Với độ dày chỉ 8 micromet, loại cảm biến này có thể phát hiện áp lực một cách chính xác nhờ vào 144 điểm phát hiện áp lực được tích hợp. Theo Gizmag, thiết bị này được cấu tạo từ nano carbon, graphene và cấu trúc polymer đàn hồi, tạo thành các sợi nano nhỏ, với đường kính từ 300 - 700 nanomet. Những sợi nano này được sắp xếp đan xen với nhau để tạo thành lớp màng rất mỏng, trong suốt và có độ đàn hồi tốt.
Vì vậy, nó có thể uốn dẻo, vặn xoắn cực mạnh mà vẫn giữ nguyên tính năng. Trong y học, thiết bị này được tích hợp trên một loại găng tay đặc biệt, giúp các bác sĩ nhanh chóng phát hiện ung thư vú đơn giản bằng các thao tác thăm khám bên ngoài cơ thể bệnh nhân mà không cần chụp X-quang như truyền thống. Ngoài ra, loại cảm biến này còn có thể được áp dụng trong nhiều thiết bị điện tử và các thiết bị đeo khác.
Giáo sư về kỹ thuật điện tử tại Đại học Tokyo, Takao Someya cho biết: "Các khối u thường cứng hơn các mô vú. Vì vậy, chúng ta có thể cảm nhận được qua cảm biến. Ngoài ra, loại cảm biến này rất có tiềm năng trong việc áp dụng vào các thiết bị điện tử chẩn đoán bệnh thông qua bề mặt da".
Được biết, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo còn thử nghiệm loại cảm biến áp lực này trên mạch máu nhân tạo, nhằm phát hiện những thay nhỏ về áp lực của dòng máu trong mạch.
Theo Vnreview/Gizmag
Sóng di động có gây ung thư?" alt=""/>Cảm biến giúp phát hiện ung thư chỉ bằng cách sờ ngựcTheo CNBC, vào tháng trước, hai công ty ở phía nam tỉnh Quảng Đông - một trung tâm sản xuất lớn của Trung Quốc - đã báo cáo kế hoạch sử dụng robot trong các nhà máy của họ.
Hãng sản xuất linh kiện điện thoại di động Evenwin Precision Technology đang xây dựng một nhà máy với sự vận hành của 1.000 robot công nghiệp. Đại diện của Evenwin cho biết, hành động này sẽ cắt giảm ít nhất 90% số lượng nhân công làm việc tại đây. Trong khi đó, nhà sản xuất thiết bị gia dụng Midea vừa thay thế 14 công nhân bằng dây chuyền lắp ráp lớn. Ngay sau đó, hãng cũng có kế hoạch thay thế các giám sát viên kiểm soát chất lượng bằng robot.
Một nhà sản xuất robot tại khu kinh tế và phát triển công nghiệp Cáp Nhĩ Tân của Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường robot công nghiệp lớn nhất thế giới, họ sử dụng chính những robot được sản xuất ở trong nước.Theo Liên đoàn Robot quốc tế, đến năm 2017, Trung Quốc có thể vỗ ngực tự hào rằng, số lượng robot công nghiệp của nước này nhiều hơn cả Châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại.
Theo một báo cáo gần đây của ngân hàng HSBC cho biết, bộ ba yếu tố phía sau thúc đẩy sự nâng cấp trong ngành công nghiệp Trung Quốc gần đây là: “Sự lão hóa lực lượng lao động, tiền lương tăng và sự hỗ trợ hết sức quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sự kết hợp của ba yếu tố này đã là động lực tích cực thúc đẩy ngành công nghiệp tự động hóa ở Trung Quốc”.
Cụ thể, dân số của Trung Quốc đang già đi nhanh chóng, dẫn đến lực lượng lao động bị thu hẹp. Điều đó đòi hỏi Bắc Kinh phải chuyển từ nền kinh tế dựa vào số lượng nhiều nhân công giá rẻ sang một nền kinh tế được dẫn dắt bởi những tiến bộ từ công nghệ robot, ngân hàng này giải thích.
Theo số liệu của Chính phủ Trung Quốc công bố vào tháng Giêng, số người ở trong độ tuổi lao động (từ 16 – 60) đã giảm 3,7 triệu người so với năm trước.
Nhưng liệu hiệu quả làm việc của robot có hơn con người? Theo nhiều nhà nghiên cứu, câu trả lời là có. Một bài viết của Đại học Uppsala và trường Kinh tế London được đăng tải vào tháng Hai cho thấy, robot công nghiệp giúp tăng năng suất lao động và nâng cao tốc độ tăng trưởng trung bình của một quốc gia bằng 0,37 điểm phần trăm.
Hơn nữa, robot cũng là một phương pháp thay thế nhân công rẻ hơn. “Chu kỳ hoàn vốn ngắn làm cho việc đầu từ vào robot có hiệu quả hơn về mặt kinh tế do chi phí lao động tăng cao”.
Ngoài ra, theo số liệu của chính phủ, hơn một nửa các tỉnh của Trung Quốc đã tăng lương tối thiểu ở mức trung bình 14,1% trong năm ngoái, nhanh hơn so với mục tiêu tăng trưởng chính thức là 13%.
Thêm vào đó, sự thúc đẩy của chính phủ cũng là một động lực. Quy hoạch tổng thể 10 năm có tên gọi “Made in China 2025” được chính phủ Trung Quốc công bố vào tháng trước cũng vạch ra kế hoạch thúc đẩy các lĩnh vực như máy tính và robot. Trong khi đó, kế hoạch 5 năm lần thứ 13 có nêu chi tiết về chính sách dài hạn dự kiến công bố vào cuối năm nay, được cho là sẽ bao gồm việc hỗ trợ và trợ cấp thuế của chính phủ cho các công ty tự động hóa.
HSBC cũng lưu ý với các nhà quan sát thị trường rằng, nhóm cổ phiếu ngành tự động hóa A-share (cổ phiếu trong nước) của Trung Quốc cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao nhất trong các ngành công nghiệp. Lĩnh vực này đã tăng 160% trong năm nay.
"Chúng tôi tin rằng doanh số bán robot công nghiệp sẽ tiếp tục tăng, bởi thực tế là, mật độ của robot trong các nhà máy sản xuất Trung Quốc (30 robot trên 10.000 công nhân sản xuất) vẫn còn ít hơn một nửa so với bình quân thế giới (62/10.000)”, HSBC cho biết.
" alt=""/>Cách mạng robot, 'chìa khóa vàng' cho nền kinh tế Trung QuốcLG Class được trang bị chip Qualcomm Snapdragon 410 64-bit với 4 nhân xử lý xung nhịp 1,2 GHz với GPU Adreno 306 để xử lý các tác vụ liên quan tới đồ họa. Máy có camera trước 13 MP và camera sau 8 MP, pin 2.050 mAh, hỗ trợ mạng 4G LTE. LG cài sẵn cho Class hệ điều hành Andriod Lollipop. Smartphone mới của công ty Hàn Quốc có kích thước 142 x 71,8 x 7,4 mm, cùng trọng lượng 147 gram.
Một điểm đáng chú ý là LG Class sử dụng chất liệu kim loại và có kính cong 2,5D ở mặt trên màn hình. Tương tự nhiều điện thoại khác của LG, Class có các nút bấm vật lý nằm phía sau. Phần loa được bố trí cạnh camera - một cách bố trí khá lạ lẫm. Loa máy có công suất khá lớn lên tới 1W (watt) cho "âm thanh rõ ràng" - theo lời giới thiệu của LG.
LG Class sẽ được bán ra thị trường ngay từ hôm nay thông qua nhiều nhà mạng tại Hàn Quốc, với giá bán vào khoảng 340 USD. Class có các tùy chọn màu sắc gồm đen xanh, bạc, và gold. Hiện chưa rõ LG có bán máy ở các thị trường ngoài Hàn Quốc hay không, tuy nhiên, theo Androidheadlines, LG đã xác nhận Hàn Quốc là thị trường duy nhất của smartphone mới này.
Một số hình ảnh sản phẩm:
" alt=""/>LG tung smartphone giá rẻ dùng thiết kế kim loại