Cuộc điều tra được tiến hành động lập với Amazon nhằm tìm hiểu động cơ gây ra vụ việc. Có một thuyết âm mưu cho rằng sự đỗ vỡ của nhà Bezos xuất phát từ nguyên nhân chính trị.
Theo The DailyBeats, từ lâu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích tờ The Washington Post (thuộc sở hữu của Jeff Bezos) là sân sau của Amazon, chuyên dùng để nói xấu đối thủ.
Các nhà điều tra muốn tìm hiểu ai đã làm rò rỉ đoạn tin nhắn chứa đầy những từ ngữ lãn mạn mà ông chủ Amazon đã dành cho cựu MC truyền hình Lauren Sanchez.
Theo những người được tiếp cận với cuộc điều tra, đã có 3 giả thuyết được đặt ra. Ban đầu các thám tử nghĩ rằng điện thoại của Bezos bị hack. Tuy nhiên các bước phân tích kỹ thuật tiếp theo đã loại bỏ nguyên nhân này.
Họ cũng xem xét khả năng Lauren Sanchez có tự tung tin để phá vỡ hôn nhân của người tình hay không nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào xác thực.
Giả thuyết thứ ba là có động cơ chính trị trong vụ việc này. Mối nghi ngờ xuất phát từ việc thông tin được phát tán thông qua National Enquirer, một tờ báo lá cải thay vì ấn phẩm uy tín hơn. Các nhà điều tra cho rằng báo lá cải sẽ là nơi “chịu khó” đào sâu, làm lớn câu chuyện. Tầm ảnh hưởng và tác động sẽ lớn hơn đối với bản thân Bezos và cả công ty do ông điều hành.
Ngay sau khi National Enquirer tung ra câu chuyện, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng một bài viết tỏ vẻ hả hê trên Twitter.
Bản thân ông Trump và David Pecker - Giám đốc điều hành American Media Inc, của công ty mẹ của National Enquirer là đôi bạn thân, đã thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau trong thời gian dài. Trong chiến dịch tranh cử Thổng thống Mỹ vào 2016, chính National Enquirer đã đứng về phía ông Trump trong cơn bão chỉ trích chính trị gia này ngoại tình với một số phụ nữ.
Người phát ngôn của Nhà trắng và Amazon không đưa ra bình luận nào trước thông tin về cuộc điều tra này.
Theo Zing
" alt=""/>CEO Amazon thuê thám tử tìm kẻ làm lộ tin nhắn ngoại tìnhTheo các báo cáo trước đó, ba nhà mạng dự kiến sẽ triển khai gần 130.000 trạm gốc 5G vào cuối năm 2019 trong đó, China Mobile triển khai 50.000 trạm, China Unicom và China Telecom mỗi nhà mạng sẽ triển khai 40.000 trạm.
Vào tháng 6/2019, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) của Trung Quốc đã chính thức cấp giấy phép cho việc triển khai mạng 5G thương mại tại nước này. Những giấy phép 5G đó đã được cấp cho 4 nhà mạng bao gồm: China Mobile, China Unicom, China Telecom và Đài phát thanh truyền hình Trung Quốc. Trước đó, vào cuối năm 2018, MIIT đã cấp giấy phép cho thử nghiệm 5G tại một số thành phố trên khắp Trung Quốc.
Vào tháng 9/2019, China Telecom và China Unicom đã ký một thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng di động 5G với mục đích chính là giảm chi phí. Theo thỏa thuận “cùng xây dựng - cùng chia sẻ” này, các nhà mạng sẽ hợp tác để chọn ra các quận tại 15 thành phố để xây dựng mạng lưới 5G.
Trong khi đó, China Mobile, công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số lượng thuê bao, gần đây cho biết họ đã cung cấp dịch vụ 5G tại 50 thành phố trên khắp Trung Quốc.
Theo một báo cáo gần đây của China Daily, China Mobile đặt mục tiêu kết thúc năm 2020 với tổng số 70 triệu người dùng 5G, với khoản đầu tư dự kiến là 20 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,85 tỷ USD).
China Mobile đang hợp tác với Huawei, Nokia, Ericsson và ZTE trong việc triển khai mạng 5G. Theo một báo cáo trước đây được đăng tải bởi South China Morning Post, China Mobile đã trao một nửa số hợp đồng thiết bị mạng 5G cho Huawei Technologies.
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
Trong suốt năm 2019, sự hợp nhất giữa T-Mobile và Sprint vẫn chưa hoàn tất và đang chờ xử lý, sau khi các Tổng chưởng lý của các tiểu bang kiện để chặn thỏa thuận này.
" alt=""/>Trung Quốc kỳ vọng 5G sẽ phủ sóng đến tất cả các thành phố cấp tỉnh vào cuối năm 2020