![]() |
Phương tiện máy móc san lấp mặt bằng sau khi đã khắc phục sự cố vỡ đường ống nước vào ngày 12/7/2014. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN |
Theo ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Công ty nước sạch Vinaconex, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra sự cố vỡ đường ống dẫn nước sông Đà lần này.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, công ty đã huy động 100 cán bộ công nhân viên và 4 máy xúc, cọc cừ để khẩn trương khắc phục sự cố. Ông Tốn cho biết, với kinh nghiệm của những lần khắc phục sự cố vỡ đường ống trước đây khả năng sự cố vỡ đường ống nước sông Đà lần này sẽ khắc phục xong trước 1 giờ đêm.
Như vậy, từ nay đến 1 giờ đêm khoảng 70.000 hộ dân Thủ đô đang là khách hàng sử dụng nước mặt sông Đà của Công ty nước sạch Vinaconex sẽ không có nước sạch sử dụng sinh hoạt, mà phải tạm lấy nước sạch từ các nguồn khác.
Để dự phòng cho những trường hợp đường ống nước sông Đà bị vỡ, Tổng công ty Vinaconex đã triển khai dự án xây dựng tuyến ống số 2 tuy nhiên cho đến nay tiến độ triển khai dự án này còn chậm so với kế hoạch.
Theo Tuyết Mai(TTXVN)
Vỡ ống nước sông Đà lần thứ 11: Vinaconex cuống cuồng khắc phục" alt=""/>Đường ống sông Đà lại vỡ, 7 vạn hộ dân thủ đô mất nướcNgười đẹp 20 tuổi kể cô nhiều lần suy sụp vì điều này. "Ngoại hình bạn ra sao không quan trọng, quan trọng bên trong bạn thế nào", Harnaaz Sandhu nói.
Sau khi đăng quang Hoa hậu hoàn vũ 2021 tháng 12 năm ngoái, Harnaaz Sandhu nói cô bắt đầu tăng cân nhưng không mấy bận tâm về điều này và thấy thoải mái với ngoại hình hiện tại. Tuy nhiên khi những lời bắt nạt trên mạng xuất hiện chuyện này trở thành vấn đề. "Tôi bị chế nhạo vì tăng cân. Tôi cảm thấy khó chịu và ngạc nhiên khi thấy mọi người bắt đầu bình phẩm về chuyện đó trong khi nó không phải vấn đề nghiêm trọng", cô nói.
Mỹ nhân người Ấn Độ nói trước đó khi tham gia cuộc thi, cô đã phải ăn kiêng và tập luyện rất nhiều để đạt được mục tiêu của mình mà không nghĩ đến sức khỏe bản thân. "Thời gian đó tôi phải tập luyện nhiều, tham gia nhiều hoạt động và sau khi chiến thắng tôi có một tháng để xả hơi. Do vậy quãng thời gian này tôi thực sự không tập luyện mà chỉ ăn và tận hưởng thời gian bên gia đình. Tôi không nhận ra là cơ thể mình đang thay đổi", Harnaaz Sandhu.
Tuy nhiên cô đã khóc khi đọc những bình luận ác ý trên mạng nhắm vào ngoại hình của mình. Ban đầu Harnaaz Sandhu cảm thấy khó khăn khi đối diện những cảm xúc tiêu cực nhưng cô cho biết giờ đã cảm thấy ổn hơn. Cô chấp nhận việc mình cảm thấy buồn, thậm chí phải khóc vì những chuyện xung quanh và bắt đầu yêu mọi thứ.
Harnaaz Sandhu nói cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình để truyền cảm hứng cho những người rơi vào hoàn cảnh như cô hài lòng với hình ảnh bản thân và biết cách yêu mình. "Chúng ta đều không hoàn hảo và cần chấp nhận những khiếm khuyết của mình. Một khi làm được điều đó thì bạn có thể chinh phục bất cứ điều gì trong thế giới này", cô nói.
An Na
" alt=""/>Hoa hậu hoàn vũ 2021 bị chế nhạo vì tăng cân sau khi đăng quangĐiều này được chị nhấn mạnh trong bất kỳ buổi tư vấn người bệnh hay sinh hoạt câu lạc bộ suy tim. Bác sĩ Vui cho biết nguyên tắc chung của chế độ ăn cho người bệnh tim mạch là: Bốn nên, hai giảm, hai đủ.
Bốn nên là nên chọn thực phẩm có lợi cho tim mạch như ăn nhiều rau và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chọn chất béo có lợi cho tim, hoạt động thể chất thường xuyên. Hai giảm là giảm muối và đường. Hai đủ là đủ nước và ăn đủ lượng
Cụ thể, người bệnh nên chọn những thực phẩm có lợi cho tim như rau củ, trái cây lượng 200-400g/ngày, hạn chế chất béo bão hòa có nhiều trong thịt đỏ. Thay vào đó, ăn tối thiểu 3 bữa cá/tuần giúp cung cấp chất béo không bão hòa.
"Chúng ta đều biết muối không tốt cho người bệnh tim mạch. Bệnh nhân suy timđược khuyến cáo lượng muối dưới 3g/ngày, tương đương một muỗng cà phê gạt muối nếu suy tim ít triệu chứng. Khi suy tim diễn tiến, chân phù, người thừa dịch, người bệnh dùng lượng muối dưới 2g/ngày hoặc không nêm thêm vào đồ ăn được đặt ra", bác sĩ Vui nói.
Để dễ giảm ăn muối, bệnh nhân nên ăn đồ nhà nấu hơn là các thực phẩm chế biến sẵn. Khi nêm nếm, nên chọn gia vị khác như tỏi, gừng, tiêu,… Đồng thời, không để muối và nước chấm trên bàn ăn.
Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân than thở về việc suy tim không được uống nước. Bác sĩ Vui cho biết điều này không chính xác.
Với người bệnh suy tim ổn định, tổng lượng dịch đưa vào cơ thể là 2 lít một ngày, bao gồm cả sữa, nước ép, canh và nước uống. Khi tình trạng phù chân, báng bụng xảy ra, lượng nước giảm xuống 500ml-1 lít/ ngày tùy vào đánh giá của bác sĩ. Lúc này, người bệnh nên giảm nước bằng cách chỉ uống khi khát, nhấp ngụm nước trong miệng rồi nhổ ra không nuốt. Ăn kẹo cao su, ăn một múi quýt hay ngậm miếng chanh cũng giúp giảm khát và hạn chế dịch đưa vào.
Vậy người suy tim ăn bao nhiêu là đủ? Khi ăn, phản xạ từ dạ dày đến não mất 15 phút, vì vậy người bệnh nên ăn no khoảng 70% thay vì ăn no 100%, giúp bao tử nhẹ nhàng và tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Quan trọng hơn, chế độ ăn cần được cá thể hóa, dựa trên cân nặng, BMI, giai đoạn của bệnh suy tim và các thuốc đang dùng.