Lần đầu "làm mẹ"Mất gần 20 phút, bé trai sơ sinh hơn tuần tuổi mới uống hết vài chục ml sữa. Võ Trần Thanh Phương vỗ vỗ cho cậu bé ợ hơi rồi đặt lại chiếc nôi màu xanh. Liếc nhìn điện thoại đã 3h sáng, cơn buồn ngủ chưa được “dỗ dành” lại ập đến.
Mắt Phương díu lại. Cô ngồi tựa vào tường định chợp mắt dăm phút thì tiếng một bé gái gần đó ọ ẹ rồi khóc ré lên. Phương vội chạy tới thủ thỉ: “Ơi! Sao thế con, vừa ăn được một lúc mà. Thế này thì chắc lại khó chịu ở cái mông xinh rồi!”.
Phương liền mở bỉm kiểm tra, lấy khăn vải khô nhúng vào nước ấm lau sạch sẽ cho bé. Xong xuôi, cô mặc bỉm mới, cuốn lại chăn rồi đưa bé trở lại nôi. Tất cả mọi thao tác được Phương thực hiện một cách thuần thục dù cô chưa một lần sinh nở.
 |
Tình nguyện viên sẽ thức suốt đêm chăm 6-7 bé. |
Thanh Phương (33 tuổi) làm nghề giáo viên ở TP. Hồ Chí Minh cùng chồng kết hôn 7 năm nay nhưng chưa có được cơ hội làm mẹ. Ngay khi hay tin Bệnh viện Hùng Vương thành lập Trung tâm H.O.P.E (số 11 Lý Thường Kiệt, Quận 5) để chăm sóc những trẻ sơ sinh có mẹ mắc Covid-19 chưa thể đón về, Phương đã đăng ký tham gia.
Trải qua vòng kiểm tra sức khỏe, Phương được nhân viên điều dưỡng của bệnh viện tập huấn các kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng 2 ngày. Ngoài ra, cô còn được dạy thêm các cách xử lý tình huống khi trẻ sặc sữa, nôn trớ, cách nắm bắt nhu cầu của trẻ qua tiếng khóc…
Ở trung tâm có hai ca trực mỗi ngày. Ca 1 từ 7h sáng đến 5h chiều và ca 2 từ 5h chiều đến 7h sáng hôm sau. Mỗi nhân viên tình nguyện như Phương sẽ phụ trách khoảng 6 bé, cho các bé uống sữa, thay bỉm, ru ngủ… “Lấy nhau một thời gian dài rồi nhưng vợ chồng mình chưa có con. Vậy nên khi vào đây làm công việc của một người mẹ, mình hạnh phúc lắm”, Phương nói.
 |
Phương cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì được làm công việc ý nghĩa này. |
Mấy ngày đầu mới đảm nhận công việc của một bà mẹ bỉm sữa, Phương thấy hơi đuối sức. Bởi chưa khi nào cô thức trắng đêm nhiều như vậy. Để chống chọi với cơn buồn ngủ, cô đành tìm đến cà phê - loại đồ uống mà trước đây cô không hề thích một chút nào. Có lúc Phương lại liên tục vỗ nước vào mặt để tỉnh táo hơn.
“Khi các con qua đây, nhìn bé nào cũng non nớt. Nhưng sau một vài tuần, các con đã cứng cáp hơn. Nét mặt có hồn hơn bởi ngoài được vệ sinh và cho ăn, hàng ngày, các con còn được các mẹ, các cô trò chuyện, vỗ về hát ru”, cô giáo này chia sẻ.
Mẹ “đứng hình” khi con bế trẻ sơ sinh
Đang đi làm tại một công ty ở TP. Hồ Chí Minh nhưng khi biết có hàng trăm em nhỏ phải xa mẹ từ giây phút lọt lòng vì Covid-19, Kim Tiền (SN 1999) đã gọi điện xin tạm gác lại công việc. Tiền bảo, nếu có bị cho nghỉ thì sau này kiếm việc khác cũng được, còn bây giờ có quá nhiều người cần giúp đỡ nên cô không muốn bỏ qua cơ hội chung tay chống dịch này.
 |
Các cô gái trẻ không còn ngại việc vệ sinh, thay tã cho các bé. |
Để gia đình không phiền lòng, ban đầu Tiền giấu nhẹm chuyện đi làm bảo mẫu. Đến ngày thứ 2, mẹ cô gọi điện video, nhìn thấy con gái mặc bộ đồ màu hồng, cầm bình sữa cho trẻ sơ sinh ăn bà đã “đứng hình” trong giây phút. Bà rối rít hỏi: “Con ai đây? Con đang ở đâu đấy?”. Lúc này, Tiền mới nói thật về công việc mình làm và được mẹ hết lòng ủng hộ.
Tiền kể, hôm đầu tiên, vì công tác bàn giao mất nhiều thời gian hơn dự kiến nên các tình nguyện viên đợi từ sáng đến chiều các bé mới được đưa đến. Ngay khi chiếc xe chở bé xuất hiện, ai nấy ùa ra như đón con của mình vậy.
Nhìn những đứa trẻ nhỏ xíu, na ná nhau nằm một hàng dài trên xe đẩy, đôi mắt long lanh. Tiền thấy trong lòng trào dâng nỗi niềm khó tả. Giây phút ấy, cô gái chợt nghĩ đến việc những người mẹ sinh con ra mà không được gần con thì đau lòng nhường nào. “Vậy nên, mình tự dặn lòng sẽ yêu thương các bé trong giai đoạn khó khăn này để phần nào bù đắp cho các bé”, cô gái trẻ nhớ lại.
 |
Sau một thời gian chăm sóc, “các mẹ” đã nắm được thói quen của từng trẻ. |
Những đêm đầu tiên, Tiền khá sốc vì công việc chăm bé vất vả hơn những gì cô hình dung. Nhiều bé mới được vài ba ngày tuổi “ngủ ngày cày đêm” nên các tình nguyện viên phải bế trên tay một hồi lâu vì cứ đặt xuống thì các bé lại khóc. “Tiếng khóc của bé này lại làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé khác. “Cứ dỗ được bé này thì bé kia lại dậy”, Tiền chia sẻ.
Là một cô gái trẻ, ban đầu, kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh của Tiền hoàn toàn là con số 0. Lần đầu bế các bé trên tay, cô chỉ sợ rớt vì bé nào cũng quá nhỏ. Trước đây, nếu nhìn thấy bãi nôn trớ hay bỉm bẩn, Tiền còn cảm thấy sợ thì khi vào trung tâm, cô đã không thấy ngại bất cứ việc gì nữa.
Giờ đây Tiền có thể hai tay bế hai bé, chân vẫn có thể đẩy chiếc nôi cho một bé khác. Cho trẻ ăn đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn, nhất là với những trẻ ăn chậm, dễ nôn trớ. Chính vì vậy Tiền bảo, trước đây, cô là một người khá kiên nhẫn, nhưng giờ thì sự kiên nhẫn đó lại được nâng lên một “tầm cao mới”.
Thấy mẹ đến đón con, ai nấy mừng như trúng số độc đắc
Chị Võ Thị Ngọc Diệp - Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Hùng Vương cho hay, các tình nguyện còn rất trẻ, có người là biên tập viên, sinh viên, giáo viên mầm non…
Một số người còn chưa có gia đình, chưa sinh con. “Khi vào đây, các bạn không được về nhà mà ăn nghỉ tại chỗ. Tuy vậy, ai cũng nhiệt tình và chấp nhận điều kiện sinh hoạt khép kín. Khi nào hỏi thăm các bạn ấy cũng “hăng” lắm, cứ kêu còn bé nữa không, cho qua em tiếp”, chị Diệp kể.
Theo chị Diệp, hiện có khoảng 60 bé đang được chăm sóc tại trung tâm. Nhiều bé vì gia đình đều là F0 nên không có ai đến đón. Nhiều bé thậm chí còn không liên lạc được với gia đình, không biết người thân đang ở nơi nào.
Có bé nhờ được người dì lên đón nhưng dì đến nơi test lại bị dương tính Covid-19 nên đành để cháu ở lại. Có bé đã qua đầy tháng rồi mà vẫn chưa được về nhà.
Theo chị Diệp, những đứa trẻ phải tách mẹ từ khi lọt lòng vì Covid-19 rất thiệt thòi. Nhiều ca sinh xong mẹ chưa kịp nhìn và nhớ mặt con. Nhớ về con có khi chỉ có tiếng khóc. Có trường hợp mẹ không qua khỏi vì covid-19, rất xót xa.
“Chính vì vậy khi các bé được gia đình đón về, các mẹ ở đây vô cùng vui mừng. Nếu là đích thân mẹ tới đón nữa thì ai cũng thấy như mình trúng số độc đắc vì biết chắc đứa trẻ này vẫn còn có mẹ. Bé sẽ không bị mồ côi”.
Hồng Anh
Ảnh: Nhân vật và bệnh viện cung cấp

Đãi ngộ, chăm sóc tinh thần cho bác sĩ chống dịch
Nhân viên y tế phải ăn ngủ dài ngày trong bệnh viện, bị coi là F1 khi ra khỏi bệnh viện… liệu có phù hợp với một kịch bản chống dịch dài hơi?
" alt=""/>Chuyện ở nơi những bé sơ sinh phải xa mẹ vì Covid
 bỗng vácdao bầu tàn sát cả gia đình rồi rạch bụng tự tử. May mắn được cấp cứu kịp thời,bốn thành viên đều bảo toàn mạng sống. Nguyên nhân nào dẫn đến thảm án này.</strong><br><br>Những ngày cuối tháng 5/2013, tại thôn Bột Xuyên (xã Bột Xuyên, Mỹ Đức, Hà Nội)đâu đâu cũng bàn tán xôn xao về vụ việc kinh hoàng vừa xảy ra. Vốn rất hiềnlành, ngoan ngoãn, thanh niên Trần Quang Hải (SN 1994) bỗng vác dao bầu tàn sátcả gia đình rồi rạch bụng tự tử. May mắn được cấp cứu kịp thời, bốn thành viênđều bảo toàn mạng sống. Nguyên nhân nào dẫn đến thảm án này.<br><br><strong>Quyết đưa cả nhà xuống )
Một người hàng xóm kể lại tối ngày 22/5 vẫn còn sang chơi với gia đình Hải tớitận 21h. Ngày hôm đó, Hải vừa từ chỗ làm về chơi. Gia đình Hải vẫn bình thườngnhư mọi ngày, không thấy cãi cọ hay nói nặng lời với nhau.
 |
Ngôi nhà nơi xảy ra thảm sát kinh hoàng. |
Đến gần 22h đêm, em trai Hải mới đi chơi về. Theo thói quen, cậu em tự khóa cổngrồi vào đi ngủ. Cậu vừa bước vào phòng, đã bị anh trai dùng dao bầu vung mộtnhát vào sườn. Hoảng hốt, cậu hét to kêu cứu.
Bố mẹ Hải đang ở phòng bên cạnh liền chạy sang xem có chuyện gì. Hải lập tứcchĩa mũi dao về phía bố mẹ. Lúc này, cậu em trai không có vật gì để phòng thân,lại thấy anh trai hung hãn, nên vội ôm bụng chạy ra ngoài. Vì cửa cổng đã bịkhóa, cậu đành nhảy lên bức tường bao ở phía sau nhà, thoát sang hàng xóm.
Nạn nhân chạy một mạch đến nhà bác ruột gần đó, báo lại sự việc. Người thân vộichia nhau, người chạy sang ứng cứu, người đưa nạn nhân đi bệnh viện.
Trong lúc đó, ở nhà, Hải đã dùng dao bầu vung loạn xạ vào bố mẹ. Người bố bị bốnvết thương vào bụng, đầu. Người mẹ bị chín nhát vào tay, lưng. Thấy con trai quámanh động, người bố kịp vớ được cây gậy, đập mạnh vào tay khiến Hải văng dao.
Thừa lúc đó, hai nạn nhân chạy ra ngoài, cũng nhảy qua bờ tường kêu cứu. Sự việcđược cấp báo, ngay sau đó, cảnh sát và người dân đã đến hiện trường rất đông.Trong lúc được đưa đi cấp cứu, mẹ Hải vẫn cố nói với lại: "Cứu con tôi với, nóvừa tự đâm vào bụng rồi”.
Để vào được trong nhà, mọi người cũng phải nhảy qua tường. Nhiều nhân chứngchứng kiến Hải điên loạn dùng kéo rạch bụng mình. Khi mọi người ập vào, Hải tắtđèn, chạy ra sau nhà, nhảy qua bức tường phía sau. Nhiều người nhìn thấy Hải đãbị thương khá nặng, máu me bê bết. Mặc dù vậy, Hải vẫn chạy trốn rất nhanh.
Đối tượng vọt qua hai bức tường, băng qua hai khoảng vườn nhà hàng xóm, nhảyxuống ao, lóp ngóp bò lên nằm tại một vườn lạc. Do đêm tối, cảnh sát cũng nhưngười dân đuổi theo không kịp. May mắn cho đối tượng được hai cô gái ngồi chơigần đó phát hiện.
Khi mọi người ập đến vườn lạc, Hải đã thiếp đi. Tuy nhiên, khi được đưa đi cấpcứu, Hải bỗng bừng tỉnh, khẩn khoản: “Đừng cứu cháu nữa, cháu sắp chết rồi. Đừngđụng vào cháu, cháu đang bị HIV”.
Cả gia đình Hải đều cấp cứu ở Bệnh viện 103. Sau nhiều giờ điều trị tích cực, cảgia đình đã bảo toàn mạng sống. Hiện Hải và em trai vẫn phải theo dõi ở phònghồi sức. Riêng bố mẹ đối tượng đã được ra viện, tiếp tục chữa trị tại nhà.
Một nhân chứng có mặt ở bệnh viện lắc đầu lè lưỡi: "Không ngờ thằng Hải khỏethế, chắc nó uống “thuốc tiên”. Tôi trèo lên bờ tường, nhìn rõ nó rạch nát bụng.Vậy mà vẫn đủ sức bỏ chạy khắp nơi như vận động viên điền kinh”. Được biết đốitượng đã được các bác sĩ nối ruột thành công, đã tỉnh táo hoàn toàn.
Thông tin từ người dân địa phương cho biết thường ngày Hải là một thanh niênngoan ngoãn, ít chơi bời lêu lổng. Bố mẹ Hải quản lý con rất nghiêm khắc. Họclực yếu nên không thi đỗ cấp 3, Hải liền được gửi đi học nghề mộc tại nhà ngườiquen ở Gia Lâm (Hà Nội). Từ dạo đó, đối tượng cũng ít khi về nhà. Ở chỗ làm, Hảivẫn bị bố quản lý chuyện tiền lương. Do xưởng mộc là chỗ quen biết, mỗi lần Hảicần ứng lương lấy tiền tiêu pha việc gì, đều phải gọi điện về xin phép bố. Cũngtheo những người hàng xóm, đối tượng khỏe mạnh bình thường, chưa bao giờ có biểuhiện bị thần kinh.
Mắc bệnh lậu, lại tưởng mình nhiễm HIV
Nhận định về nguyên nhân vụ việc hi hữu, người dân suy đoán từ câu nói của đốitượng trước khi được đi cấp cứu: “Đừng cứu cháu, cháu đang bị HIV”. Giải thíchrõ ràng hơn, người chú ruột của Hải cho biết:
“Mấy tháng trước, nó bị mắc bệnh lạ ở “chỗ khó nói”, sợ hãi nhờ tôi đưa đi bệnhviện khám". Theo người chú, hóa ra cháu mình bị mắc bệnh lậu (một căn bệnh lâynhiễm qua quan hệ tình dục - PV). Người chú tra hỏi, Hải thú nhận đã dại dộttheo bạn bè đi hát karaoke "ôm".
Trước vẻ "nai tơ" của trai làng, một cô tiếp viên tỏ vẻ thích thú, đã chủ động"tấn công". Hải nhanh chóng mắc bẫy "gái hư", sau đó nhiều lần quan hệ tình dụcvới cô ta. Bệnh lậu chính là do "người tình" "tặng" cho.
Thời gian gần đây, Hải lại hốt hoảng gọi điện về cho chú. Theo đó, cô tiếp viênnọ đang bị bệnh nặng, phải điều trị ở bệnh viện. Lân la hỏi thăm xung quanh,không hiểu do ác ý hay muốn đùa trêu, những người hàng xóm cho biết cô gái đóđang bị HIV/AIDS giai đoạn cuối, chỉ nằm viện để chờ chết.
Nghe tin "sét đánh", Hải rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ. Không biết thực hưthế nào nhưng người chú vẫn đưa Hải đi xét nghiệm, thậm chí còn mua các loạithuốc chống phơi nhiễm HIV cho cháu uống.
"Đó là khoảng một tuần trước. Từ chỗ xét nghiệm về nhà, cháu tôi lo lắng đến mấtăn mất ngủ. Tôi an ủi thế nào cũng không ăn thua. Nó luôn hoảng sợ nghĩ rằngđang phải mang "án tử", có thể chết bất cứ lúc nào", người chú đối tượng nhớlại.
Một nhân chứng khác cho biết thêm, tâm trạng u uất của Hải một phần vì không thểchia sẻ với gia đình. Người bố rất nghiêm khắc, khiến Hải dù đang phải đối mặtvới biến cố nghiêm trọng của cuộc đời, nhưng cũng không dám nói thật. "Có lẽ,chính áp lực tâm lý này cộng với suy nghĩ non nớt, đã khiến Hải hành động mấtkiểm soát, chạy trốn đàm tiếu của dư luận về "gia đình có kẻ bị AIDS"", nhânchứng này chia sẻ
Đồng tình với ý kiến trên, một số hàng xóm dẫn chứng: "Khi ra xe đi cấp cứu, Hảivẫn gượng nói: Cháu bị nhiễm HIV nên cháu muốn giết chết cả nhà để không ai bịkhổ cả. Đến khi được cứu sống, tỉnh lại, Hải lại nói với người thân: Con khôngnhớ rõ mình đã làm gì, giờ con rất hối hận và muốn xin lỗi bố mẹ và em trai”.
Trao đổi về vụ việc, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Trưởng công an xã Bột Xuyên nhậnđịnh, theo kinh nghiệm của ngành công an, hành động mất kiểm soát của đối tượnggiống như nhiều trường hợp con nghiện bị "ngáo đá".
Rất có thể, Hải đã sử dụng chất kích thích trước khi gây ra vụ việc hy hữu, "tànsát cả gia đình" mà không vì lý do cụ thể nào. Theo ông Trưởng công an, khả năng"ngáo đá" rất cao, mới khiến đối tượng khỏe đến như thế. Hải bị thương rất nặngở bụng mà vẫn trèo tường, lội ao chạy trốn khắp nơi, đến khi bị phát hiện vẫnkhông thấy biểu hiện cảm giác đau đớn.
Tạm giải thích về nguyên nhân vụ việc, ông Tuyến cho biết: "Thu thập thông tinban đầu, có thể thấy đối tượng quá hoảng sợ vì tưởng mình bị nhiễm HIV từ ngườitình là tiếp viên nhà hàng. Bế tắc không thể chia sẻ cùng ai, dẫn đến hành độngdại dột. Tuy nhiên, khi xét nghiệm đối tượng trước khi làm phẫu thuật, các bácsĩ cho biết kết quả âm tính với HIV".
(Theo Xa lộ pháp luật)
" alt=""/>Hoảng loạn vì mắc bệnh 'kín', trai làng định xóa sổ cả gia đình
Gói hỗ trợ viễn thông 10.000 tỷ đồngNgày 2/8, trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ TT&TT, các doanh nghiệp viễn thông công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng, triển khai từ ngày 5/8/2021 và kéo dài trong 3 tháng.
Theo đó, các nhà mạng tiếp tục tăng 2 lần băng thông cho dịch vụ Internet cáp quang với giá không đổi; Tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước; Giảm giá tới 50% đối với nhiều gói cước…
Riêng khách hàng ở các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tặng 50 phút gọi nội mạng.
Nhiều doanh nghiệp viễn thông, trong đó có MobiFone sẽ tiếp tục đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19 từ việc trích 5.000 đồng với mỗi gói cước VX3/VX7 được đăng ký/gia hạn thành công.
Chia sẻ tại buổi công bố, đại diện các doanh nghiệp cam kết đồng hành với Đảng, Chính phủ, chính quyền các cấp và nhân dân trong đại dịch Covid-19. Ông Bùi Sơn Nam – Phó TGĐ Tổng công ty Viễn thông MobiFone khẳng định MobiFone luôn bám sát định hướng của Bộ TT&TT, sẵn sàng các phương án giảm giá cước viễn thông để chia sẻ với doanh nghiệp và người tiêu dùng trong giai đoạn khó khăn này.
Đại diện nhà mạng MobiFone cũng cam kết sẽ tăng cường, tối ưu chất lượng mạng lưới tại các khu vực cách ly, phong tỏa để đảm bảo nhu cầu học tập, giải trí và thông tin liên lạc của người dân.
Giảm giá cước, hỗ trợ dịch vụ viễn thông trong 3 tháng kể từ 5/8
Ngay sau khi cam kết tham gia Gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, ngày 2/8/2021 MobiFone công bố tăng 2 lần băng thông cho tất cả các khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet cáp quang trên toàn quốc, với giá không đổi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tại nhà.
MobiFone đồng thời cung cấp thêm các gói cước hỗ trợ mới, như: Tặng 50 phút gọi nội mạng cho tất cả người dân ở các địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16; Tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước khách hàng trên cả nước đang sử dụng và khi đăng ký mới với giá không đổi; Giảm giá tới 50% đối với các gói cước data VX3, VX7 (gói VX3 (6GB/3 ngày) giảm từ 20.000 đồng còn 10.000 đồng; gói VX7 (10GB/7 ngày) giảm từ 35.000 đồng còn 20.000 đồng). Với mỗi gói cước VX3/VX7 được đăng ký/gia hạn thành công, MobiFone sẽ trích ra 5.000 đồng để ủng hộ vào Quỹ Vắc xin phòng, chống Covid-19.
 |
|
Nhà mạng quy hoạch lại nhiều gói cước data theo hướng gia tăng quyền lợi cho khách hàng
Bắt đầu từ tháng 8, triển khai tinh thần của gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông gần 10.000 tỷ đồng, MobiFone quy hoạch lại các gói cước internet với nhiều quyền lợi gia tăng cho khách hàng.
Với các gói cước dừng đăng ký mới, người dùng sẽ được chuyển sang các gói mới với ưu đãi vượt trội hơn về dung lượng so với gói cũ. Ví dụ các gói cước M70, MIU khi hết hạn sẽ được gia hạn tự động sang HD70 có dung lượng tăng từ 3,8 GB lên 6GB; hay MIU90, M90 khi hết hạn sẽ chuyển đổi tự động sang HD90 có dung lượng tăng từ 8,8 GB lên 10GB…
Đồng thời MobiFone triển khai các gói cước chu kỳ 12 tháng mới như 12HD70N, 12HD90N, 12HD120N, 12HD200N, 12HD300N cũng được nhà mạng hỗ trợ với mức tăng dung lượng lên tới 3 đến 5 lần.
"MobiFone cùng bạn vượt qua mùa dịch”
Trước khi tham gia Gói hỗ trợ viễn thông do Bộ TT&TT chủ trì, MobiFone đã là nhà mạng tiên phong thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân trong dịch Covid-19; triển khai một cách liên tục, nhất quán ngay từ đầu mùa dịch. Thông qua chương trình "MobiFone cùng bạn vượt qua mùa dịch", MobiFone ưu đãi đặc biệt cho lực lượng tuyến đầu chống dịch như miễn phí gói 3C120, 30D5, miễn phí chu kỳ đầu gói C50N cho thuê bao tuyến đầu chống dịch tại các tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16.
Đáp ứng nhu cầu data tăng cao, MobiFone tăng 50% dung lượng data di động một số gói cước internet phổ biến trong 3 tháng hỗ trợ người dân thời gian ở nhà giãn cách, đồng thời giảm 50% giá gói cước data phổ biến nhất giúp đỡ người nghèo, người có thu nhập thấp trong việc sử dụng các gói data ngày; giảm 45% cước giá gói ngày thông thường tới thuê bao tại các tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16.
Phục vụ nhu cầu học tập, giải trí trực tuyến: MobiFone khuyến mại một số sản phẩm, dịch vụ nội dung số chủ lực như MobiEdu - hệ sinh thái số phục vụ cho việc học, ôn thi trực tuyến từ lứa tuổi mầm non đến học sinh THPT, sinh viên, người đi làm; miễn phí chu kỳ đầu các ứng dụng xem video trực tuyến. MobiFone miễn phí 30 ngày gói cơ bản dịch vụ ClipTV, tăng gấp đôi băng thông gói cước, miễn phí 3 tháng sử dụng dịch vụ ClipTV gói gia đình … cho khách hàng tại khu vực giãn cách theo Chỉ thị 16.
Với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức: MobiFone có chính sách mời dùng thử miễn phí dịch vụ MobiEdu với các trường học trên cả nước, giải pháp họp trực tuyến MobiFone Meeting cho các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc, giảm tối đa 30% giá cước data cho các thuê bao doanh nghiệp sử dụng tại khu vực ảnh hưởng của dịch.
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ bền bỉ và liên tục ngay từ khi bắt đầu đại dịch, MobiFone đã đóng góp tổng giá trị đến gần 3.000 tỉ đồng vào cuộc chiến chống Covid -19, trong đó trực tiếp ủng hộ vào Quỹ phòng Covid-19 của Chính phủ 200 tỉ đồng. Theo đại diện MobiFone, đây là sự khẳng định và tiếp nối tinh thần “MobiFone đồng hành cùng bạn vượt qua mùa dịch”. “Chúng tôi tin, với tinh thần đoàn kết, kỷ luật, với quyết tâm cao và sự đồng lòng, sẻ chia của cả dân tộc, Việt Nam sẽ vững vàng vượt qua đại dịch”.
Minh Ngọc
" alt=""/>Doanh nghiệp viễn thông sát cánh cùng nhân dân chống dịch