Novak Djokovic hướng đến mục tiêu cao nhất ở hai sân chơi Paris Masters và ATP Finals (Ảnh: AP).
Ở giai đoạn cuối năm, tay vợt người Serbia sẽ dự Paris Masters (Pháp, từ ngày 30/10 đến 5/11) và ATP Finals (Italy, từ ngày 13/11 đến 19/11). Djokovic hướng đến chức vô địch hai giải đấu này để bảo vệ ngôi số một thế giới đến hết năm 2023.
Cách đây 2 năm, Djokovic (34 tuổi 7 tháng) là tay vợt nhiều tuổi nhất kết thúc năm với ngôi đầu ATP. Nếu tái lập điều này năm nay, tay vợt Serbia sẽ nâng kỷ lục lên thành 36 tuổi 7 tháng.
Hiện tại, Djokovic đang hơn người đứng thứ hai Carlos Alcaraz đến 2.240 điểm. Tay vợt người Tây Ban Nha không tham dự Basel Open và kể cả khi đạt thành tích tốt ở Paris Masters lẫn ATP Finals, Alcaraz khó đuổi kịp Djokovic về điểm số.
Huyền thoại quần vợt người Mỹ Jimmy Connors đưa ra cảnh báo với Alcaraz: "Carlos Alcaraz đang dành mọi sự tập trung cho Djokovic và ngôi vị số một thế giới mà đối thủ đang nắm giữ.
Vạch ra mục tiêu và nỗ lực thực hiện là điều hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên Alcaraz cần biết rằng ngoài Novak vẫn còn nhiều đối thủ khác. Carlos đã thua ở hai giải đấu China Open, Thượng Hải Masters và cần cẩn thận trước Jannik Sinner và Daniil Medvedev".
Djokovic tiếp tục chỉ trích ATP
Novak Djokovic cho rằng cách điều hành và quản lý của Hiệp hội quần vợt nam quốc tế (ATP) khiến đa phần các tay vợt chịu thiệt thòi.
Tay vợt người Serbia chia sẻ: "90% thời gian trên ATP, các tay vợt nhận được phần tồi tệ nhất. Cấu trúc của hệ thống này không cho phép các tay vợt có quyền đưa ra quyết định của mình".
Djokovic đang giữ kỷ lục về tiền thưởng trong lịch sử quần vợt, với hơn 170 triệu USD. Nole thừa nhận các tay vợt nhóm đầu được hưởng lợi với hệ thống tiền thưởng hiện tại của ATP, nhưng các tay vợt cấp thấp thì ngược lại.
"Đang có sự độc quyền trong quần vợt. Các phương tiện truyền thông cố né tránh vấn đề, vì điều đó không có lợi cho họ. Nếu muốn tạo ra sự khác biệt, số đông phải chung tay và điều đó sẽ không xảy ra nếu các bên có những lợi ích khác nhau", Djokovic khẳng định.
" alt=""/>Novak Djokovic sắp chạm mốc 400 tuần giữ ngôi số một thế giớiCầu thủ được tung ra sân thi đấu dưới tên Cosmin Togan (Ảnh: Ilfattoquotidiano).
Theo quy định ở giải hạng Ba Romania, mỗi CLB chỉ được sử dụng tối đa 2 cầu thủ quốc tịch ngoài EU. Có lẽ, CLB Vointa Limpezis đã cố tình "nhập nhèm" về cầu thủ để lách luật. Thế nhưng, họ đã nhanh chóng bị phát hiện.
Chính đối thủ CSM Adjud đã phát hiện và họ yêu cầu trọng tài xem xét danh sách đăng ký của Vointa Limpezis. Phát biểu trước báo giới, Giám đốc điều hành CLB CSM Adjud giải thích: "Khi trận đấu đang diễn ra, tôi nghe thấy cầu thủ số 21 của Vointa Limpezis nói tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, khi tôi xem lại danh sách đăng ký, đó lại là cầu thủ Romania đáp ứng tiêu chuẩn U19.
Vào giờ nghỉ giữa hiệp, tôi đã nộp đơn kháng cáo và các trọng tài đã yêu cầu cầu thủ có liên quan đến phòng nhận dạng".
Điều đáng nói ở chỗ, sau đó, CLB Vointa Limpezis đã chối tội bằng việc khẳng định cầu thủ này bị câm điếc và không thể nói chuyện. Khi yêu cầu viết tên vào giấy, anh ta thậm chí còn không viết nổi tên mình.
CLB Vointa Limpezis bị phạt rất nặng nếu bị chứng minh gian lận (Ảnh: Buzau).
Cuối cùng, Ban tổ chức quyết định hủy bỏ trận đấu sau khi kết luận CLB Vointa Limpezis đã thiếu trung thực. CLB CSM Adjud được xử thắng trong trận đấu này. Trong thời gian tới, Vointa Limpezis có thể đối diện với án phạt nặng nề vì hành vi gian lận.
Tuy nhiên, đại diện của Vointa Limpezis khẳng định sẽ kháng cáo tới cùng. Họ khẳng định mình không phạm luật vì thẻ căn cước công dân của cầu thủ này có ghi tên anh là "Cosmin Togan". Vụ việc này sẽ tiếp tục được làm rõ.
" alt=""/>Hy hữu: Tung cầu thủ giả vào sân, đội bóng nhận cái kết đắngXem người khuyết tật đua xe lăn ở TPHCM