá niêm yết lúc mở bán.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện truyền thông một hệ thống bán lẻ di động lớn cho biết, doanh thu nhiều ngành hàng tại đây đã sụt giảm chỉ còn 60% so với các tháng cuối năm.
Doanh thu giảm xuống dưới điểm hoà vốn, chưa kể đến việc bán hàng với mức lợi nhuận âm do áp lực phải thu hồi tiền và cạnh tranh khiến đại lý này chịu mức lỗ lớn hơn cả những tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19.
Không chỉ ở mảng di động, các ngành điện tử tiêu dùng nói chung đều chịu ảnh hưởng bởi xu hướng người tiêu dùng giảm sức mua do gặp khó khăn về kinh tế.
Đặc biệt, trong Quý 4/2022, tổng thị trường laptop đã giảm khoảng 50%. Điều tương tự cũng được dự đoán sẽ diễn ra trong Quý đầu năm nay khi quy mô thị trường laptop có thể sẽ giảm 35-40% so với cùng kỳ năm trước. Điều này trái ngược hoàn toàn so với giai đoạn 2020-2021, khoảng thời gian chứng kiến sức mua máy tính tăng đột biến đến từ nhu cầu học và làm việc online.
Theo ông Nguyễn Lạc Huy - đại diện truyền thông hệ thống bán lẻ CellphoneS, do quá lạc quan về nhu cầu, thị trường bán lẻ công nghệ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung đều đang hứng chịu cảnh lượng hàng tồn kho dâng cao. Theo ước tính, mức tồn kho của toàn thị trường đang ở mức 8-12 tháng bán hàng.
“Sức ép từ việc lãi suất ngân hàng tăng cao, lượng hàng tồn kho nhiều và sự thiếu hụt về dòng tiền khiến các nhà bán lẻ phải triển khai các chương trình khuyến mãi giảm giá sâu nhằm mục đích thu hút khách hàng. Nhiều sản phẩm được cửa hàng giảm giá từ 30-40% với mục đích duy nhất là có thể giảm bớt hàng tồn kho, thu hồi dòng tiền sớm”, ông Huy chia sẻ.
Cũng theo vị chuyên gia này, trước tình hình ngày càng khó khăn của thị trường bán lẻ đồ công nghệ, các nhà bán lẻ hầu như đã tạm dừng việc mở rộng các cửa hàng. Bên cạnh đó, các biện pháp cắt giảm chi phí đang được ưu tiên hàng đầu để duy trì sự tồn tại của hệ thống, tương tự như khoảng thời gian giãn cách xã hội.
Chuỗi bán lẻ này hiện đã dừng việc tuyển mới nhân sự, cắt giảm giờ công và người lao động tại các cửa hàng có doanh số yếu, cũng như ở các khung giờ vắng khách hàng. Ngoài ra, các khoản chi phí điện nước, văn phòng phẩm… cũng sẽ được tiết kiệm tối đa.
“Dự kiến, CellphoneS sẽ làm việc với các chủ mặt bằng để có sự hỗ trợ về chi phí cho thuê trong thời gian thị trường sụt giảm nghiêm trọng. Chúng tôi cũng đang làm việc với các hãng, các nhà phân phối và đối tác để có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau”, ông Huy nói.
Một chuỗi bán lẻ lớn khác là Thế giới Di động cũng đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp này vừa phải tiến hành thanh lý hàng hóa để đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng điện thoại, điện máy Bluetronics ở Campuchia, dù từng là chuỗi bán lẻ lớn nhất nước này với 55 cửa hàng trước đó.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động cho thấy, doanh thu của hệ thống bán lẻ này đạt hơn 30.588 tỷ đồng, giảm 15% so với quý IV/2021. Lợi nhuận sau thuế của Thế giới Di động trong quý IV/2022 đạt 619 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với cùng kỳ.
Một điểm đáng chú ý trong báo cáo là quy mô nhân sự của Thế giới Di động đã bị thu hẹp. Dù sau đó, đại diện hệ thống bán lẻ này cho biết báo cáo bị nhầm lẫn và không có chuyện sa thải 7.000 lao động, lượng nhân sự sụt giảm sau cập nhập số liệu của Thế giới Di động vẫn ở mức 2.500 người (tương đương khoảng 3,3% tổng nhân sự).
Theo Thời báo Hoàn cầu, giá mũ bảo hiểm ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khi mà nguồn cung cấp ngắn hạn bị thiếu hụt vì chính sách mới về giao thông ở nước này.
Bình thường, trước tháng 4, mũ bảo hiểm được bán với giá 30NDT song hiện giờ giá mặt hàng này cao hơn 80NDT, trang tin chuyên về tài chính 36kr.com cho biết.
Giá mũ bảo hiểm tăng mạnh sau khi Bộ Công An Trung Quốc ngày 21/4 phát động chiến dịch “một mũ bảo hiểm, một dây an toàn”, bắt đầu có hiệu lực vào 1/6.
Chiến dịch này nhằm bảo vệ người lưu thông trên đường, thông qua việc buộc những người đi xe điện phải đội mũ bảo hiểm còn người đi ôtô phải thắt dây an toàn.
Trung Quốc từng thực thi chính sách buộc người đi xe máy đội mũ bảo hiểm và hiện giờ quy định trên tiếp tục được áp dụng với những người đi xe điện.
Do lượng người sở hữu xe điện ở Trung Quốc vô cùng lớn nên động thái trên đã khiến nhu cầu mua mũ bảo hiểm tăng vọt và gây thiếu hụt.
Theo số liệu thống kê chính thức, tính tới tháng 6/2019, có gần 250 triệu xe điện lưu thông ở Trung Quốc. Nếu tính cả số xe điện không đăng ký thì con số này có thể lên tới 300 triệu.
Do không bắt buộc nên chỉ có 30% số người đi xe điện đội mũ bảo hiểm. Điều này đồng nghĩa rằng Trung Quốc hiện thiếu tới 200 triệu mũ bảo hiểm.
Minh Hải
" alt=""/>Hàng chục triệu người Trung Quốc vội vã mua mũ bảo hiểm