
Kamenya Omote được thành lập vào năm 2014 bởi Shuhei Okawara. Ảnh: Kamenya Omote. |
Dự án thu hút rất nhiều người tham gia. Sau khi mặt nạ mẫu dựa trên khuôn mặt của chính Okawara bán hết, cửa hàng mời thêm ứng viên từ Tokyo, những người hứng thú với việc “bán” mặt của mình đổi lấy số tiền 40.000 yên (khoảng 383 USD).
*Lược dịch bài phỏng vấn của Okawara với tờ Vice về những suy nghĩ của đằng sau dự án in mặt nạ "That Face".
Hàng trăm USD cho mỗi sản phẩm
Chào Shuhei, ý tưởng đằng sau "That Face" là gì?
- Tôi thích việc thay đổi suy nghĩ của số đông về cái gọi là "cửa hàng mặt nạ". Vì là cửa hàng bán mặt nạ, nên việc mua và bán "mặt" nạ là điều đương nhiên.
Làm thế nào những chiếc mặt nạ trông chi tiết và thực tế đến vậy?
- Chúng tôi sử dụng công nghệ đặc biệt để làm ra chúng từ những khuôn nhựa in 3D lấy dữ liệu từ mặt người thật. Quá trình chi tiết là bí mật kinh doanh.
Giá hiện tại của những mặt nạ này là bao nhiêu?
- Chiếc mặt nạ đầu tiên lấy mẫu từ chính khuôn mặt tôi nên có giá 78.000 yên (khoảng 747 USD). Cái tiếp theo sẽ có giá 98.000 yên (khoảng 939 USD).
 |
Shuhei Okawara bên mặt nạ in hình gương mặt bản thân. Ảnh: Kamenya Omote. |
Tôi dự tính bán khuôn mặt một người nào đó ở Tokyo vì tôi tin những gương mặt vô danh thực sự có giá trị. Khuôn mặt của con người là loại giá trị biến đổi theo thời gian.
Trên trang bán hàng có lưu ý rằng mặt nạ sẽ chắn tầm nhìn và làm người đeo khó thở. Vì sao anh nghĩ khách hàng vẫn sẽ mua chúng bất chấp những bất tiện trên?
- Tôi lấy cảm hứng từ mặt nạ sân khấu, vốn có cấu trúc gây hẹp tầm nhìn và khó thở. Chỉ khi vượt qua khó khăn đó thì một gương mặt với tính cách khác biệt mới được hình thành. Mọi người không muốn một gương mặt hoàn hảo, cái họ cần là sự thay đổi. Người ta sẵn sàng chịu đau để biến đổi. Cũng giống việc xăm hình, dù đau đớn nhưng người ta vẫn tiếp tục xăm.
Như trong bộ phim The Mask, việc đeo mặt nạ nói chung khiến bạn cảm thấy lớn lao và tự do hơn bình thường, dù chỉ với chiếc khẩu trang y tế thường ngày.
  |
Shuhei Okawara xem sản phẩm của Kamenya Omote là những tác phẩm nghệ thuật. Ảnh: Kamenya Omote. |
Liệu có ai hứng thú việc “bán” mặt của mình để tạo ra mặt nạ? Tại sao họ lại muốn làm như vậy?
- Hiện tại đã có hơn 100 người sẵn sàng tham gia "That Face". Bạn đã bao giờ nghĩ nếu mình có anh em song sinh thì sẽ thế nào? Con người hiện vẫn chưa có khả năng nhìn vào chính khuôn mặt của mình mà không cần gương.
Người ta thường tự hỏi rằng liệu có ai đó giống mình đang tồn tại đâu đó, sống cuộc đời hoàn toàn khác với chúng ta? Những câu chuyện về “người song trùng” được sinh ra do những ước muốn như thế của con người.
Chúng tôi chỉ mua một số lượng khuôn mặt nhất định. Tôi không muốn bán nhân dạng của người khác mà muốn mua hơn. Nhưng để mua được thì tôi phải bán trước đã. Có nhiều người không cần tiền mà chỉ muốn "cho" khuôn mặt của mình. Nhưng tôi vẫn trả vì thích việc mua mặt này.
Tại sao anh không thích bán mà lại muốn mua?
- Việc mua hàng khiến tôi thấy hứng khởi hơn việc bán. Là người kinh doanh nghệ thuật, tôi định giá thành quả của nghệ sĩ dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy vẫn là để người khác mua được tác phẩm. Chính người mua mới tạo ra thị trường chứ không phải người bán. Việc mua một thứ gì đó vì bạn cảm thấy thích và đáng giá, thú vị hơn nhiều so với việc bán đi thứ bạn nghĩ sẽ đắt hàng.
Các khuôn mặt vô danh có giá trị nhưng chúng biến đổi tùy lúc. Có những gương mặt, như mặt của người nổi tiếng, có thể chứa giá trị nào đó, nhưng cũng có gương mặt dù được trả tiền cũng không ai muốn mua. Giá trị của chúng không phải do tôi mà chính người mua quyết định.
Nếu phải tìm một lý do cụ thể, tôi sẽ nói rằng bán đi không có gì thú vị, dù tôi biết trên thế giới có nhiều người bán loại mặt nạ phỏng theo mặt các tổng thống, chính khách nổi tiếng.
 |
Shuhei Okawara yêu thích việc mua những khuôn mặt người hơn là bán chúng. Ảnh: Kamenya Omote. |
Mặt nạ của anh có độ tỉ mỉ và chi tiết rất giống bản gốc, vậy chúng có vượt qua được hệ thống nhận dạng gương mặt không?
- Công nghệ nhân bản khuôn mặt đã có từ rất lâu. Công nghệ của chúng tôi đang được dùng để tăng độ chính xác của hệ thống nhận dạng khuôn mặt. Vài năm trước, một nhà phát triển của hệ thống đã từng dùng mặt nạ để xem nó có qua được hệ thống nhận dạng hay không. Kết quả là hệ thống đã mở khóa do không nhận ra đó là mặt nạ.
Nếu vậy, giả sử như có người dùng mặt nạ này cho mục đích phi pháp, liệu Kamenya Omote có phải chịu trách nhiệm?
Tôi nghĩ nếu làm như vậy, họ sẽ bị bắt ngay lập tức. Người ta có ngừng bán mũ trùm đầu mấy tên cướp hay đội không? Nhà sản xuất quần áo có thể chịu trách nhiệm khi gây ô nhiễm môi trường, nhưng nếu buộc tội họ vì người mua quần áo phạm pháp thì thật vô lý.
Trước nhu cầu "bán" mặt cao như vậy, anh có nghĩ đến việc nhận mua từ những người sống ngoài Tokyo không?
- Hiện đã có rất nhiều yêu cầu như thế và tôi nghĩ việc này có thể xảy ra. Nếu dự án ở Tokyo tiến triển tốt, tôi có thể sẽ thực hiện nó ở những nơi khác.
Theo Zing

Tại sao việc sử dụng công nghệ nhận dạng gây nhiều tranh cãi?
IBM, Amazon và Microsoft đều tuyên bố ngừng phát triển công nghệ nhận dạng hoặc ngừng cung cấp cho các cơ quan chính phủ cho đến khi có quy định cụ thể. Vậy công nghệ nhận dạng có ảnh hưởng gì đến quyền riêng tư của con người?
" alt=""/>Mặt nạ người thật giá hàng trăm USD/chiếc ở Nhật Bản
Quyết định táo bạo, từ bỏ “giấc mơ Sài thành”Vợ chồng anh Lưu Quang (32 tuổi), sau 8 năm sinh sống tại TP.HCM đã có một quyết định được xem mạo hiểm khi rời nơi được nhiều người xem là “giấc mơ Sài thành”. Anh Quang là kỹ sư làm việc tại một khu công nghiệp tại quận 9, TP.HCM với mức lương 18tr/tháng. Vợ anh là giáo viên mầm non tại quận Thủ Đức với thu nhập 9 triệu/tháng, cộng thêm doanh thu từ bán hàng online khoảng 3-5 triệu/tháng. Tổng thu nhập của anh chị mỗi tháng giao động từ 30-32 triệu.
Mức thu nhập không quá cao nhưng cũng không phải thấp so với định mức của nhân viên văn phòng. Khấu hao hết các khoản như nhà trọ, ăn uống, điện nước, xăng xe, giao tiếp và chi phí cho em bé, khoản dư của anh chị chỉ vào khoảng 5-7 triệu/tháng. Anh Quang suy nghĩ, với mức dư này, chuyện sở hữu nhà tại TP.HCM còn rất xa vời.
 |
Để sở hữu nhà ở tại TP.HCM cần một quá trình tích lũy lâu dài và thu nhập tương đối |
Trong một lần đi công tác theo yêu cầu của công ty tại KCN V-Sip tại TP Thuận An (Bình Dương), anh Quang đã lên kế hoạch chuyển hẳn về đây sinh sống. Với nhận định ban đầu về chi phí sinh hoạt ở khu vực này thấp hơn TP.HCM, cộng thêm việc quan sát thấy có nhiều chung cư đang “đổ bộ” về đây, ý chí quyết tâm sở hữu một ngôi nhà trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Anh Quang xin chuyển công tác về Thuận An, vợ anh tiếp tục làm việc tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn. Thu nhập không tăng so với khi ở TP.HCM nhưng khoản dư nhàn rỗi 15-17 triệu xuất hiện và lấp đầy túi tiết kiệm của 2 vợ chồng. Cộng hưởng với khoản để dành trước đó gần 400 triệu, đôi vợ chồng trẻ tự tin tìm mua một căn hộ.
Anh Quang chia sẻ: “Khi còn ở TP.HCM, dù có tiết kiệm tối đa vợ chồng tôi cũng không thể tiết kiệm được đến 10 triệu/tháng. Chưa kể các khoản chi đột xuất như đau ốm còn lậm vào khoản để dành có được. Con tôi ngày càng lớn, không thể ở nhà trọ mãi, nhu cầu phải sở hữu một căn hộ lúc nào cũng nung nấu. Sau khi suy nghĩ thoáng hơn, tôi nhận ra, TP.HCM không phải là nơi duy nhất để sống tốt. Tại sao mình không chọn “láng giềng” TP.HCM?”
Cơ hội sở hữu căn nhà trong mơ ở “vị láng giềng” hào sảng
Giải thích về lý do chọn TP Thuận An (Bình Dương), anh Quang cho biết, nơi này có môi trường sống hiện đại, năng động với mạng lưới giao thông thông suốt, dễ kết nối. Hệ thống tiện ích, dịch vụ như trường học các cấp, bệnh viện Quốc tế Columbia, siêu thị Aeon, Lotte, khu vui chơi Đại Nam… nằm trong bán kính gần. Đặc biệt, Thuận An còn nằm bên cạnh thành phố mới Thủ Đức, gia đình vẫn dễ dàng đến TP.HCM chỉ trong 20 phút.
 |
Thuận An - “vị láng giềng” hào sảng, cơ hội an cư mới cho những gia đình trẻ |
Sau những “cân đo đong đếm” kỹ lưỡng, anh Quang lựa chọn Anderson Park - Khu đô thị với quy mô lên đến 23.000m2 tọa lạc ngay giao điểm Đại Lộ Bình Dương và Nguyễn Thị Minh Khai. Nơi này được xem là trung điểm giữa TP Thuận An và TP Thủ Dầu Một, dễ dàng đi lại, làm việc và thụ hưởng tiện ích ngoại vi.
“Tính ra mỗi tháng vợ chồng tôi chỉ trả 15 triệu và quan trọng là trả gốc trực tiếp mà không có lãi ngân hàng. Mua được nhà mà chưa cần đến vay ngân hàng là điều tôi thật sự bất ngờ khi chọn Anderson Park, dù chủ đầu tư vẫn có gói hỗ trợ tài chính thông qua ngân hàng cho những khách hàng có nhu cầu”.
 |
Anderson Park - đô thị hiện đại trong lòng thành phố |
Anh Quang cho biết, nếu anh thấy hài lòng về mức giá và phương thức thanh toán thì vợ anh lại “ưng bụng” vì Anderson Park có rất nhiều tiện ích. Đặc biệt là mật độ xây dựng thấp, nhiều cây xanh và hệ thống hồ nước cảnh quan giúp không khí trong lành. Không gian sống chan hòa, thiên nhiên ở Anderson Park là điều kiện lý tưởng để trẻ em phát triển toàn diện mà không ngại các bệnh vặt về hô hấp, tâm lý. Dự án còn sở hữu vành đai tiện ích đầy đủ như công viên, hồ bơi, các khu thể thao ngoài trời, vườn cắm trại, khu vui chơi trẻ em…
Anderson Park được phát triển bởi Lyn Property sở hữu quy mô lên đến 50.000m2. Dự án được xây dựng theo mô hình khu đô thị khép kín, hiện đại, chuẩn Singapore với 2.430 căn hộ, văn phòng đa năng và khu thương mại - dịch vụ. Đây được xem là khu đô thị có quy mô lớn bậc nhất Thuận An (Bình Dương). Xem thêm thông tin dự án tại Fanpage và Website: http://andersonpark.vn/ Hotline tư vấn: 1800 9099 |
Phương Nghi
" alt=""/>Rời phố về ven đô