Không may mắn như ông K., một nam bệnh nhân khác không qua khỏi dù cùng biểu hiện ho, sốt kéo dài. Người bệnh 70 tuổi, vào viện được chẩn đoán viêm phổi do lao phổi trên người bệnh đái tháo đường type 2, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Dù đã được điều trị tích cực nhưng do bệnh nặng, kèm nhiều bệnh lý nền nguy hiểm nên người bệnh tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 lần/năm. Đặc biệt, với người cao tuổi mắc các bệnh lý nền, khi có biểu hiện ho, sốt kéo dài cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị sớm.
Sốt, ho kéo dài kèm theo đờm là những tín hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phổi nguy hiểm như áp xe phổi, nấm phổi, lao phổi, thậm chí là ung thư phổi...
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đối với những bệnh truyền nhiễm như lao phổi có thể lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng. Hơn nữa bệnh diễn biến nặng không chỉ gây khó khăn cho điều trị mà còn có nguy cơ tử vong cao.
Sau hơn 1 tuần điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch và có những chuyển biến tích cực, dần hồi phục sức khỏe.
Phản vệ ở trẻ em là phản ứng quá mẫn, tức thì của cơ thể khi có sự xâm nhập dị nguyên như các loại thuốc, thức ăn… vào cơ thể. Đây là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được chẩn đoán nhanh, xử trí sớm và điều trị tích cực.
Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không tự ý mua thuốc cho con uống khi chưa có đơn của bác sĩ chuyên khoa, không cho trẻ tiếp xúc với hóa chất, không chơi đùa ở môi trường có côn trùng, kiểm soát thức ăn, đồ uống của các em một cách nghiêm ngặt.
Khi thấy con em có những biểu hiện bất thường, phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhất.
Những tác nhân gây dị ứng, sốc phản vệ:
Trong y tế | Trong đời sống |
Thuốc kháng sinh, thuốc gây mê, gây tê, thuốc chống viêm, các loại vắc xin Các dịch truyền qua tĩnh mạch, thuốc cản quang. | Các hóa chất như sơn ta, sơn dầu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng... Thực phẩm có nguồn gốc từ côn trùng, từ thực vật lạ, từ hải sản, đồ uống có hóa chất, nọc côn trùng cắn. |