Đài RT dẫn lời Thị trưởng Amsterdam Femke Halsema cho biết, Đại lộ Europa được xác định là “địa điểm thích hợp nhất cho "phố đèn đỏ" mới”. Bà Halsema từ lâu đã là người chỉ trích mạnh mẽ khu đèn đỏ lâu đời ở thủ đô, nơi gái bán dâm đứng trong các ô cửa sổ thắp đèn neon ven kênh chờ khách.
Theo nữ thị trưởng Amsterdam, kế hoạch sẽ được trình lên hội đồng thành phố vào đầu năm tới và dự kiến phải mất 7 năm "phố đèn đỏ" mới có thể đi vào hoạt động.
Đại lộ Europa, gần khu thương mại của thủ đô, là một trong ba địa điểm được đề xuất xây dựng trung tâm đèn đỏ mới, nơi sẽ có 100 phòng dành cho gái bán dâm. Mại dâm là hợp pháp ở thủ đô Hà Lan, nhưng chỉ được phép ở những địa điểm cụ thể và có giấy phép.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu lao động tình dục trong thành phố, nhưng truyền thông địa phương thống kê, khu đèn đỏ hiện có khoảng 250 ô cửa sổ cho họ “chào hàng”.
“Các ô cửa sổ của "phố đèn đỏ" mới sẽ chỉ được đặt bên trong tòa nhà. Bằng cách này, chúng tôi muốn chống lại hoạt động du lịch tham quan và tránh xa các nhóm gây rối”, trích tuyên bố của chính quyền thủ đô Hà Lan.
Động thái diễn ra trong bối cảnh nhà chức trách đang nỗ lực biến đổi hình ảnh của Amsterdam thành “thủ phủ tiệc tùng” của châu Âu. Tuy nhiên, kế hoạch đã vấp phải sự chỉ trích của cả các gái bán dâm cũng như cư dân và doanh nghiệp gần nơi đề xuất xây dựng khu đèn đỏ mới.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu cũng phản đối động thái này vì địa điểm đề xuất gần trụ sở chính của cơ quan này và họ lo nhân viên của mình có thể gặp rủi ro khi làm việc lúc tối muộn. Trong khi đó, hàng chục nghìn người đã ký đơn phản đối việc di dời khu đèn đỏ, đồng thời kêu gọi cảnh sát tăng cường tuần tra tại địa điểm hiện tại.
>> Đọc thêm tin tức thế giới trên báo VietNamNet
Ông Trump tất nhiên đã thông báo kháng cáo và vụ việc hiện được trình lên Tòa án tối cao liên bang Mỹ, nơi các thẩm phán theo đường lối bảo thủ chiếm đa số và cựu tổng thống từng bổ nhiệm 3 thẩm phán cánh hữu trong tổng số 9 thẩm phán tại đây hồi còn đương nhiệm.
Trong con mắt những người cấp tiến, Tòa án tối cao Mỹ đã thỏa hiệp vì những cuộc bổ nhiệm trên và các phán quyết gây tranh cãi thời gian qua, kể cả việc loại bỏ quyền nạo phá thai cấp liên bang.
Theo kiến nghị của Công tố viên đặc biệt Mỹ Jack Smith, tòa dự kiến còn phải ra quyết định liệu ông Trump có được quyền miễn trừ truy tố vì các hành vi đã thực hiện với tư cách tổng thống hay không. Vụ việc đã dẫn tới sự soi xét chặt chẽ đối với Clarence Thomas, thẩm phán đương chức lâu nhất và là một trong 6 thẩm phán theo đường lối bảo thủ cứng rắn tại Tòa án tối cao liên bang. Ginni Thomas, vợ của thẩn phán Thomas là một nhà hoạt động cực hữu từng tham gia sâu vào nỗ lực lật ngược thất bại bầu cử tổng thống năm 2020 của ông Trump trước đối thủ Joe Biden.
Giới quan sát nhận định, với phán quyết của Tòa án tối cao Colorado, những lời kêu gọi thẩm phán Thomas rút khỏi các vụ án liên quan đến ông Trump chắc chắn sẽ tăng lên. Chiến lược gia cấp tiến Rachel Bitecofer thậm chí mô tả việc ông Thomas có quyền ra phán quyết những vụ việc như vậy là “bất thường”.
Theo báo Guardian, Tòa án tối cao bang Colorado đã ra phán quyết khiến ông Trump trở thành ứng viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị coi là không đủ tư cách vào Nhà Trắng theo một điều khoản hiếm khi được sử dụng trong Hiến pháp Mỹ. Mục 3 trong Tu chính án thứ 14, được phê chuẩn năm 1868 cấm mọi cá nhân giữ chức vụ trong chính quyền nếu họ dính líu vào các cuộc nổi dậy.
Trích dẫn tầm quan trọng của sự bình đẳng trước pháp luật, một số nhà quan sát uy tín cho rằng Tòa tối cao liên bang nên giữ nguyên phán quyết của bang Colorado.
Hãng thông tấn MSNBC dẫn lời J Michael Luttig, một cựu thẩm phán từng ra làm chứng trước Ủy ban chuyên trách điều tra vụ bạo loạn trên Đồi Capitol ngày 6/1/2021, đánh giá phán quyết của bang Colorado là “lịch sử” và “phép thử về cam kết của Mỹ đối với nền dân chủ, hiến pháp và pháp quyền”.
Tuy nhiên, những người khác không tán thành quan điểm này. Jonathan Turley, giáo sư luật thuộc Đại học George Washington, người đã ra làm chứng cho phe Cộng hòa tại Hạ viện đang tìm cách luận tội Tổng thống Biden vì cáo buộc tham nhũng, nói phán quyết của bang Colorado là “nguy hiểm”.
Kênh Fox News dẫn lời ông Turley giải thích, sự cố 6/1 là một vụ bạo loạn, không phải là một cuộc nổi dậy. Trong đó, bạo loạn là việc gây xáo trộn có tính bạo lực ở những nơi công cộng, thường liên quan đến một nhóm lớn người, có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả sự bất bình về xã hội hoặc chính trị, bất bình đẳng kinh tế hoặc nhận thức về sự bất công. Những kẻ gây bạo loạn có thể tiến hành cướp bóc, phá hoại, đốt phá hoặc tấn công vào cá nhân hoặc tài sản.
Trong khi, nổi dậy là hành động trỗi dậy bằng bạo lực nhằm chống lại các cơ quan chức trách, thường nhằm mục đích lật đổ hoặc làm gián đoạn hoạt động của chính quyền. Các cuộc nổi dậy thường gắn với xung đột vũ trang và những người tham gia có thể tìm cách giành quyền kiểm soát các tổ chức quan trọng như các tòa nhà chính phủ hoặc các cơ sở quân sự.
Ông Turley lưu ý, nếu gọi đây là một cuộc nổi dậy nhằm mục đích loại bỏ tư cách ứng viên tổng thống của ông Trump sẽ là “sai lầm về mặt luật pháp” và tạo tiền đề cho những sai lầm tương tự ở những bang khác. Chuyên gia này nói: “Bạn có thể không thích không ông Trump, có thể tin ông ấy phải chịu trách nhiệm về sự cố 6/1 nhưng đây không phải là cách làm điều đó … Chúng ta cần để các cử tri bỏ phiếu để lắng nghe quyết định của họ”.
Sau phán quyết ở Colorado, nhiều nhà quan sát cũng chỉ ra rằng ông Trump chưa bị kết tội kích động nổi dậy hoặc bị truy tố tội danh này. Ông từng bị Hạ viện Mỹ luận tội vì cáo buộc kích động bạo loạn 6/1 nhưng được Thượng viện tha bổng sau đó.
Tòa tối cao Colorado cho biết đã hoãn phán quyết cho đến ngày 4/1/2024 để các luật sư của ông Trump có thời gian kháng cáo lên Tòa tối cao liên bang. Nếu Tòa tối cao liên bang đồng ý với phán quyết này, tên của ông Trump sẽ bị xóa khỏi các lá phiếu trong vòng bầu cử sơ bộ tại bang Colorado vào tháng 3/2024, nhằm chọn ứng viên tổng thống đại diện đảng Cộng hòa “đấu chung kết” với ông Biden vào tháng 11 cùng năm.
Các nhà phân tích nhận định, nếu viễn cảnh đó xảy ra, nó có thể đặt dấu chấm hết cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, vì phán quyết của Tòa tối cao liên bang có hiệu lực pháp lý với tất cả các bang.
Dư luận vẫn đang nín thở chờ xem diễn biến của “cuộc chiến nảy lửa” tại Tòa tối cao Mỹ và những hệ lụy sau đó.
Với việc giành được tổng điểm 29,55, Trần Cao Sơn (học sinh lớp 12A1, Trường THPT Hùng Thắng, Hải Phòng) trở thành thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển khối A cao nhất cả nước sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.
" alt=""/>Danh sách 21 thủ khoa và á khoa thi tốt nghiệp THPT 2021