1. Trước khi bước vào trận gặp Thái Lan ở King’s Cup, HLV Park Hang Seo đã có cuộc trao đổi dài cùng với giới truyền thông tại Buriram.Và đúng như tính cách của mình, chiến lược gia người Hàn Quốc tuyên bố cứng cũng như có niềm tin sắt đá về đội nhà, dù thực tế tuyển Việt Nam đang gặp khá nhiều vấn đề về thể lực, sự quá tải.
 |
Tuyển Việt Nam đang không quá ổn về chuyên môn, nhưng tinh thần thì ngược lại |
Bất chấp điều đó, HLV Park Hang Seo vẫn quả quyết ông cùng tuyển Việt Nam "không đánh giá thấp Thái Lan nhưng tại sao phải sợ họ? Gặp đối thủ nào cũng không sợ. Tôi luôn dặn cầu thủ như vậy. Kể cả gặp đội mạnh như Nhật Bản cũng thế. Không có gì phải sợ hãi cả.
Không sợ hãi Thái Lan thì đây sẽ là niềm tin đầu tiên cho nhà vô địch AFF Cup 2018 sẽ chơi tấn công trước đội chủ nhà King’s Cup...
2. Công tâm mà nói, đến lúc này tuyển Việt Nam vẫn chưa ổn khi phần lớn các cầu thủ trụ cột đang đối mặt với những vấn đề riêng của mình từ phong độ cho tới sự quá tải với số lượng trận đấu dày đặc, hay vừa trở lại sau chấn thương.
Nhiều vấn đề như thế, nhưng HLV Park Hang Seo vẫn tin tưởng đội nhà chơi tốt trước Thái Lan là vì điều gì? Rất rõ ràng chiến lược gia người Hàn Quốc phải hiểu rất rõ tuyển Việt Nam mới có thể đưa ra những phát biểu mạnh mẽ như đã thấy.
Niềm tin ấy của ông Park nằm ở tinh thần khá thoải mái của đội nhà, và càng tin tưởng hơn khi tuyển Việt Nam sẽ phải chơi tấn công khi hiện tại đây mới là tuyến thi đấu có phong độ tốt nhất trong thời gian qua.
Tuyển Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh bại người Thái một cách... rực rỡ nhất, nếu như chơi phòng ngự trong bối cảnh mà HLV Park Hang Seo có Văn Toàn, Quang Hải, thậm chí Hồng Duy đang có được phong độ tương đối ổn suốt thời gian qua.
 |
để đây là niềm tin cho tuyển Việt Nam chơi tấn công và chiến thắng người Thái |
3. Tuyển Việt Nam cần phải chơi tấn công không đơn thuần vì hết sợ, hay đang có những ngôi sao tấn công thượng thặng... mà còn vì rất đơn giản King’s Cup chỉ là một giải đấu giao hữu mà thôi.
Ở một giải đấu giao hữu và chỉ có ít ngày chuẩn bị thì việc nghĩ nhiều hay nặng nề chuyện thắng thua thực sự là... vô lý. Và đương nhiên, ông Park cũng hiểu điều này hơn ai hết khi biết tuyển Việt Nam đang có gì từ phong độ, thể trạng cho tới tinh thần.
Kết quả ở King’s Cup không quá quan trọng như thế thì việc chơi tấn công một cách sảng khoái rõ ràng là điều mà chiến lược gia người Hàn Quốc yêu thích hơn thay vì cố gắng chơi một cách thận trọng.
Người hâm mộ thích thắng và thắng đẹp Thái Lan càng là động lực để khiến HLV Park Hang Seo phải bỏ đi lối chơi sở trường của mình: phòng ngự chặt, tấn công nhanh như bao giải đấu đã qua để xua quân lên chơi một thế trận cởi mở.
Và nếu không thể chiến thắng bằng lối chơi tấn công thì cũng chẳng có gì phải buồn khi King’s Cup như đã nói cũng chỉ là giải đấu... giao hữu mà thôi!
Vậy thì cớ gì không chơi tấn công, ông Park!
Mai Anh
" alt=""/>Tuyển Việt Nam đấu Thái Lan: Cứ đá thôi, cay cú để đối thủ
Đây là cuộc thi do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thường niên từ năm 2017 với sự tham gia của sinh viên nhiều trường ĐH nhằm khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên, rèn luyện khả năng tạo ra các sản phẩm thiết thực hướng tới khởi nghiệp."Máy lấy tơ sen" thay cho sức lao động thủ công của nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (cùng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã giành giải Nhất chung cuộc về tính mới, sáng tạo và khoa học.
 |
Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ về ý tưởng của nhóm, em Ngô Trần Minh Đức cho hay nhóm nhận thấy hiện nay trên cả nước có khoảng 3.000 hecta trồng sen nhưng thân sen đang bị bỏ đi một cách lãng phí, thậm chí để ngập úng gây ô nhiễm môi trường. Trong khi trên thị trường tơ lụa, xuất hiện loại lụa làm từ tơ sen. Tơ sen mềm mịn không thua kém tơ tằm, thậm chí mang lại giá trị độc đáo khác.
“Nhưng để làm ra một sản phẩm cần mất từ 1 đến 2 tháng do lao động bằng tay thủ công mà trên thị trường không có máy móc nào tự động hóa quá trình lấy tơ. Do làm bằng thủ công nên trên thị trường giá bán của một sẳn phẩm từ tơ sen dao động từ bán ra rất cao, lên đến khoảng 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc sản xuất tơ sen vẫn chỉ dừng lại ở mức thủ công, quy mô nhỏ và chưa được tự động hóa.
Như Nghệ nhân làm lụa từ tơ sen đầu tiên tại Việt Nam - Phan Thị Thuận chia sẻ, thì để làm ra một chiếc khăn dài 1m7, rộng 25cm thì cần đến 4.800 cuống sen. Trong khi một người thợ lành nghề chỉ làm được từ 200-250 cuống mỗi ngày. Như vậy để sản xuất ra một lượng tơ đủ để dệt chiếc khăn phải mất đến hơn 1 tháng. Do đó giá thành sản phẩm cuối cùng rất cao. Thế nên thường chỉ khách du lịch hoặc khách hàng thu nhập cao tiếp cận”, thành viên Trần Quốc Đạt tiếp lời.
Vì vậy nhóm bạn trẻ quyết định nghiên cứu làm máy lấy tơ sen với hy vọng giảm giá thành, tăng năng suất, đặc biệt mang sản phẩm từ sen đến gần hơn với người tiêu dùng.
Em Cao Anh Tú cho rằng dự án rất tiềm năng và khả năng cạnh tranh cao khi đây là chiếc máy đầu tiên trên cả nước lấy tơ sen.
“Máy có tính tự động hóa cao khi tính toán cho phép tích hợp rất nhiều các mô đun tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng”, Tú nói.
Về nguyên lý hoạt động, máy lấy tơ sen có 3 cụm chính. Cụm thứ nhất giúp kẹp thân sen và quay, đồng thời lưỡi dao đi vào tạo vết cắt trên thân sen. Cụm thứ hai tay kẹp sẽ kẹp một đầu của thân sen để kéo xoắn nhằm lấy những sợi tơ ban đầu. Và cụm thứ ba sẽ làm công việc miết để nối các sợi tơ với nhau thành một sợi tơ hoàn chỉnh.
 |
Nguyên lý của máy mô phỏng lại quá trình thực hiện lấy tơ từ sen bằng tay |
“Các nguyên lý miết tơ được chúng em mô phỏng lại quá trình thực hiện của các nghệ nhân. Gồm có bàn miết dưới và miết trên, mô phỏng cho bàn miết tay người. Vật liệu được dán trên bề mặt bàn miết để tăng ma sát cũng được mô phỏng vân tay người và vẫn đảm bảo độ mềm mại”, Tú chia sẻ.
“Hiện tại, chúng em đã miết thành công sợi tơ sen. Tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào chưa đúng như thiết kế máy với thân sen mẫu nên tỷ lệ miết chưa cao. Song trong tương lai có thể điều chỉnh để đạt được tỷ lệ cao hơn”.
Do đó, nhóm cũng hướng đến việc tiếp tục nghiên cứu để cải thiện máy có thể nhận chất liệu đầu vào là những thân sen có những kích thước, độ ma sát, độ ẩm khác nhau nhằm tăng tỷ lệ thành công trong việc cắt thân, lấy tơ.
Song thành viên Nguyễn Văn Thắng tự tin: “Theo các thông số mà chúng em đã tính toán với tốc độ chạy của máy thì hiệu suất có thể gấp 5-7 lần làm thủ công, do đó có thể rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm lụa chỉ còn mất khoảng hơn 1 tuần”.
 |
Nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (cùng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo Bách khoa 2019. Ảnh: Thanh Hùng |
Để đến được ngày hôm nay, nhóm bạn cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng khó khăn nhất cũng vì máy hoàn toàn mới, chưa có sản phẩm nào có chức năng tương tự trên thị trường nên việc tối ưu hóa các cơ cấu để dựng nên máy vô cùng khó và mất thời gian. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
“Chúng em đã phải tối ưu hóa các cơ cấu, tự dựng nên máy dựa trên cơ sở mô phỏng lại các cơ cấu thực hiện của tay người và quá trình làm ra tơ sen. Chúng em cũng phải thực nghiệm tất cả các thông số động học để tìm hướng tối ưu nhất. Chất lượng có thể tương đương làm thủ công giá thành rất đắt nên chúng em rất tự tin với hướng đi này”, Thắng nói.
Ngoài ra, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên nhóm chưa hoàn thiện được tối đa chất lượng sản phẩm.
Để làm được máy mất tổng chi phí 40 triệu đồng, một nửa do ban tổ chức cuộc thi tài trợ, số còn lại các thành viên trong nhóm phải tự bỏ tiền túi.
“Là sinh viên của Trường ĐH Bách khoa nên chúng em cũng có cái máu muốn làm về những cái mới, thử thách bản thân. Và hơn hết, chúng em nghĩ lăn vào thực tế nhiều thì sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ tiếp cận với các môi trường làm việc được tốt hơn”, Thắng chia sẻ.
 |
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho nhóm sinh viên. |
Các bạn trẻ cho hay đây mới chỉ là những kết quả của bước khởi đầu nhưng động lực cho nhóm là tính khả thi và nhu cầu thực của thị trường.
Hướng phát triển của nhóm là thời gian tới sẽ tiếp tục tính tới làm thêm hệ thống cấp phôi tự động, tức là chỉ cần đặt một bó sen với đủ kích cỡ các loại thân sen thì máy có thể tiếp nhận được hết. Cùng đó sẽ hoàn thiện bộ phận xoắn và miết tơ. “Chúng em sẽ thử nghiệm và tính toán thêm xem tốc độ máy chạy như thế nào thì cho tơ sen ra nhiều nhất và không còn bị đứt”.
Thanh Hùng

Gặp “cha đẻ” của giống gạo Việt ngon nhất thế giới
- Đang sống trong những ngày lâng lâng niềm vui, ông Hồ Quang Cua chia sẻ không thể ngờ được sự chú ý của người dân với sản phẩm này trong những ngày qua lại lớn đến vậy.
" alt=""/>Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam