Vườn hồng trên mái tôn bỏng rát
Lọt thỏm giữa những căn nhà cao tầng, tường xi-măng khô cứng, vườn hoa hồng luôn rực rỡ sắc hoa của ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi, ngụ phường Hố Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) khiến nhiều người thích thú.
Đặc biệt, hơn 100 chậu hoa hồng của ông được đặt trực tiếp trên mái tôn bỏng rát vào những ngày nắng nóng. Ông Long nói, ban đầu ông trồng loài hoa này ở hiên nhà. Tuy nhiên, do thiếu nắng, hoa hồng còi cọc, cho hoa ít, không đẹp.
![]() |
Ông Long biến mái tôn rộng 42m2 của mình thành vườn với hơn 40 loại hồng khác nhau. |
Sau nhiều lần nghiên cứu, ông quyết định gia cố lại mái tôn trên căn nhà 42m2 và chuyển hơn 100 chậu hồng lên mái. Những ngày nắng, vào giờ trưa, tôn hấp thụ nhiệt, nhiệt độ nơi đây tăng cao đến mức không thể đi chân trần.
Do đó, nhiều người nhận định, việc mang hoa lên mái tôn chẳng khác nào “đốt cây”. Sợ mái tôn nóng, cây chết, ông Long dùng gạch lót dưới đáy chậu. Tuy nhiên, không đủ gạch, ông đành đặt một số chậu trực tiếp trên mái tôn.
![]() |
Mặc dù được đặt trực tiếp lên mái tôn bỏng rát nhưng những chậu hồng của ông Long vẫn tươi tốt, cho hoa đẹp. |
Sau một tháng, ông thấy cây đặt trên gạch và đặt trực tiếp lên mái tôn phát triển như nhau. Hàng trăm chậu hồng vẫn nảy chồi, nở hoa thơm ngát. Cuối cùng, ông bỏ hết gạch lót, để toàn bộ cây trên mái tôn. Để những chậu hoa hồng trên mái tôn bỏng rát sống, phát triển, cho hoa đẹp rực rỡ như bây giờ là cả một quá trình tìm hiểu, thử nghiệm của người đàn ông ở Đồng Nai.
Ông chia sẻ: “Nhiều người quan niệm không nên tưới cây vào buổi trưa vì lúc này đất đang rất nóng. Tưới nước vào chẳng khác nào luộc bộ rễ của cây. Tuy nhiên, những lúc nhiệt độ ngoài trời tăng cao, lên thăm vườn, tôi thấy nụ hoa, chồi non đều gục đầu, rũ xuống hết”.
![]() |
Để hoa không bị cái nắng gay gắt làm hư hại, ông Long thiết kế mái che cho những chậu hồng. |
“Biết đất trong chậu quá nóng, tôi quyết định tưới nước. Khi tưới không được dè chừng mà phải tưới thật nhanh, với lượng nước thật nhiều. Nước nhiều mới đủ sức làm giảm nhiệt độ trong đất một cách nhanh chóng. Nếu tưới nhỏ giọt, chậm rãi lượng nước không đủ làm giảm nhiệt độ, rễ cây dễ bị sốc nhiệt dẫn đến chết cây”, ông phân tích thêm.
Hiện nay, hơn 40 loại hồng của ông đều sống khỏe cho hoa đẹp mỗi ngày trên mái tôn. Hoa hồng trong vườn nhiều và đẹp đến nỗi, mỗi ngày, vợ ông đều hái hoa để cắm, trang trí trong nhà. Số hoa còn lại, bà sử dụng làm tinh dầu, hãm trà uống, thậm chí pha vào nước ấm để tắm dưỡng thể…
![]() |
Theo ông Long, kỹ thuật trồng hoa trên mái tôn là phải biết cách tưới nước cho hoa vào buổi trưa. |
Mỗi ngày, ông Long đều cùng vợ lên mái tôn chăm sóc, ngắm hoa. Người đàn ông này chia sẻ, ông trồng hoa hồng là để tặng vợ và hoài niệm về kỷ niệm đẹp của hai người lúc mới yêu nhau.
Muốn khiến vợ bất ngờ
Ông Long kể: “Trước đây, nhờ loài hoa này mà tôi đến được với vợ tôi bây giờ. Lúc mới quen nhau, tôi nghèo lắm, không có tiền để mua quà tặng người yêu. Mỗi lần đến thăm, tôi chỉ đủ tiền mua một bó hoa hồng tặng cô ấy”.
![]() |
Ông Long trồng hoa hồng như một món quà dành tặng vợ. |
Sau này, khi thành vợ chồng, ông Long vẫn nhớ đến những tháng ngày tuổi trẻ. Ông luôn muốn tạo bất ngờ cho vợ, gợi nhắc những kỷ niệm thời mới yêu thương nhau. Một lần vợ về quê, ở nhà một mình, ông Long dạo qua những điểm bán cây cảnh để ngắm hoa cho khuây khỏa.
Tại đây, ông bị cuốn hút bởi những chậu hồng nhung Sa Đéc. Người đàn ông này mua 4 gốc và đem trồng chung vào chiếc chậu có sẵn ở nhà rồi đưa hoa lên ban công chăm sóc.
![]() |
Ngoài trồng trên mái tôn, ông còn đặt các chậu hồng trước lan can để vợ có thể ngắm, tận hưởng hương thơm của loài hoa này ngay khi ở trong nhà. |
Trở lại thành phố sau chuyến về quê, vợ ông ngỡ ngàng, vui thích trước những đóa hồng nhung rực rỡ, thơm ngát. Biết vợ thích, ông quyết định mày mò, trồng thêm nhiều loại hoa hồng khác để tặng bà.
Ông kể: “Lứa hoa đầu, hoa nở đẹp nhưng sau đó cây còi cọc, cho hoa thưa, nhỏ. Sau một năm tìm hiểu, nghiên cứu, tôi tự tìm ra công thức trộn giá thể trồng hoa hồng của riêng mình. Giá thể của tôi gồm: Đất Tribat, trấu, xơ dừa, trùn quế”.
![]() |
Vợ của ông Long rất yêu thích vườn hồng. Bà thường hái hoa để trang trí trong nhà. |
“Mùa nắng, tôi thêm xơ dừa, bớt trấu để giữ ẩm, mùa mưa thêm trấu, bớt xơ dừa để thoát nước tốt. Tôi không trộn phân bò vì phân này có tính nóng, cây mới trồng còn yếu, chưa thể hấp thụ được nên dễ chết. Khi cây ra hoa, cắt tỉa xong mới bón thêm đạm cá, hoàn toàn không sử dụng phân hóa học”, ông phân tích thêm.
Ông Long cho biết, công việc trồng, chăm sóc vườn hoa gần như chiếm trọn thời gian rảnh rỗi. Để có một vườn hoa đẹp, ông phải tự mày mò, nghiên cứu để rút kinh nghiệm.
![]() |
Vợ ông Long cũng thuần thục kỹ thuật nhân giống hoa bằng cách chiết, ghép cây. |
Hiện nay, ông không chỉ “thuần hóa” các giống hoa hồng lạ, quý mà còn có thể làm cho những cây hoa của mình đồng loạt trổ nụ dày đặc, bung nở cùng một lúc. Ông chia sẻ: “Việc này phụ thuộc vào kỹ thuật cắt tỉa cành sau khi cây cho hoa”.
“Kinh nghiệm của tôi là không được tiếc mà phải tỉa bớt chồi, cắt bỏ cành ốm yếu, sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi cành khỏe”, ông Long chia sẻ.
![]() |
Công việc chăm sóc vườn hoa gần như chiếm trọn thời gian rảnh rỗi của ông. Tuy nhiên, ông nói ông rất vui vì có thể tạo nên một không gian xanh, tràn đầy sắc hương ngay trên mái nhà. |
Ngoài thời gian chăm sóc ban ngày, đêm xuống ông Long cũng phải chong đèn vạch lá, tìm sâu. Nhiều loại sâu ban ngày chui sâu dưới chậu đất, ban đêm mới trèo lên cây ăn lá. Do đó, tối đến, ông phải leo lên mái tôn, đầu đeo loại đèn pin soi ếch thật sáng để vạch từng chiếc lá tìm, bắt sâu hại.
Vợ ông Long cũng khiến ông bất ngờ bằng việc nhân giống, ghép, chiết để tạo ra những gốc hồng mới có vẻ đẹp độc đáo. Hiện nay, bà đã nhân giống thành công nhiều loại hồng quý bằng cách chiết cành.
![]() |
Mỗi ngày, ông Long cùng vợ tận hưởng cuộc sống bên những đóa hồng do chính tay mình trồng. |
Đặc biệt, bà ghép thành công cây hồng thân gỗ Molinuex (hoa màu vàng) và cây hồng thân bụi Blue Sky (hoa màu tím) để cho ra gốc hồng 2 màu độc đáo.
Mỗi ngày, hai ông bà vẫn cùng nhau lên mái tôn chăm sóc vườn hoa và ngắm thành quả của mình trong niềm hạnh phúc.
Xem thêm video: Khu vườn ‘kỳ hoa dị thảo’ của lão nông Sài Gòn
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Hai năm nay, cứ mỗi mùa hoa đến, chị Diệu Thuý (Hà Đông, Hà Nội) lại tạo vườn hoa khổng lồ trên sân thượng để gia đình và bạn bè cùng thưởng thức.
" alt=""/>Người đàn ông trồng 100 chậu hoa hồng trên mái tôn để tặng vợChuyện bắt nguồn từ năm 1564 khi nước Pháp quyết định đổi từ lịch Julius sang dùng lịch Gregory do Giáo hoàng Gregory XIII ban hành. Theo đó, lịch mừng năm mới chuyển từ tuần cuối cùng của tháng 3 sang ngày mùng 1/1.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đón nhận hệ thống lịch mới của vua Charles. Thời điểm đó, cũng chưa có nhiều phương tiện truyền tin nên một bộ phận những người dân thôn quê Pháp vẫn ăn mừng năm mới theo hệ thống lịch cũ.
Những người tiếp tục kỷ niệm năm mới vào ngày 1/4 bị gọi là “kẻ ngốc” và trở thành trò cười cho thiên hạ. Từ đó, người ta gọi ngày 1/4 là ngày nói dối và cái tên “Cá tháng Tư” chính thức xuất hiện.
Một truyền thuyết khác thì cho rằng việc “chơi khăm” trong ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ cuốn truyện “The Canterbury Tales” (Những câu chuyện cổ tích) của nhà văn người Anh Geoffrey Chaucer từ năm 1392.
Trong câu chuyện có một tình tiết là chơi chữ khiến độc giả nhầm lẫn. Chaucer ý muốn nói 32 ngày sau tháng Ba (tức ngày 2/5) nhưng độc giả lại hiểu nhầm thành ngày 32 tháng Ba hoặc ngày 1/4. Vì vậy, ngày này trở thành ngày để người dân nói đùa hoặc nói những câu nói dối vô hại.
Ngoài ra, ngày này cũng có một nguồn gốc khác, lần đầu tiên được đề cập đến bởi nhà thơ d’Amerval. Đây được xem là nguyên bản dành cho khái niệm "Cá tháng Tư".
Nguyên nhân d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng Tư cũng được xem là tháng của cung song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau.
Thêm nữa, tháng Tư cũng là thời điểm những loài cá sống trong vùng nhiệt độ ôn hòa, ví dụ như cá thu, dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Vì vậy, Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khù khờ.
Dù với nguyên nhân nào, Cá tháng Tư cũng là ngày được nhiều nước trên thế giới hướng ứng để tăng sự thú vị, mang lại tiếng cười trong cuộc sống.
Ngày 1/4 hàng năm gọi là ngày Cá tháng Tư hay còn là ngày nói dối. Vào ngày này người ta thường bày ra các trò đùa để trêu chọc bạn bè, người thân.
" alt=""/>Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Cá tháng TưLăn chanh khoảng 30 giây trên mặt bàn, dùng lòng bàn tay ấn mạnh khi di chuyển, đến khi quả chanh mềm là được. Thao tác này nhằm phá vỡ lớp màng cứng ở quả chanh, giúp nước ép dễ dàng hơn.
2. Xiên chanh
![]() |
Dùng xiên gỗ (xiên thịt nướng) có đầu nhọn đâm vào mặt không có cuống của quả chanh để tạo ra một lỗ nhỏ. Theo video TikTok ở trên, có vẻ như cái xiên sẽ đi vào khoảng hai inch.
3. Lấy xiên gỗ ra và bóp chanh lấy nước
![]() |
Kết quả là bạn có thể dễ dàng lấy được số nước chanh tùy ý mà không bị lẫn hạt, không có lộn xộn, cũng không phải nhìn cảnh nửa quả chanh con lại héo mòn rồi hỏng khi bị bỏ quên.
Với một số người, dù có thể sử dụng hết luôn cả một quả chanh trong một lần nhưng họ vẫn thích mẹo này hơn cách cắt và vắt chanh như thông thường vì không phải xử lý hạt.
Họ chỉ phải mất một vài lần lăn và bóp để đạt được số nước chanh mong muốn. Nếu chanh vẫn còn nước thì có thể bảo quản tủ lạnh nhanh chóng hay để bên ngoài để sử dụng cho lần tiếp theo cũng rất tiện lợi, không cần bọc gói, không lo héo úa hay bị ruồi muỗi đậu bám vào.
Khi bạn chỉ cần một chút nước chanh, thì đây là một bí quyết hay để áp dụng. Bạn sẽ chỉ mất một phút thực hiện, vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc dọn dẹp hay một công việc khác, vừa tránh được việc lãng phí.
Các loại cua, cá, ốc, mực từ biển ăn rất ngon và bổ dưỡng nhưng thường có mùi vị tanh khá khó chịu, nếu không khử hết mùi sẽ khiến món ăn giảm đi vị ngon ngọt vốn có.
" alt=""/>Cách vắt chanh mà không cần cắt