Một quả bom dẫn đường của Nga (Ảnh: The Drive).
Ukraine đang tích cực phát triển bom dẫn đường của riêng mình, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Ukraine Anatolii Barhylevych thông báo ngày 24/11.
"Chúng tôi đang tích cực phát triển. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ đạt được thành công", ông nói.
Ông Barhylevych chỉ ra rằng Nga nắm giữ kho dự trữ bom dẫn đường lớn nhất, do được thừa hưởng từ Liên Xô.
Bom dẫn đường là loại đạn dược dẫn đường chính xác có tầm bắn ngắn hơn tên lửa nhưng giá thành sản xuất rẻ hơn nhiều.
Khi chiến sự với Ukraine bùng phát vào năm 2022, Nga thường điều động máy bay hiện đại mang theo các quả bom cũ, không dẫn đường ném xuống mục tiêu của Kiev. Forbes đánh giá, sự kết hợp này không mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi các máy bay Nga bắt đầu ném bom lượn dẫn đường chính xác xuống mục tiêu của Kiev. Giờ đây, các quả bom có cánh UPAB-1500 và FAB-500 (Ukraine gọi là KAB) đang ngày càng khiến các binh sĩ Kiev lo ngại.
Nhiều binh sĩ Ukraine từng thừa nhận KAB là "một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất" vì uy lực tàn phá của vũ khí này.
Nga thường lắp thiết bị mang tên UMPK lên bom thường, biến chúng thành bom thông minh sử dụng hệ thống định vị GLONASS của Moscow.
Theo Forbes,cơ chế dẫn đường của UMPK không chính xác một cách tuyệt đối, tuy nhiên điều này là không quá cần thiết khi các quả bom Nga mang theo hàng trăm kg thuốc nổ bên trong. Một ưu điểm quan trọng là UMPK có giá rất rẻ. Theo truyền thông Nga, để sản xuất một thiết bị UMPK hết khoảng 24.000 USD, khiến nó rẻ hơn rất nhiều các vũ khí tấn công chính xác khác.
Ví dụ, theo Business Insider, dòng tên lửa Kalibr mà Nga sử dụng với số lượng lớn trong chiến sự ở Ukraine được cho có giá 6,5 triệu USD/quả.
Nga sở hữu hàng loạt quả bom cũ từ thời Liên Xô nằm trong kho, nên việc tích hợp UMPK lên các vũ khí này không quá tốn kém. Thiết bị này giúp cho các máy bay ném bom Nga có thể tấn công mục tiêu Ukraine ở ngoài tầm phòng không của đối phương.
Một thách thức không nhỏ nếu Ukraine triển khai bom thông minh là hệ thống tác chiến điện tử của Nga.
Hồi tháng 5, Reutersdẫn 3 nguồn thạo tin cho biết, thiết bị tác chiến điện tử của Nga đã ngăn chặn tương đối hiệu quả các quả bom dẫn đường thông minh Mỹ viện trợ cho Ukraine khi chúng tấn công vào mục tiêu đã định.
Theo Telegraph, dọc gần như toàn bộ chiến tuyến, một bức tường xung điện từ vô hình giờ trải dài như một tấm khiên che chắn cho lực lượng Nga. Một mạng lưới tín hiệu vô tuyến, hồng ngoại và radar phức tạp được phóng lên bầu trời trên chiến trường mang lại cho lực lượng Nga sự bảo vệ chưa từng có ở một số khu vực.
Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga không chỉ vô hiệu hóa bom dẫn đường, tên lửa mà cả máy bay không người lái (UAV), loại vũ khí mà Ukraine ngày càng phụ thuộc để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công tầm xa.
" alt=""/>Ukraine chế tạo bom đối trọng với vũ khí đáng sợ nhất của NgaÔng Định và bà Trâm xuất hiện trong một sự kiện thời trang (Ảnh: Fanpage Lep').
Vốn điều lệ ban đầu đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200 triệu đồng. Hai cổ đông góp vốn là ông Trần Hoàng Định và bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm. Mỗi người góp 100 triệu đồng, tương đương 50% vốn điều lệ. Ông Định là giám đốc doanh nghiệp.
Tháng 11/2018, công ty tăng vốn lên 1 tỷ đồng và sau đó là 5 tỷ đồng vào tháng 10/2020, với cơ cấu cổ đông không thay đổi. Tháng 3/2021, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thời trang Song Bình và tăng vốn lên 8 tỷ đồng. Ông Định góp 4 tỷ đồng (50% vốn điều lệ), bà Trâm góp 3,6 tỷ đồng (45% vốn) và bà Phạm Minh Thúy góp 400 triệu đồng (5% vốn điều lệ). 3 người đều có cùng hộ khẩu thường trú tại phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Đến tháng 4/2022, doanh nghiệp tiếp tục nâng vốn lên 20 tỷ đồng và giữ nguyên cho đến nay, nhưng cơ cấu cổ đông không được công bố. Tháng 8 cùng năm này, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thời trang Au Couture.
Một số thông tin cho biết, ông Định và bà Trâm là cựu sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội. Mặc dù học ngành kinh tế nhưng Nguyễn Ngọc Trâm từng chia sẻ yêu thích may vá, thời trang từ rất nhỏ nhưng hoàn cảnh không cho phép để theo đuổi ngành này.
Từ năm thứ 3 đại học, cô đã đi làm thêm, dành dụm tiền để đi học về may và thiết kế. Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 2015, Nguyễn Ngọc Trâm quyết định khởi nghiệp với một thương hiệu thời trang nhỏ nhưng thất bại.
Năm 2017, thương hiệu Lep' ra đời với sở thích mặc váy hoa nhưng không tìm được sản phẩm phù hợp trên thị trường của nhà sáng lập này.
" alt=""/>Ai đứng sau chuỗi thời trang Lep' vừa tuyên bố sắp dừng hoạt động?