




"Figure" gây ấn tượng với giới mộ điệu qua lối chơi giữa các nét thẳng, đường chần chỉ thẳng và những đường cắt phóng khoáng có tính toán.



"Figure" gây ấn tượng với giới mộ điệu qua lối chơi giữa các nét thẳng, đường chần chỉ thẳng và những đường cắt phóng khoáng có tính toán.
Trong thâm tâm tôi mong một mái ấm giống như của bố mẹ mình, hai ông bà sống rất tình cảm, đến tuổi này rồi gọi nhau vẫn một điều anh, hai điều em. Bố thích ăn đồ mẹ nấu và mẹ kiếm được công thức món mới nào đều làm cho bố ăn thử. Ngày hai anh em tôi còn nhỏ, mẹ cũng là người có mặt rất nhiều bên hai anh em, chăm sóc chúng tôi từ bữa ăn giấc ngủ. Ngày đó thấy mẹ chăm bố con tôi rất nhẹ nhàng, đơn giản, mà vẫn vô cùng ấm áp.
Vợ tôi thì hay rồi, không hiểu bản năng làm mẹ của em ở đâu mà từ khi em sinh con, nhà cửa đảo lộn lên tất cả.
Lúc còn là vợ chồng son em đã hiếm khi nấu ăn cho tôi rồi, toàn tôi đi làm về thì vào bếp nấu chính, em chỉ cắm nồi cơm ngồi đợi chồng về. Hôm nào tôi không nấu là em gọi ngay shipper mang thức ăn bên ngoài đến. Bây giờ chúng tôi có con, em chỉ ở nhà quanh quẩn với con thôi cũng cảm thấy ngộp thở.
Em thường xuyên ca thán với tôi biết thế này không đẻ nữa, mỗi khi con khóc em đều cuống cả lên, mất kiên nhẫn hô tôi pha sữa cho con uống, lấy bỉm để em thay… mà thực sự con khóc vì cái gì thì hình như em không hiểu. Đưa bình tới miệng con càng ưỡn lên quấy không chịu bú, bỉm thì chưa thấy nặng, đến lúc tôi bảo "hay em cho con ti xem sao" thì em mới thử, rồi thằng bé lại chịu. Ra nó gắt ngủ nên quấy, ngậm được ti mẹ chưa đầy mấy phút đã ngủ say.
Vợ tôi luôn than có con khiến em trầm cảm quá, ôm con cho bú cả ngày thì còn gì là ngực nữa, em không thích hợp để làm một người mẹ. Thực sự tôi đã làm hết cách, thuê cả người giúp việc đỡ đần, nhưng vẫn không thỏa lòng em vì giúp việc không chăm bé buổi đêm, thằng bé vẫn làm em mất ngủ. Được một tháng người giúp việc không chịu được tính khí gắt gỏng của em nên nói khéo xin về.
Bố mẹ tôi mấy lần sang chơi nhà thấy cửa nhà bừa bộn, quần áo khăn tã lộn cả lên đầu, mùi hôi khai, yếm khí ngập phòng thì rất không hài lòng với con dâu. Bố mẹ có góp ý vợ tôi là giờ em bé được vài tháng rồi, không cần kiêng cữ nữa cũng nên để ý đến nhà cửa một chút cho gọn gàng.
Thế mà vợ tôi tức tối, bố mẹ về thì nói với tôi rằng ông bà trước giờ luôn điều khiển, giáo huấn con dâu, ở riêng rồi mà vẫn còn can thiệp. Em gọi điện khóc lóc với bố mẹ đẻ, cứ như em đi lấy chồng bị ngược đãi, sống khổ sở lắm. Bố mẹ vợ tôi quen nuông chiều em từ nhỏ, nghe em khóc gọi điện thì lập tức đến đón em về, không cần biết sự thể ra sao.
Tôi giận vợ nên không sang đón, trong khi bố mẹ vợ còn muốn tôi sang xin lỗi vợ mới được đón vợ về. Tôi chẳng biết nên xin lỗi vì cái gì, tôi có làm gì sai đâu. Chẳng lẽ cho cô ấy ở lại bên ngoại luôn để gia đình tan vỡ, chứ có người vợ thế này, đến hết đời tôi cũng khổ phải không?
Theo Dân trí
Vợ tôi là tiểu thư cành vàng lá ngọc của một gia đình rất giàu và có máu mặt. Bố mẹ vợ là chủ một tập đoàn kinh tế làm ăn đủ lĩnh vực. Họ không thiếu tiền, thế lực cũng rất lớn.
" alt=""/>Lấy phải một cô vợ tiểu thư, tôi chỉ muốn trả luôn cho nhà ngoạiTổng thống Tổng thống Yoon Suk-yeol (Ảnh: Reuters).
"Đây là hành động vi phạm pháp luật, hiến pháp, tương đương một cuộc nổi loạn và đảo chính thứ hai", lãnh đạo đảng Dân chủ Park Chan-dae ngày 9/12 cho biết, đồng thời kêu gọi đảng cầm quyền "dừng việc này ngay lập tức".
Tổng thống Tổng thống Yoon Suk-yeol cùng hàng loạt quan chức cấp cao đang bị điều tra liên quan tới việc ông Yoon ban bố lệnh thiết quân luật trong vài giờ hôm 3/12. Tuy nhiên, nỗ lực luận tội ông Yoon đã thất bại vào ngày 7/12 do sự tẩy chay của đảng cầm quyền. Đảng này khẳng định nhà lãnh đạo này đã đồng ý chuyển giao quyền lực cho thủ tướng và lãnh đạo đảng.
Theo ông Kim Hae-won, giáo sư luật hiến pháp tại Trường Luật Đại học Quốc gia Pusan, không có cơ sở hiến pháp nào ủng hộ tuyên bố của đảng cầm quyền rằng ông Yoon có thể tiếp tục tại vị nhưng chuyển giao quyền lực cho các quan chức đảng không được bầu chọn.
"Điều này có vẻ giống một cuộc đảo chính mềm vi hiến. Nếu có vấn đề với Tổng thống, hiến pháp đã quy định những cách thức như đình chỉ nhiệm vụ của tổng thống, sau đó tiến hành các thủ tục theo quy định của Hiến pháp, chẳng hạn như luận tội", ông nói.
Phe đối lập tuyên bố họ sẽ cố gắng luận tội tổng thống một lần nữa, và lãnh đạo Lee Jae-myung cho biết một cuộc bỏ phiếu khác sẽ được tổ chức vào ngày 14/12.
Theo hiến pháp Hàn Quốc, tổng thống vẫn giữ vai trò đứng đầu chính phủ và tổng tư lệnh quân đội, trừ khi bị mất năng lực, từ chức hoặc rời bỏ quyền lực.
Trong trường hợp đó, quyền lực sẽ được chuyển giao tạm thời cho thủ tướng cho đến khi cuộc bầu cử mới được tổ chức.
Các nhà điều tra Hàn Quốc đã bắt giữ cựu Bộ trưởng Quốc phòng, khám xét văn phòng của ông, ra lệnh cấm xuất cảnh đối với nhiều quan chức cấp cao.
Cũng trong ngày 9/12, cảnh sát cho biết Tổng thống Yoon có thể sẽ bị triệu tập để thẩm vấn. Họ đồng thời đang xem xét khả năng cấm xuất cảnh đối với ông Yoon khi cuộc điều tra đang tiến triển nhanh chóng.
"Không có bất kỳ hạn chế về con người hay vật chất đối với đối tượng trong cuộc điều tra", ông Woo Jong-soo, quan chức cảnh sát cấp cao Hàn Quốc cho biết. Cảnh sát sẽ tiến hành điều tra "theo đúng pháp luật và nguyên tắc - không có bất kỳ ngoại lệ nào", ông nói thêm.
Bộ Quốc phòng xác nhận hôm 9/12 rằng Tổng thống Yoon vẫn giữ vị trí đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia, bất chấp khoảng trống quyền lực rõ ràng trong nước. Về mặt kỹ thuật, Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, 63 tuổi, đã xin lỗi vì "sự lo lắng và bất tiện" mà tuyên bố thiết quân luật của ông gây ra, nhưng không từ chức. Thay vào đó, ông cho biết giao phó quyền quyết định số phận của mình cho đảng cầm quyền, và chấp nhận toàn bộ trách nhiệm chính trị và pháp lý liên quan đến thất bại của lệnh thiết quân luật.
Theo một cuộc khảo sát mới của Gallup do truyền thông địa phương thực hiện, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Yoon rơi xuống 11%, mức thấp nhất trong lịch sử.
" alt=""/>Phe đối lập Hàn Quốc cáo buộc đảng cầm quyền muốn "đảo chính lần hai"“Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là liệu tôi có thể yêu chúng như bố mẹ mình hay không” – Devika nói.
“Tôi sẽ kiếm được tiền, tôi có niềm tin vào bản thân. Em gái tôi cũng sẽ kiếm được tiền, tôi có niềm tin vào con bé. Chúng tôi có thể giải quyết được vấn đề tiền bạc, nhưng sự vắng mặt của cha mẹ là một khoảng trống rất lớn khó có thể lấp đầy. Làm thế nào chúng tôi có thể lấp đầy được khoảng trống ấy?”
Sáu chị em nhà Devika nằm trong số ít nhất 577 đứa trẻ Ấn Độ mất cả cha lẫn mẹ vì Covid-19 tính từ 1/4 đến 25/5, khi Ấn Độ phải chống đỡ làn sóng bùng lên lần thứ 2 của đại dịch, số liệu của chính phủ cho biết. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ cho rằng, có thể còn hàng nghìn đứa trẻ khác chưa được thống kê do khó khăn trong việc theo dấu những đứa trẻ đã mất cha mẹ.
Các nhân viên xã hội lo lắng rằng những đứa trẻ này rất dễ rơi vào tay của những kẻ buôn người hoặc sống cuộc đời lang thang nếu bị bỏ rơi.
![]() |
Sáu chị em Devika ăn sáng. |
Chỉ vài tháng trước, cuộc sống của Devika và gia đình hoàn toàn khác. Devika đang tập trung vào việc học để lấy bằng cử nhân giáo dục, thỉnh thoảng rảnh rỗi cô có đi dạy.
Cha cô là một thầy tu theo đạo Hindu ở một ngôi đền và thường tới nhà mọi người để làm lễ. Ông nhất quyết muốn đi làm ngay cả khi các ca dương tính tăng cao ở thủ đô. Mẹ cô chủ yếu ở nhà chăm sóc con cái, thỉnh thoảng giúp đỡ việc ở đền.
Cuối tháng 4, khi Ấn Độ báo cáo hơn 350.000 ca bệnh mỗi ngày, khiến các bệnh viện quá tải và nguồn cung cấp oxy cạn kiệt, bà mẹ 38 tuổi của Devika thông báo một tin đáng ngại: bà bị sốt.
Devika cố gắng cách ly lũ trẻ nhưng đã quá muộn. Cả gia đình, bao gồm người cha 53 tuổi, đều lên cơn sốt. Mặc dù bọn trẻ chưa bao giờ được xét nghiệm Covid-19 nhưng mẹ của Devika sau đó đã có kết quả dương tính.
Bọn trẻ phục hồi nhanh nhưng tình trạng của bà mẹ thì xấu đi. Sau khi tới 3 bệnh viện trong 1 đêm, cuối cùng Devika cũng tìm được một bệnh viện ở thành phố gần đó nhận bệnh nhân, mặc dù họ không có oxy hay quạt.
“Chúng tôi quá bất lực. Chúng tôi đã làm bất cứ điều gì có thể làm nhưng đều thất bại”.
Cũng trong thời gian đó, cha cô nhập viện ở Delhi. Khi mẹ cô qua đời vào ngày 29/4, Devika không đủ can đảm để nói với ông. Bố cô từng nói rất nhiều lần một câu này với vợ mình: “Không có em, chẳng có niềm vui nào trong cuộc sống này”.
![]() |
Bố mẹ Devika - những người đều đã qua đời vì Covid-19 |
Devika nhớ lại khoảnh khắc thi thể của mẹ cô được đưa đến bệnh viện Delhi, nơi cha cô đang được điều trị, để ông có thể nhìn thấy vợ lần cuối trước khi bà được hoả táng.
“Ông ấy cụp mắt xuống và không nói gì”.
Sau đó, cô nghĩ rằng ông đã mất động lực sống. Chỉ 1 tuần sau, vào ngày 7/5, ông cũng qua đời.
“Chúng tôi thực sự nghĩ rằng ông muốn đi cùng mẹ. Cha tôi rất yêu mẹ. Bây giờ họ đã được ở bên nhau” - Devika vừa nói vừa khóc.
Sau khi cha mẹ qua đời, Devika sợ rằng chính quyền sẽ mang các em đi. Cô gọi đến một đường dây nóng chăm sóc trẻ em của chính phủ để xin lời khuyên. Họ nói rằng cô là người giám hộ chính và việc phải làm là do cô quyết định.
Vài tuần trôi qua thật mờ mịt. Devika phải vay nợ để trả tiền điều trị cho bố mẹ và giờ số tiền đó đang giúp 6 chị em cô tiếp tục sống. Cô vừa phải chăm sóc các em, vừa học ở trường, vừa đi làm thêm. Họ cũng nhận được một số đồ ăn khô từ các tổ chức phi chính phủ.
Devika vẫn chưa có thời gian để đối diện với nỗi đau buồn, cô muốn mạnh mẽ để các em nhìn vào.
“Nhiều chuyện xảy ra đến mức nước mắt không thể chảy” - cô nói.
![]() |
Devika chải đầu cho em gái. |
Đăng Dương(Theo CNN)
Đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng ở Ấn Độ khiến nước này xuất hiện tình trạng trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
" alt=""/>Cô giáo 23 tuổi phải chăm 5 em ruột, không có thời gian đau buồn