Bộ GD&ĐT vừa ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2014; thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT về việc ban hành quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
Phụ huynh, học sinh cùng tham gia đánh giá
Theo đó, nguyên tắc đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan;
Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học;
Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất;
Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đánh giá gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ;
Các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.
Đặc biệt, không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.
1 năm 2 bài kiểm tra có chấm điểm
Ngoài đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.
Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 3 mức độ nhận thức của học sinh từ giúp kiểm tra nhận biết hoặc nhớ đến mức kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học và vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:
Quá trình học tập từng môn học, học sinh được xếp loại thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;
Mức độ hình thành và phát triển năng lực được xếp ở 2 mức là Đạt hoặc Chưa đạt;
Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất cũng xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.
Văn Chung
" alt=""/>Thay đổi lớn cách đánh giá học sinh tiểu họcAnh trai khuyết tật quyết đỗ ĐH để chữa tự kỷ cho em
Hoàng đặt quyết tâm phải đỗ vàongành Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để sau này giúp bố mẹ chăm emmắc hội chứng tự kỷ.
Tình cảnh cảm động của "thí sinh không chân" thi ĐH
Thươngcảm trước hoàn cảnh éo le của cậu bé Nguyễn Mạnh Dương, suốt 11 năm qua sư thầyThích Thanh Ngọc đã đồng hành cùng gia đình em lo chạy chữa bệnh tật cho em. Kỳthi ĐH, thầy thay mẹ là đôi chân đưa em tới trường thi.
" alt=""/>Những câu chuyện giáo dục đáng suy ngẫmCụ thể, là một công ty công nghệ, phía Xiaomi cho biết trong năm 2022 sẽ tích cực đóng góp ý kiến cho các cơ quan Chính phủ về chuyển đổi số dưới vai trò một nhà tư vấn công nghệ. Công ty đang thực hiện những bước đi đầu tiên cho mục tiêu đó.
Trước mắt, công ty tập trung chuyển đổi số ở mảng bán lẻ công nghệ. Theo ông KM, mảng bán lẻ công nghệ tại Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc hơn 10 năm trước. Người Việt vẫn mua sắm tại các cửa hàng di động ở mặt tiền vì vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận. Tuy vậy, điều này có thể thay đổi trong 5 năm tới.
Theo đại diện Xiaomi, mức sống của người dân Việt Nam đang gia tăng. Nhiều trung tâm mua sắm lớn, tập trung hàng hoá đa dạng mọc lên nhiều hơn. Người dân ngày càng hướng tới các trung tâm thương mại để vui chơi, giải trí, mua sắm.
Trước đây, nhiều người vẫn nghĩ hàng hoá tại các trung tâm mua sắm thường đắt đỏ song nhiều thương hiệu tầm trung với chất lượng hàng hoá bảo đảm đang có mặt tại nhiều địa chỉ mua sắm lớn. Cộng với thu nhập gia tăng và nhóm người trẻ sẵn sàng thử nghiệm mô hình mới, chắc chắn việc mua sắm tại trung tâm thương mại sẽ trở thành xu hướng trong vòng 5 năm nữa.
Ông KM nhận định rằng các nhà bán lẻ công nghệ chắc chắn phải thích ứng với trào lưu mới, phải chuyển hướng tập trung sang các trung tâm thương mại - nơi thu hút nhiều khách hàng hơn.
Song song với những chuyển đổi về mặt vật lý, các nhà bán lẻ cần chuyển đổi sâu hơn về hạ tầng công nghệ thông tin. Chuyển đổi số sẽ giúp nhà bán lẻ quản lý được hệ thống, chăm sóc khách hàng tốt hơn, gia tăng trải nghiệm cho người mua.
Chẳng hạn, tại Trung Quốc, Xiaomi đã xây dựng hơn 10.000 Xiaomi Store, dùng hệ thống công nghệ đứng sau để quản lý toàn bộ hoạt động bán lẻ.
Nền tảng công nghệ này sẽ được áp dụng tại Việt Nam và Đông Nam Á. Hiện tại, khu vực ASEAN có khoảng 170 cửa hàng Xiaomi và sẽ nâng lên 1.000 vào năm 2022. Để quản lý số lượng cửa hàng này, phía Xiaomi cho hay phải ứng dụng CNTT triệt để.
Về mặt khách hàng, ứng dụng CNTT sẽ giúp mua bán O2O (online to offline) dễ dàng hơn. Ví dụ, trong đợt ra mắt sản phẩm mới tại Malaysia, hãng cho khách đặt hàng trên mạng nhưng có tuỳ chọn đến cửa hàng Xiaomi để nhận máy. Điều này giúp gia tăng lượng khách (traffic) tới cửa hàng truyền thống, có thể đo lường được lượng khách ra vào và tỷ lệ chuyển đổi từ việc tham quan dẫn đến mua sắm.
Về mặt quản lý, hệ thống công nghệ xuyên suốt có thể giúp thống nhất các chương trình khuyến mại của tất cả cửa hàng trên hệ thống, giúp xây dựng các chương trình huấn luyện và có cả thông tin thu nhập, mức thưởng cho nhân viên.
“Tôi ghé thăm một số cửa hàng di động lớn tại Việt Nam gần đây. Gần như không có gì thay đổi ở các cửa hàng này năm 2022 với năm 2017 ngoại trừ bảng giá điện tử thay cho bảng giá giấy hồi cách đây 5 năm”, ông KM nêu ý kiến trong cuộc gặp với một nhóm phóng viên công nghệ tại Việt Nam.
Ý kiến của ông KM chỉ phản ánh một phần thực tế. Ngoài việc thay đổi bảng giá, các nhà bán lẻ công nghệ tại Việt Nam đã đa dạng hoá sản phẩm trong vòng 5 năm năm trở lại đây. Ngoài ra, hệ thống công nghệ của Thế Giới Di Động, FPT Shop hay các nhà bán lẻ khác cũng đủ mạnh, giúp một nhân viên chỉ cần cầm một chiếc điện thoại có thể tra cứu hàng tồn kho, giá bán, chương trình khuyến mại, thậm chí biết được doanh số bán và hoa hồng của họ theo thời gian thực.
Tuy vậy, quan điểm của ông KM về sự dẫm chân tại chỗ của mô hình bán lẻ công nghệ và xu hướng chuyển cửa hàng vào các trung tâm thương mại là hai vấn đề mà các doanh nghiệp Việt cần suy nghĩ.
Hải Đăng
Trong bối cảnh hàng công nghệ bão hoà, Thế Giới Di Động buộc phải nhảy vào các mảng khác để tìm kiếm tăng trưởng.
" alt=""/>Xiaomi: Bán lẻ công nghệ tại Việt Nam cần chuyển đổi số