Các bác sĩ khoa Ngoại, BV đa khoa huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh vừa phẫu thuật thành công cho trường hợp Nguyễn Thị L. (14 tuổi, Đức Thọ) bị tắc ruột do ăn nhiều hồng ngâm.
Gia đình cho biết, ngày 7/10, cháu L. ăn liên tiếp 1kg hồng ngâm, sau vài tiếng, cháu L. bắt đầu đau bụng dữ dội kèm theo nôn, được gia đình chuyển đến BV để khám.
Qua thăm khám, bác sĩ kết luận bệnh nhi bị tắc ruột, cần phẫu thuật gấp. Bác sĩ đã lấy được toàn bộ khối bã thức ăn, cách hồi manh tràng khoảng 20cm, sau đó hút dịch trong lòng ruột, khâu phục hồi ống tiêu hóa, rửa ổ bụng và đặt dẫn lưu.
![]() |
Ăn hồng ngâm khi đói với số lượng lớn có nguy cơ tắc ruột rất cao |
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, sức khoẻ ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
BS Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng - nội soi, BV E (Hà Nội) cho biết, tắc ruột do khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ. Các khối bã thức ăn thường hình thành khi ăn nhiều thực phẩm có chất tanin như hồng ngâm, ổi hay chất bã xơ như măng.
Nếu ăn các thực phẩm này khi dạ dày rỗng, nồng độ HCL cao sẽ khiến chất xơ, nhựa dễ bị kết tủa tạo thành các khối bã rắn chắc.
BS Hồng Anh cảnh báo, với các trường hợp tắc ruột, nếu không được xử trí kịp thời, bã thức ăn ứ đọng có thể gây biến chứng hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân… dẫn tới tử vong.
Do đó các bác sĩ khuyến cáo, trước khi ăn các món có nhiều nhựa như ổi, hồng ngâm, măng khô cần phải ăn khi no. Với người già, lưu ý không nên nuốt thức ăn dai, cứng, nhiều gân, sụn, khi ăn cần nhai kĩ.
Trước đây, BV E cũng từng xử trí cho một bệnh nhân nữ sinh viên 23 tuổi bị tắc ruột do ăn quá nhiều măng khô. Trường hợp khác là cụ bà 86 tuổi bị tắc ruột do ăn thịt không nhai kĩ, vón thành cục lớn.
Minh Anh
Bé trai 5 ngày tuổi buộc phải cắt bỏ 80cm ruột do bị hoại tử, dù trước đó chỉ có triệu chứng nôn trớ nhiều.
" alt=""/>Nữ sinh tắc ruột vì ăn loại quả nhà nhà yêu thíchNgã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ đầu tư xây dựng nút giao thông. Ảnh: CAO THĂNG/ SGGP
Bước đầu hình thành các trục giao thông chính
Theo Sở GTVT, hiện tại, hệ thống hạ tầng giao thông chính của khu Nam cơ bản là những tuyến đường đã được đầu tư hình thành khá lâu trước đây, như đường Nguyễn Văn Linh (vừa có chức năng là đường vành đai vừa là đường đô thị), đường Nguyễn Văn Cừ, quốc lộ 50, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, đường Bắc - Nam, đường Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu Tân Thuận 2, đường Huỳnh Tấn Phát…
Cùng với việc đầu tư, thay thế các cầu yếu trên tuyến đường Lê Văn Lương đã hình thành các trục đường chính kết nối khu Nam với các khu đô thị hiện hữu nội thành, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố.
Theo đề xuất của Sở GTVT, thành phố cần tiếp tục quan tâm, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối khu vực phía Nam với các khu vực khác, tạo nên mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM.
Xây dựng kịch bản thứ tự cho khu Nam
Trong thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục tham mưu đầu tư hạ tầng giao thông khu Nam thành phố đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân ứng với kịch bản phát triển đô thị theo thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm (trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế).
Về đường bộ, đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, đã có kế hoạch đầu tư hoặc đang thực hiện đầu tư, sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cụ thể: Dự án Nâng cấp mặt đường Huỳnh Tấn Phát (từ đường Trần Xuân Soạn đến phà Bình Khánh); Xây dựng mới 3 cầu (thay thế các cầu yếu Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm) trên đường Lê Văn Lương; Xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; Xây dựng, cải tạo, mở rộng nút giao thông Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư; Nâng cấp đường Nguyễn Hữu Thọ (từ cầu Kênh Tẻ đến đường Nguyễn Văn Linh).
Tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án: Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái (vượt Kênh Tẻ và rạch Bến Nghé) nối các quận 1, 4, 7; Nâng cấp quốc lộ 50 (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An); Xây dựng mới cầu Rạch Dơi trên đường Lê Văn Lương; Nâng cấp đường Phạm Hữu Lầu (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Phước Long); Xây dựng đường Nhơn Đức - Phước Lộc nối dài (đoạn từ cầu Kênh Cây Khô đến quốc lộ 50); Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - Phạm Hùng; Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 50.
Kế tiếp, tăng cường kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Đó là: Xây dựng cầu đường Bình Tiên; Xây dựng tuyến đường trục Bắc - Nam (từ đường Hoàng Diệu đến cầu Bà Chiêm) giai đoạn 3; Xây dựng tuyến đường Lê Văn Lương; Xây dựng đường Vành đai 2, đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh); Mở rộng đường Nguyễn Văn Linh (từ Nguyễn Thị Thập đến Huỳnh Tấn Phát); Xây dựng cầu Phú Xuân 2B và đường 15B (trên trục đường Nguyễn Lương Bằng kéo dài); Đầu tư xây dựng các cầu lớn như cầu Cần Giờ thay phà Bình Khánh, cầu Thủ Thiêm 4 (nối quận 2 với quận 7).
Đối với đường sắt, Sở GTVT sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý đường sắt đô thị kêu gọi đầu tư xây dựng tuyến xe điện mặt đất số 2 (quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh - Trần Não - Xuân Thủy - Khu đô thị Bình Quới); Tuyến đường sắt đô thị số 4a (Thạnh Xuân - Khu đô thị Hiệp Phước); Tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới - ngã tư Bảy Hiền).
Bên cạnh việc tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trên bộ, vấn đề giao thông đường thủy của khu Nam cũng được chú trọng. Thành phố sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư nạo vét luồng Soài Rạp theo quy hoạch được duyệt, để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT (đầy tải) và trên 50.000 DWT (giảm tải) ra vào các khu cảng dọc sông Soài Rạp; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực TPHCM, các tỉnh lân cận và phát triển hoàn chỉnh hệ thống cảng biển trên sông Soài Rạp. |
Theo SGGP online
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong 2 năm tới, Nam Sài Gòn - đặc biệt là Quận 7 sẽ trỗi dậy và là “thỏi nam châm” thu hút các khách hàng và giới đầu tư, kinh doanh địa ốc.
" alt=""/>Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng khu NamHọc xong đại học cũng là lúc cả hai tròn 2 năm yêu nhau. Mình dọn đến ở cùng anh thì bị mẹ anh phát hiện. Trước đó mẹ anh có lên Hà Nội nhưng đều báo trước. Nhưng lần này có lẽ bà đã nghi ngờ nên quyết định “đánh úp”. Lúc mẹ anh ập vào phòng thì thấy cảnh hai đứa mình đang ngủ trưa cùng giường. Bà mắng chửi, xúc phạm mình thậm tệ.
Mình chỉ biết gục đầu khóc trong bất lực và thấy bản thân thật dễ dãi vì chưa cưới mà đã sống chung với anh như vợ chồng. Còn anh chỉ ngồi im một góc không nói không rằng, không bênh vực mình, không dám cãi lại mẹ.
Sau đó mẹ anh ném hết đồ của mình đi và lắp camera khắp nhà để “phòng đứa nhà quê ấy lại vác mặt đến đây”. Tất nhiên là mình dọn ra khỏi nhà anh và bỏ đi, chặn mọi kênh liên lạc từ anh.
Mình đi làm, có thu nhập và nhận ra không có anh mình vẫn sống tốt. Sau đó không lâu, anh liên hệ một vài người quen của 2 đứa và biết được công ty, chỗ ở mới của mình. Anh gặp lại mình, xin lỗi, năn nỉ suốt một tuần. Kỳ lạ thay mình lại tin anh và mềm lòng tha thứ. Anh dọn ra khỏi căn nhà bố mẹ tặng và chuyển đến sống với mình, nói muốn bắt đầu tương lai mới.
Cuộc sống sau đó của bọn mình khá vất vả vì chỉ có mỗi mình đi làm. Còn anh quen sống với nguồn trợ cấp của bố mẹ cho nên không muốn làm gì hết. Anh học rất giỏi nhưng ra đời bươn chải thì lại không muốn. Anh an ủi mình rằng chỉ cần đợi bố mẹ hết giận thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy: “Tiền bố mẹ anh làm đủ cho chúng mình sung túc đến mấy đời sau. Em đừng lo”.
Và đúng như anh nghĩ. Sau 1 năm hai đứa chung sống, mẹ anh tự nhiên gọi về. Lúc này thái độ của bà với mình cũng khác.
Sau đó, mình được anh dẫn về ra mắt họ hàng để chuẩn bị cưới xin. Chẳng hiểu “tiếng xấu” về mình đã được mẹ anh tuyên truyền từ bao giờ mà họ hàng nhà anh ai cũng khinh miệt mình.
Trước những hành động, lời nói của họ hàng ném về phía mình, anh không dám phản kháng vì sợ sẽ mất tất cả. Anh không có khả năng sống độc lập nhưng lại không muốn mất mình.
Mình đau khổ muốn chia tay. Nhưng thật không ngờ mình lại có bầu. Khi mình đang phân vân không biết nói sao thì anh lại mở lời trước: “Hay là chia tay thôi em, sống mà cứ bị bố mẹ ghét bỏ thế này anh cũng mệt lắm”. Câu nói của anh càng tiếp thêm động lực khiến mình quyết định chia tay.
Một tháng sau mình nghe tin anh có người mới, dẫn về sống chung và chuẩn bị cưới. Một tháng sau nữa thì anh đăng ảnh cưới. Nghĩ lại, mình không biết suốt mấy năm mình đã ở bên cạnh ai. Mình không biết anh có yêu mình thật lòng không và tại sao lại dễ dàng buông tay như thế?
Mang thai được gần 3 tháng, do không cẩn thận nên mình không giữ được con. Mình sụp đổ hoàn toàn, ngày nào cũng ôm mặt khóc đến bất lực. Lúc này anh nghe tin mình có bầu qua đứa bạn. Thay vì hỏi thăm mình và con, anh chỉ nhắn một câu: “Cũng may em nhỉ? Chứ bây giờ em có bầu lại phải nuôi con một mình”.
Đọc xong tin nhắn, mình bật khóc, hận anh lắm.
3 năm sau, tưởng chừng không thể mở lòng được nữa thì mình gặp được chồng hiện tại. May mắn thay gia đình nhà chồng tốt và luôn chào đón mình.
Ngày kết hôn mình lại nghe tin anh ly hôn. Một lần nữa anh lại ngỏ ý với mình: “Hay là em bỏ chồng đi, anh sẽ đi làm rồi mình bắt đầu lại từ đầu được không?”.
Mình cạn lời, chặn số, ‘block’ tất cả những mối liên lạc từ anh. Mình không tin anh ta có thể trơ trẽn đến vậy. Mình đã sai đến 2 lần, không thể tiếp tục sai.
Hiện tại, mình cảm thấy may mắn vì không lấy anh, không làm con dâu của mẹ anh. Gia đình nhỏ chính là niềm hạnh phúc vô bờ mà bản thân mình đã nỗ lực có được. Mình trân trọng những người yêu thương mình và luôn cố gắng vun đắp cho gia đình nhỏ.
Độc giả N.L.T