Mũi trưởng Dương phản hồi: "Đây không chỉ là trải nghiệm trong một chương trình. Khi thuộc quyền quản lý của tôi, các đồng chí là quân nhân, phải huấn luyện và chấp hành mệnh lệnh. Về ý kiến của đồng chí Ân, tôi không giải quyết, việc đánh giá, nhìn nhận không nhất thiết phải ở cương vị tiểu đội trưởng".
Khi Uyển Ân tiếp tục phân trần, mũi trưởng nhấn mạnh: "Chúng ta làm việc theo tổ chức, không phải thích thì làm, không thích thì không làm. Các đồng chí phải xác định đây là nhiệm vụ được giao và phải hoàn thành, chất lượng đến đâu do chúng tôi đánh giá".
Hành vi của Uyển Ân gây tranh cãi trên mạng xã hội. Các ý kiến cho rằng cô thiếu nghiêm túc, chưa hiểu kỷ cương phép tắc trong quân đội. Có khán giả đoán Uyển Ân không muốn tiếp tục làm tiểu đội trưởng nên tìm cách đùn đẩy. Một số bình luận chê trách biểu cảm "lạ" của nữ diễn viên khi bị mũi trưởng nhắc nhở.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, đại diện nhà sản xuất Sao nhập ngũ giải thích Uyển Ân không từ chối hay muốn nhường chức tiểu đội trưởng.
"Uyển Ân khá hoang mang ngay từ phút đầu tiên nhậm chức. Do không tự tin, tự thấy còn nhiều thiếu sót, cô ấy xin bầu lại tiểu đội trưởng. Trong khi đó, các đồng đội muốn đây là cơ hội để Uyển Ân khắc phục điểm yếu, từ đó trưởng thành hơn nhờ áp lực trong môi trường quân ngũ", theo người đại diện.
Nhà sản xuất Sao nhập ngũ đã lường trước các vấn đề khó khăn mà Uyển Ân sẽ đối mặt. Họ đánh giá cô có bước chuyển biến tích cực chỉ trong 2/3 ngày đầu tiên nhập ngũ. Việc tự thấy chưa đủ điều kiện đảm nhận nhiệm vụ phần nào cho thấy nữ diễn viên có ý thức hơn trong suy nghĩ, hành động.
Về góc độ hậu trường và biên tập chương trình, phía Sao nhập ngũ cho biết: "Hậu trường không có sự sắp xếp nào, không có chuyện Uyển Ân đùn đẩy. Tất cả đơn thuần là cảm xúc lo lắng không hoàn thành nhiệm vụ trong cô ấy. Chúng tôi tôn trọng yếu tố thực tế, không dàn dựng, không lược bỏ chi tiết bên lề và luôn biên tập dựa trên hành trình thay đổi của nhân vật, không vì ưu tiên chi tiết nổi bật mà bỏ qua các chi tiết khác".
Xin ông cho biết đâu là những điểm mốt chốt để doanh nghiệp phòng chống hiệu quả tấn công ransomware?
Bản chất của tấn công ransomware là tấn công từ bên trong mạng lưới của tổ chức. Mã độc thâm nhập từ trước vào máy tính và máy chủ của tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Tới đúng thời điểm định sẵn, chúng được kích hoạt và thực hiện quá trình mã hóa dữ liệu. Khi dữ liệu bị mã hóa, người dùng sẽ không truy cập được và việc giải mã yêu cầu phải có mã code do tác nhân tạo mã độc nắm giữ. Vì thế, trọng tâm hàng đầu của tổ chức là thiết lập các cơ chế phòng ngừa mạnh mẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của mã độc vào hệ thống máy tính, máy chủ.
Để làm được điều này, có một số việc tổ chức, doanh nghiệp nên tập trung, cụ thể như: Triển khai các biện pháp an ninh mạng mạnh để ngăn chặn các cuộc tấn công; thường xuyên cập nhật phần mềm và hệ thống để giải quyết các lỗ hổng; thường xuyên đào tạo và cập nhật cho nhân viên về các loại hình tấn công phổ biến; sao lưu dữ liệu thường xuyên và lưu trữ bản sao lưu ngoại tuyến.
Cùng với đó, các tổ chức cũng cần xây dựng kế hoạch ứng phó nhằm chuẩn bị sẵn sàng và giảm thiểu tác động khi cuộc tấn công xảy ra, phối hợp với các chuyên gia an ninh mạng chuyên nghiệp để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, phải luôn cảnh giác, chủ động theo dõi để phát hiện sớm những mối đe dọa tiềm ẩn.
Ông đánh giá thế nào về vai trò của yếu tố con người, nhân sự trong đảm bảo an toàn hệ thống thông tin, ngăn chặn và ứng phó tấn công ransomware?
Mã độc có thể lây lan qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm tệp đính kèm email, liên kết mạng, tệp file được truyền qua cổng USB và tệp được tải xuống từ các ứng dụng OTT… Do đó, yếu tố nhân sự có ảnh hưởng trực tiếp tới các giao thức bảo mật trong doanh nghiệp, tổ chức và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thông tin cũng như ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, trong đó có tấn công ransomware.
Bằng cách đầu tư vào đào tạo nhân viên, thúc đẩy văn hóa bảo mật và thúc đẩy sự hợp tác giữa nhân sự và đội ngũ bảo mật, các tổ chức, tôi cho rằng các doanh nghiệp, tổ chức hoàn toàn có thể tăng cường khả năng phòng vệ của đơn vị mình trước các cuộc tấn công. Có thể kể đến một số biện pháp mà các tổ chức, doanh nghiệp có thể triển khai để tăng cường hệ thống an toàn, an ninh mạng của đơn vị mình, đó là:
Đào tạo và giáo dục nhân sự thường xuyên - Nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho nhân viên, thường xuyên đào tạo họ về các rủi ro an ninh mạng, các thực hành về bảo đảm an ninh mạng, và các phương thức tấn công phổ biến để có thể củng cố các biện pháp bảo mật và thúc đẩy văn hóa bảo mật trong tổ chức.
Có chính sách và quy trình rõ ràng - Thiết lập các chính sách rõ ràng về bảo vệ an ninh mạng, chẳng hạn như sử dụng mật khẩu mạnh, triển khai xác thực đa yếu tố và tuân theo các biện pháp xử lý dữ liệu an toàn.
Kiểm soát truy cập - Tổ chức nên giới hạn quyền truy cập vào các hệ thống và dữ liệu nhạy cảm dựa trên vai trò và trách nhiệm của nhân sự để giảm nguy cơ bị đe dọa từ nội bộ và ngăn ngừa truy cập trái phép.
Sử dụng công nghệ hỗ trợ - Tổ chức cần đảm bảo nhân viên của mình được trang bị những công nghệ phù hợp để ứng phó hiệu quả với các sự cố bảo mật.
Có kế hoạch chuẩn bị ứng phó khi sự cố xảy ra - Đào tạo nhân viên về cách ứng phó với các sự cố bảo mật, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng ransomware, để giảm thiểu tác động và tạo điều kiện phục hồi nhanh chóng sau sự cố.
Thường xuyên cập nhật bản vá - Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn cập nhật phần mềm và hệ thống với các bản vá và bản cập nhật bảo mật mới nhất để đảm bảo an toàn cho hệ thống CNTT của tổ chức.
Khuyến khích sự tham gia và tinh thần trách nhiệm của nhân viên - Thúc đẩy nhân viên tham gia vào quy trình bảo vệ an ninh mạng và trao quyền cho họ đảm nhận các trách nhiệm bảo mật trong vai trò tương ứng.
Vậy để khắc phục hạn chế về con người và tăng khả năng bảo vệ hệ thống, doanh nghiệp nên chọn chiến lược với bước đi cụ thể ra sao, thưa ông?
Chúng tôi cho rằng, để khắc phục những hạn chế về con người và cũng nhằm tăng cường an toàn, an ninh mạng tổng thể, doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào các chương trình đào tạo toàn diện cho nhân sự của tổ chức, bên cạnh việc đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật, công nghệ. Từ kinh nghiệm hỗ trợ nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất một số chiến lược chính mà các đơn vị có thể xem xét áp dụng:
Thứ nhất, thường xuyên đào tạo và cập nhật cho nhân viên về các thực hành đảm bảo an ninh mạng, cập nhật hiểu biết về những mối đe dọa và các quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố.
Thứ hai, tiến hành kiểm tra và đánh giá bảo mật thường xuyên để phát hiện các lỗ hổng và điểm yếu trong hệ thống và chủ động giải quyết
Thứ ba, triển khai văn hoá ‘Zero Trust’, có nghĩa quyền truy cập vào các tài nguyên của tổ chức được kiểm soát và xác minh chặt chẽ, bất kể người dùng ở trong hay ngoài mạng tổ chức.
Thứ tư, đầu tư vào các công nghệ bảo mật tiên tiến và tận dụng thuật toán AI và máy học để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ và xác định các mẫu cho thấy mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn.
Và cuối cùng, tự động hóa quy trình bảo mật, bao gồm tự động hóa các tác vụ và quy trình bảo mật thông thường bất cứ khi nào, từ đó giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi của con người và hợp lý hóa các hoạt động bảo mật.
Xin cảm ơn ông!
Năm 2017, cả 4 thí sinh của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2017 đều đạt huy chương, trong đó có 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc. Không chỉ thế, thành tích của các em còn kéo theo những câu chuyện đặc biệt.
Cú đúp huy chương vàng liên tiếp
Đầu tiên phải nhắc đến tấm huy chương vàng của Đinh Quang Hiếu (lớp 12 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) khi với kết quả năm nay, em có 2 năm liền giành được Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế.
Đinh Quang Hiếu (lớp 12 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) và tấm huy chương Vàng thứ 2 của tại các kỳ Olympic Hóa học quốc tế. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ở kỳ thi năm nay được tổ chức tại Thái Lan, Hiếu đạt số điểm 92,13/100 và xếp thứ 9 trên tổng số 297 thí sinh dự thi của 76 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Trước đó, tại kỳ thi năm 2016 diễn ra tại Gruzia, Hiếu cũng từng là một trong hai thí sinh giành được huy chương vàng. Thời điểm đó, dù mới chỉ lớp 11 và lần đầu tiên tham dự kỳ thi tầm quốc tế, nhưng Hiếu đã là người đạt điểm thi cao nhất đoàn Việt Nam với 89,764 điểm, đứng thứ 7/280 thí sinh tham dự Olympic Hóa học quốc tế năm 2016.
Chia sẻ với VietNamNet, Hiếu kể: “Khi nghe được xướng tên em khá bất ngờ và vui sướng. Bởi sau khi làm xong bài thi, đặc biệt là bài thi thực hành, khi ra soát lại với các bạn thì bài làm phần hữu cơ của em có vẻ không được tốt cho lắm. Lúc đó em khá căng thẳng và lo lắng. Và khi biết điểm mình cao nhất thì thực sự là vỡ òa trong sung sướng”.
Dành kết quả cao ở đấu trường quốc tế, nhưng Hiếu cho biết mỗi ngày em cũng chỉ dành từ 4-5 tiếng học Hóa còn lại để hoạt động thể thao, vui chơi với các bạn.
Nói về bí quyết học, Hiếu cho biết trước mỗi bài tập em thường “lọc” các ý tưởng giải quyết và viết ra từ đó chọn được hướng đi chắc ăn nhất. Những kiến thức trên lớp, em thường ghi lại những ý chính vào một cuốn sổ tay để nhớ lâu hơn và tiện xem lại. Đặc biệt, Hiếu cũng hay “mò mẫm” và các trang báo khoa học nước ngoài để tìm hiểu thêm thông tin và theo Hiếu điều này cũng hỗ trợ em rất nhiều trong việc xử lý các bài tập.
Đinh Quang Hiếu. Ảnh: Thanh Hùng. |
Với thành tích này, Hiếu là một trong số những thí sinh được tuyển thẳng và sẽ trở thành tân sinh viên của Trường ĐH Y Hà Nội năm 2017.
Về dự định của mình, Hiếu chia sẻ sau khi hoàn tất năm học thứ nhất em sẽ tìm cơ hội học bổng du học Mỹ và nơi mà Hiếu muốn theo học là Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Để chuẩn bị , ngay từ lúc này Hiếu đã tập trung đầu tư vốn tiếng Anh của mình. “Tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng giúp mình có thể giao lưu với các bạn bè quốc tế”, Hiếu chia sẻ.
Nhà có 2 anh em đạt huy chương quốc tế
Huy chương Vàng thứ hai thuộc về em Phạm Đức Anh (Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) là học sinh nhỏ tuổi nhất trong số 4 thành viên của đội tuyển khi năm nay mới lớp 11.
Phạm Đức Anh (Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng. |
Đức Anh chia sẻ em cũng cảm thấy rất vui vì đã góp một phần nhỏ vào kết quả chung của đội tuyển và thành tích của đất nước.
Biết tin Đức Anh giành được huy chương Vàng, anh trai Phạm Anh Tuấn không chỉ vỡ òa trong sung sướng mà còn có một cảm xúc đặc biệt. Bởi chính anh Tuấn, 9 năm trước đây cũng là một trong các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2008 diễn ra tại Hungary. Năm đó, Tuấn giành được tấm huy chương Đồng.
“Khi biết em mình đổi được màu huy chương thì tôi cảm thấy hết sức vui mừng và hạnh phúc”, Tuấn nói.
Như vậy với thành tích này, gia đình Đức Anh trở thành gia đình đầu tiên ở Việt Nam có 2 anh em đạt giải tại các cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế.
Với anh Tuấn, Đức Anh là một người em ngoan và hết sức chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong học tập. Đặc biệt luôn luôn sáng tạo, đổi mới phương pháp học tập. “Khi gặp bất cứ một bài khó, Đức Anh luôn tìm tòi suy nghĩ. Thậm chí không nghĩ được hôm nay, hôm sau em tiếp tục suy nghĩ cho đến lúc nào ra lời giải mới thôi. Cảm giác em không bao giờ có ý định buông xuôi hay từ bỏ bất cứ bài tập nào”, anh Tuấn kể.
Hai anh em Phạm Đức Anh và Phạm Anh Tuấn (từ trái sang). Ảnh: Thanh Hùng. |
Ngoài ra, điều anh Tuấn ấn tượng về cậu em của mình là luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là sẽ mở rộng kiến thức và thuần thục tất cả mọi kiến thức.
“Kỷ niệm mình nhớ nhất là 2 anh em cùng ngồi học với nhau và cùng thức qua 2h sáng và đều cùng học Hóa”.
Với Đức Anh, trước mắt em sẽ tiếp tục hoàn thành chặng đường THPT và nuôi quyết tâm mang thêm huy chương về cho đất nước ở năm học lớp 12. Xa hơn sẽ đinh hướng vào ngành y tiếp nối truyền thống của gia đình khi mẹ là Trưởng khoa Dược của Bệnh viện Da liễu Trung ương và anh trai hiện là Bác sĩ nội trú Tai - Mũi - Họng của Trường ĐH Y Hà Nội.
Không bỏ sót cuộc thi nào
Nguyễn Bằng Thanh Lâm (lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, TP Hà Nội) cũng rất bất ngờ khi giành được huy chương Vàng. “Dù khá tự tin nhưng em nghĩ kết quả của mình cũng nằm ở ranh giới huy chương bạc và vàng. Khi mà ban tổ chức đọc đến hết danh sách thí sinh huy chương Bạc thì em đã cảm thấy rất vui”, Lâm cười tươi.
Nguyễn Bằng Thanh Lâm (lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam, TP Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng. |
Chị Trần Thị Yến. mẹ Lâm thì quá đỗi vui mừng: “Bởi những sự nỗ lực cố gắng của con trong suốt thời gian qua đã được đền đáp bằng một kết quả xứng đáng”.
Chị Yến nhận xét Lâm là một đứa con có nghị lực và thích trải nghiệm những kỳ thi từ nhỏ.
"Ở mọi cấp học cứ có kỳ thi nào thì Lâm đều cố gắng tham gia và thể hiện mình. Nhưng bước vào cấp 3 học chuyên Hóa thì Lâm có một sự đam mê đặc biệt đối với môn Hóa. Tôi thấy môn Hóa thực sự cuốn hút con và có lẽ chính sự đam mê đã đưa con đến thành tích ngày hôm nay”, chị Yến nói.
Thời gian học cấp 3 và theo chuyên Hóa, chị Yến ấn tượng nhất là việc Lâm đã tự đi mua những cuốn sách về Hóa học rất dày mà cảm giác chỉ những người nghiên cứu về Hóa học mới dùng đến và đọc được. “Thậm chí, không chỉ một ít mà Lâm còn sưu tập một giá sách về Hóa. Con thường xuyên đọc và đọc một cách say mê”.
Lâm và mẹ, em gái và cô Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam. Ảnh: Thanh Hùng. |
Ngoài ra, Lâm còn tham gia nhiều câu lạc bộ khoa học của trường và làm trưởng ban nội dung của Câu lạc bộ sử dụng thí nghiệm về hóa học để truyền cảm hứng và niềm yêu thích với môn học này cho những em nhỏ.
Cụ thể, Lâm trực tiếp nghiên cứu, tìm ra những thí nghiệm để mang tới cho các em ở các trường học.
Thanh Lâm dự kiến sẽ du học tại Singapore trong thời gian tới.
Ngoài 3 huy chương vàng, cũng không thể không nhắc đến tấm huy chương Bạc của em Hoàng Nghĩa Tuyến(lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An).
Chia sẻ về cậu con trai của mình, anh Hoàng Nghĩa Lượng nhận xét Tuyến là một người con ngoan và tự lập.
“Lên lớp 10, Tuyến đã tự lên mạng tải và in ra những tập đề dày cộm. Ban đầu điều này cũng khiến anh tôi có chút lo lắng và băn khoăn liệu con có quá sức”. Tuy nhiên,vợ chồng anh Lượng tin tưởng và việc bố trí việc học của con.
Hoàng Nghĩa Tuyến (lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An). Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo anh Lượng, vợ chồng anh vẫn luôn sát sao với việc học của con. “Lúc Tuyến còn bé, việc làm nhỏ nhưng quan trọng và chúng tôi tự nhủ không được quên là con đi học về, phải mở cặp để xem hôm nay con học như thế nào, xong mới chuẩn bị cơm nước”.
Tuyến có một cách học mà theo anh Lượng là khác mọi người. “Đầu giờ tối thì con ít khi học mà đi ngủ, nhưng tầm 10h tối thì dậy ngồi học đến khoảng 2h sáng, sau đó mới đi ngủ tiếp”.
Bởi theo Tuyến đó là khoảng thời gian yên tĩnh nhất và giúp em có thể tập trung nhất cho việc học.
Gia đình và bố mẹ định hướng theo học ngành bác sĩ, nhưng Tuyến cho biết em không quyết định từ chối cơ hội vào Y Hà Nội dù được tuyển thằng và muốn vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên để theo đuổi niềm đam mê với Hóa học.
Và điều đặc biệt nhất mà cả 4 chàng trai cùng làm được năm nay là mang lại kết quả cao nhất của đội tuyển Việt Nam khi tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế từ trước đến nay.
Theo bảng xếp hạng không chính thức, đội tuyển Mỹ xếp thứ nhất với 4 huy chương Vàng; Việt Nam cùng Trung Quốc đều đoạt 3 huy chương Vàng và 1 huy chương Bạc và xếp thứ hai.
Thanh Hùng
Gia đình Phạm Đức Anh (Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) có 2 anh em đoạt Huy chương của Olympic Hoá học quốc tế.
" alt=""/>Những điều đặc biệt của các chàng trai Vàng Olympic Hóa học