Trước khi tòa nhà chung cư Hòa Bình Green City chưa xây dựng thì toàn bộ ngôi nhà mà hộ gia đình bà Chung đang sinh sống ổn định, không có hiện tượng nứt nẻ, nghiêng lún.
![]() |
Tường nhà bà Chung bị nứt |
Nhưng từ khi chủ đầu tư Công ty TNHH Hòa Bình triển khai xây dựng Chung cư Hòa Bình Green City, khu nhà 35 tầng phía tây giáp với ngôi nhà gia đình bà đang sinh sống, thì toàn bộ tường ngôi nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài.
Đặc biệt là sau khi chủ đầu tư tiến hành đào móng và ép cọc bê tông để xây dựng khu chung cư Hòa Bình Green City, thì bên trong và bên ngoài ngôi nhà đã bị nứt, biến dạng rất nghiêm trọng. Toàn bộ mặt sàn khu tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà đều bị thấm dột.
Khu vực tầng 2 nhà bà xuất hiện rất nhiều các vết nứt ngang, dọc khiến cả gia đình đều lo lắng khi hàng ngày vẫn phải tiếp tục sinh sống tại đây.
"Những vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều, khiến gia đình tôi rất lo lắng. Chúng tôi đã thuê công ty kiểm định vào để kiểm tra và xác định mức độ hư hại của ngôi nhà", bà Chung cho hay.
Theo bà Chung, sau khi xảy ra việc lún, nứt, chủ đầu tư đã cử người sang kiểm tra và đưa ra mức đền bù cho gia đình. Tuy nhiên mức đến bù này quá thấp so với thiệt hại mà gia đình bà đang phải gánh chịu.
![]() |
Cụ thể, mức đền bù được chủ đầu tư dự án Hoà Bình Green City đưa ra ban đầu chỉ từ 25 - 30 triệu đồng, sau đó mức đền bù được nâng dần lên 100 triệu đồng và đến nay chủ đầu tư đã đưa ra mức 150 triệu đồng. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá mức độ thiệt hại của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư kiến trúc công trình VCOM, thì tổng số tiền thiệt hại lên tới hơn 344 triệu đồng.
"Chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn kiểm định độc lập vào để kiểm tra, họ đưa ra con số thiệt hại là 344 triệu đồng. Vì vậy, không hiểu chủ đầu tư dựa trên kết quả kiểm tra nào đưa ra mức đền bù thấp như vậy", bà Chung cho hay.
Trả lời về vấn đề này, theo văn bản gửi cho báo chí, Công ty TNHH Hoà Bình cho biết: "Thực tế, đơn vị chúng tôi đã nhiều lần sang nhà bà Chung; lần thứ nhất là giữa tháng 9/2015 cùng làm việc có ông Dũng (đại diện cán bộ tư pháp phường sở tại) và đại diện gia đình bà Chung để cùng nhau xem xét thực tế nhà bà Chung bị ảnh hưởng từ việc xây dựng của Cty TNHH Hòa Bình, nhưng vẫn không thống nhất được mức đền bù; theo hướng dẫn của cán bộ tư pháp Dũng thì trong tuần từ ngày 07/10/2015 đến 15/10/2015, hai bên sẽ bàn bạc đưa ra mức cụ thể để UBND phường Vĩnh Tuy làm trung gian hòa giải. Phía gia đình bà Chung yêu cầu mức bồi thường là 344.000.000 đồng, nhưng phía Cty Hòa Bình chỉ đồng ý với mức đền bù là 100.000.000 đồng. Ngày 20/10/2015, phía Công ty Hòa Bình tiếp tục sang làm việc với gia đình bà Chung và nâng mức giá bồi thường lên 150.000.000 đồng nhưng gia đình bà Chung vẫn không chấp thuận".
Theo chủ đầu tư, xung quanh sự việc nói trên, cùng chịu ảnh hưởng như gia đình bà Chung, còn có gần 10 gia đình khác (các nhà liền kề khu vực xây dựng), nhưng Cty Hoà Bình đã gặp gỡ và thỏa thuận các mức bồi thường thỏa đáng, thì tất cả các hộ gia đình đều chấp thuận với mức đền bù của Công ty Hoà Bình. Chỉ duy nhất gia đình bà Chung do đòi hỏi mức đền bù vượt quá mức cho phép nên hai bên chưa thể thống nhất được.
"Công ty TNHH Hòa Bình không hề thờ ơ và vô trách nhiệm với gia đình bà Chung, thậm chí đã nhiều lần thương lượng, lên kế hoạch để hỗ trợ, đền bù, nhưng vì yêu sách của gia đình bà Chung đòi hỏi vô lý nên Công ty không đồng ý. Nếu gia đình bà Chung vẫn không chấp thuận mức đền bù mà đơn vị này đưa ra, hai bên sẽ cùng mời cơ quan giám định để xác định thiệt hại và mức đền bù cho gia đình bà Chung", văn bản chủ đầu tư nêu rõ.
Tuy nhiên, theo bà Chung, các lần làm việc của chủ đầu tư với gia đình bà đều làm việc bằng miệng, không có bất cứ văn bản, giấy tờ gì.
Vụ việc xảy ra cũng đã lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Giấy hẹn xuống làm việc của chủ đầu tư cũng không ghi rõ ngày - giờ xuống làm việc.
Theo VnMedia
Căn hộ rạn nứt, dân tố chủ đầu tư bán hàng “rởm”" alt=""/>Dự án Hòa Bình Green: Xây chung cư nghìn tỷ nứt nhà dân
Chuẩn bị cả tuần cho một tiết dạy
Buổi sáng ngày 20/11, lớp 3A1 có hai tiết học với chủ đề “Môi trường” và “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”.
Giờ học hôm nay khác hẳn những ngày thường lệ.
Toàn bộ học sinh sẽ được tham gia vào một tiết học ngoài trời. Thay vì cô giáo chủ nhiệm đứng lớp, người dẫn dắt trong tiết học này là chị Đào Thu Hường, phụ huynh của học sinh Bảo Châu.
Giờ học diễn ra đầy hào hứng với các hoạt động ngay tại sân bóng của trường.
Từng tốp học sinh sẽ được tham gia tìm hiểu về trái đất, cùng trải nghiệm sự nóng lên toàn cầu thông qua các hoạt động nhóm.
Để thiết kế tiết học 45 phút này, chị Hường phải mất một tuần xây dựng bài giảng.
Đây cũng là lần đầu tiên chị được trực tiếp tham gia vào một giờ học của con trên trường.
Học sinh hứng thú tham gia hoạt động làm việc nhóm
|
Hai năm trước, chị Hường từng cho con theo học tại một trường công lập trên địa bàn quận Đống Đa.
“Tuy nhiên, tại ngôi trường con theo học trước đây không có nhiều cơ hội cho phụ huynh được tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp như thế này. Do vậy mình cũng hồi hộp lắm!” – Chị Hường chia sẻ cảm xúc ngay trước tiết dạy.
Là người làm việc trong lĩnh vực môi trường, chị Hường lựa chọn vấn đề hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu để giới thiệu tới các con.
Lĩnh vực này, theo chị Hường, có phần hơi khô khan và nặng so với khả năng tiếp nhận của học sinh lớp 3.
“Vì vậy mình phải dành một tuần để tìm hiểu cách các con tiếp cận kiến thức và xây dựng bài giảng làm sao cho thật sự lôi cuốn. Mình nghĩ rằng cách thu hút học sinh tốt nhất là tổ chức các hoạt động nhóm. Khi các con vận động bằng tay chân, sự tập trung của các con sẽ dồn vào hoạt động đó. Nhờ vậy, dù ít hay nhiều các con cũng sẽ nắm bắt được một số từ khóa sau khi bài học kết thúc. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng mình vẫn gặp phải khó khăn trong việc truyền tải nội dung bài giảng tới toàn bộ gần hai chục học sinh. Qua đó mới thấy khâm phục các cô giáo biết nhường nào”.
Tiết học về môi trường kết thúc, các học sinh của lớp 3A1 tiếp tục tham gia vào bài dạy với chủ đề “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”.
Thông qua các tình huống giả định, phụ huynh Nguyễn Thị Uyên Lan đã giúp các bạn nhỏ được nhập vai và đưa ra cách giải quyết trong những tình huống cụ thể.
Thay vì ngồi tĩnh lặng nghe cô giáo giảng bài, bé Hà Linh hào hứng hòa mình vào các tình huống cùng cậu bạn chung bàn.
“Hôm nay con cảm thấy giờ học rất vui. Con hi vọng lần sau bố mẹ con cũng có thể tham gia để dạy những tiết học như thế này”.
“Có đồng hành mới cảm thông với áp lực giáo viên”
Không chỉ riêng lớp 3A1, các phụ huynh tại 13 lớp học khác cũng hào hứng tham gia trải nghiệm với vai trò giáo viên của con trong một tiết học.
Bất kỳ lĩnh vực nào mà phụ huynh am hiểu cũng có thể đưa vào bài giảng của mình.
“Ngày đồng cảm” được cô hiệu trưởng Phạm Thị Tâm giới thiệu, đó là dịp để phụ huynh và giáo viên có thể gắn kết với nhà trường.
Trong ngày này, một phụ huynh hiểu rõ về việc trồng rau sạch có thể hướng dẫn học sinh cách trồng và chăm sóc cây; một phụ huynh giỏi nấu ăn có thể hướng dẫn học sinh cách làm các loại bánh đơn giản; một phụ huynh là kỹ sư, bác sĩ có thể dạy các con về những vấn đề tâm sinh lý của trẻ,…
“Nhờ vậy, học sinh có cơ hội được học thêm những kỹ năng, kiến thức đa dạng mà chương trình học tại trường chưa chắc đã có. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp các con nhận thức được để trở thành con người hoàn thiện thì việc học không chỉ dừng lại ở kiến thức trên trường mà cần đón nhận từ nhiều nguồn khác nhau”.
Chị Nguyễn Thị Uyên Lan tham gia vào bài dạy với chủ đề “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”
Chia sẻ về lý do tham gia vào lớp học này, chị Nguyễn Thị Uyên Lan cho biết, mong muốn của chị là biết con mình học như thế nào và nhận lại được những gì qua mỗi tiết học trên trường.
Kết thúc giờ dạy, bản thân chị cũng phải thừa nhận “trẻ con bây giờ học không còn giống như bố mẹ chúng ngày xưa nữa”.
“Thực sự, có đồng hành mới cảm thông được với áp lực của giáo viên. Ngoài những áp lực về cái nhìn của xã hội đối với nghề giáo thì khi bước chân lên bục giảng, các thầy cô còn phải chịu những áp lực vô hình ngay từ phía phụ huynh. Ngoài ra, việc truyền đạt kiến thức tới 20 học sinh cũng không phải điều dễ dàng. Mình chỉ dạy hai đứa con ở nhà đôi khi cũng phải “phát hoảng”. Trong khi các cô phải quản lý tới 20 học sinh thì việc tiếp cận với tất cả các con cũng là một thử thách thực sự khó khăn”.
Còn chị Đào Thu Hường chia sẻ: “Một tiết học 45 phút phải cần đến một tuần chuẩn bị mới thấy hết sự vất vả của thầy cô trong suốt 8 tiếng làm việc trên lớp. Bản thân mình sau thời gian dạy trải nghiệm mới nhận thấy rằng nghề giáo thực sự quá khắc nghiệt. Nếu không có một trái tim rộng, các cô giáo khó có thể vượt qua được các tình huống và bao dung được với những lỗi lầm của các con”.
Thúy Nga
Có một ngôi trường ở TP.HCM từ 3 năm nay đã “mở cửa” cho phụ huynh vào xem tận giờ học, bữa ăn của các con. Để những việc diễn ra sau cánh cổng trường không còn là sự bí ẩn, xa cách.
" alt=""/>Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớpTranh cãi xoay quanh Zhang và công ty nổ ra đầu tháng này, sau khi anh bắt đầu quảng cáo loại bánh trung thu đến từ Hồng Kông (Trung Quốc), gọi đây là thương hiệu cao cấp có tuổi đời hơn hai thập kỷ.
Tuy nhiên, hóa ra nhà sản xuất – Guangzhou Meisun Food Company – lại không đăng ký ở Hồng Kông và cũng không bán sản phẩm ở đây.
Để tăng doanh số, Zhang mời diễn viên Hồng Kông nổi tiếng Eric Tsang Chi-wai (Tăng Chí Vĩ) tham gia một phiên livestream. Tsang được bổ nhiệm làm đại diện chi nhánh của Three Sheep tại Hồng Kông vừa mở tháng trước.
Một sản phẩm khác mà Three Sheep quảng cáo cũng có vấn đề là thịt bò ăn ngũ cốc. Các KOL của họ tuyên bố đây là thịt bò sống, nhưng thực chất là thịt bò tẩm ướp gia vị.
Three Sheep cam kết hoàn tiền cho khách hàng mua bánh trung thu và thịt bò, đồng thời bồi thường gấp ba giá bán sản phẩm.
Đây là bê bối chất lượng sản phẩm mới nhất liên quan đến lĩnh vực livestream thương mại điện tử ở Trung Quốc. Cuối năm 2020, Xin Youzhi (hay Xinba) bị phạt 900.000 NDT vì bán tổ yến giả, làm từ đường và nước. Sau sự cố, Xin bị cấm tổ chức livestream trên Kuaishou trong hai tháng.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Chiếc bánh trung thu khiến một công ty KOL bị phạt 9,8 triệu USD