Hình ảnh khối nhu mô gan hạ phân thùy V gan phải kích thước 25x36 mm, sau tiêm ngấm thuốc (vòng tròn đỏ).
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư đại tràng sigma di căn gan (giai đoạn 4). Hội chẩn hội đồng chuyên môn đã họp và chỉ định phẫu thuật triệt căn (phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma và nhân di căn gan), sau đó điều trị bổ trợ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, gia đình và bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật. Vì vậy, các bác sĩ đã lựa chọn phương án liệu pháp toàn thân kết hợp với đốt sóng cao tần nhân di căn gan.
Sau 6 chu kỳ điều trị hóa chất, về lâm sàng bệnh nhân không còn đau bụng hay rối loạn tiêu hóa, tăng được 2kg. Các chất chỉ điểm u giảm rõ rệt và nằm trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đoạn đại tràng sigma, lập lại lưu thông tiêu hóa. Sau đó ông Thành tiếp tục phác đồ điều trị hóa chất kết hợp kháng thể đơn dòng, cuối cùng là điều trị duy trì với Capecitabine đơn chất.
Kết quả khám định kỳ theo hẹn, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không thấy tổn thương tái phát di căn, tổn thương gan giảm kích thước và không ngấm thuốc.
Như vậy, bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với điều trị, các triệu chứng lâm sàng được cải thiện tốt. Phác đồ điều trị đã giúp kéo dài thời gian sống thêm không tiến triển, sống thêm toàn bộ cho người bệnh. Đồng thời, đốt sóng cao tần nhân di căn gan có thể là phương pháp điều trị thay thế phẫu thuật đối với bệnh nhân không đồng ý phẫu thuật hoặc không đủ điều kiện phẫu thuật.
Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư của cả 2 giới. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ. Một số yếu tố nguy cơ là chế độ ăn ít rau, nhiều chất béo, mắc các bệnh lý đại - trực tràng (viêm loét mạn tính, polyp, bệnh Crohn, bệnh đa polyp đại trực tràng...).
GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết trong các loại ung thư đường tiêu hóa, ung thư đại trực tràng là loại có liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như các yếu tố di truyền. Bệnh nếu được chẩn đoán sớm tiên lượng tốt, có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Do vậy việc sàng lọc, chẩn đoán sớm đóng vai trò quan trọng. Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng.
Ở giai đoạn sớm, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Các phương pháp hóa trị, điều trị đích thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, đã có di căn xa. Việc sử dụng các thuốc điều trị đích (các thuốc chống tăng sinh mạch, kháng thể đơn dòng như Bevacizumab, Cetuximab…) kết hợp với hóa trị cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn di căn (bước 1, bước 2) đã giúp tăng thời gian sống thêm và chất lượng sống cho người bệnh.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
" alt=""/>Phớt lờ dấu hiệu báo động đỏ, bệnh nhân vào viện đã di căn ganCác đối tượng cắt ghép, giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước và con dấu sở Sở Y tế TPHCM (Ảnh: SYT).
Để tạo niềm tin cho chủ cơ sở, các đối tượng đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra là giả mạo, do văn bản có nhiều lỗi chính tả và sai chức danh người ký ban hành.
Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền "lo lót", với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 30/12/2023, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở ATTP TPHCM, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM, có chức năng tham mưu, giúp Thành phố quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
Ông Hân khẳng định, từ năm 2024 trở đi, Thanh tra Sở Y tế TPHCM không còn chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần bị mạo danh. Vào năm 2016, một đối tượng đã tự xưng là nhân viên của Thanh tra Sở Y tế, yêu cầu các cơ sở đóng một khoản chi phí để không bị thanh tra.
Đến năm 2017, một số điện thoại 0903.188.xxx đã được các đối tượng tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM sử dụng để gọi đến, yêu cầu các cơ sở đưa phong bì 5 triệu đồng/người (với đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau khi nhận tin, Thanh tra Sở Y tế đã phát lên thông báo về việc không bao giờ có việc liên hệ với các cơ sở để yêu cầu nộp các khoản tiền, hoặc bán sách báo, tài liệu…
Tất cả cán bộ, công chức của Thanh tra Sở Y tế khi đến các đơn vị làm việc phải có tên trong Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc có công văn, giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế ký. Giấy tờ phải ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý thông tin mạo danh, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo. Nếu nhận được thông báo như trên, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
" alt=""/>Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?