Dù xuất hiện nhiều sản phẩm nổi bật, thị trường smartphone toàn cầu đối diện với tình trạng tăng trưởng âm trong năm 2018 (Nguồn: fonpit.de)
Tại thị trường Việt Nam, năm 2018 cũng chứng kiến sự biến mất của hàng loạt thương hiệu lớn trên kệ hàng của nhiều nhà bán lẻ. Theo chia sẻ của đại diện FPT Shop, Thế Giới Di Động, CellphoneS,... với truyền thông, nhiều mẫu smartphone đình đám đã không còn được họ phân phối trong vòng 2 năm trở lại đây. Việc chậm đổi mới công nghệ, thiết kế sao chép rập khuôn, chiến lược giá sai lầm,... đã khiến nhiều nhà sản xuất “sa chân” trong cuộc đua khốc liệt của thị trường di động Việt.
Năm 2018: Cạnh tranh nóng nhưng... nhàm
Samsung và Apple tiếp tục là những tên tuổi dẫn đầu, trong khi các hãng công nghệ đến từ Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, các hãng công nghệ dường như vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy về thiết kế, hiệu năng và trí thông minh nhân tạo (AI) na ná nhau, chưa có sự đột phá trong lòng người dùng.
Tuy nhiên, khi bối cảnh thị trường sa sút nghiêm trọng, vẫn có một số điểm sáng. Trong khi iPhone XS/XS Max vẫn tiếp tục với trào lưu “tai thỏ” đang dần mất đi vị thế, thì bộ đôi flagship của Galaxy S9+ và Galaxy Note9 vẫn trung thành với khẳng định dấu ấn riêng với màn hình vô cực cùng các công nghệ dẫn đầu thị trường, tạo nên một “mảng xanh” ấn tượng trong bức tranh đầy “sắc đỏ” của làng công nghệ.
![]() |
Samsung là nhà sản xuất hiếm hoi duy trì phong độ với sự khác biệt đến từ dòng Galaxy S (Nguồn: Samsung Flickr) |
Kết thúc năm 2018, Samsung vẫn là nhà sản xuất di động đứng đầu thế giới, cả về doanh số (chiếm 19% thị phần) và độ phổ biến (chiếm 27% số smartphone đang được sử dụng theo báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu di động Newzoo). Điều này tiếp tục khẳng định chiến lược đúng đắn của Samsung trong việc “định chuẩn riêng, tạo khác biệt” giữa một thị trường đang dần bão hoà.
Năm 2019, kỳ vọng ở sự khác biệt
Sau một năm chững lại với hàng loạt smartphone thiếu đột phá, thị trường đang khao khát hơn bao giờ hết những nhân tố khác biệt rõ rệt. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ nói chung, thị trường smartphone 2019 có thể sẽ chứng kiến các xu hướng mới, làm thay đổi sự cạnh tranh nhàm chán.
Khi đã bỏ ra một số tiền lớn, đa số người dùng đều muốn sở hữu những thiết bị giúp họ nổi bật, không bị nhầm lẫn ngay cả khi nhìn thoáng qua. Với tâm lý này, Galaxy S10 có thể là lựa chọn trong tầm ngắm của rất nhiều người. Theo tin đồn từ nhiều tạp chí công nghệ, flagship mới của Samsung sẽ sở hữu màn hình tràn cả 4 cạnh, với phần viền mỏng đến vô hình cùng thiết kế camera “đục lỗ” lạ mắt.
![]() |
Tin đồn về thiết kế tuyệt đẹp của Galaxy S10 liệu có thỏa mãn niềm hy vọng về một năm 2019 đầy khởi sắc của thị trường di động? (Nguồn: Phone Arena) |
Sau hàng loạt cú phốt liên quan đến sai sót của bảo mật khuôn mặt, người dùng toàn cầu đang cần lắm một phương thức bảo vệ an toàn và tiện lợi hơn giữa thời đại mọi thông tin tài chính, riêng tư nằm hết trong điện thoại.
Nếu tin đồn là thật, Galaxy S10 cũng sẽ hoá giải nỗi lo trên bằng công nghệ quét vân tay siêu âm đi trước thời đại. Suốt nhiều năm liền, các thiết bị Galaxy S đã thay phiên nhau nắm giữ danh hiệu “Smartphone sở hữu camera tốt nhất”, “Smartphone có thời lượng sử dụng ấn tượng nhất” nên người dùng hoàn toàn có quyền kỳ vọng vào những công nghệ nhiếp ảnh và pin mới trên mẫu điện thoại này.
“Bức tranh” doanh số smartphone toàn cầu năm 2018 đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh đến nhiều nhà sản xuất. Để không tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái, việc cần làm nhất là phải tạo ra bản sắc riêng, tương tự như những gì Samsung đã làm suốt nhiều năm qua.
Minh Nguyễn (tổng hợp)
" alt=""/>2018: Thị trường di động sụt giảm vì thiếu smartphone bản sắc riêngApple đã đệ đơn xin cấp bằng sáng chế trên vào năm 2016, nhưng chỉ vừa công bố tài liệu này hôm 14/12. Hồ sơ mô tả "một trợ lý ảo có khả năng phát hiện tiếng thì thầm đầu vào và hồi đáp bằng tiếng thì thầm".
Giải thích cho lí do phát triển tính năng mới của Siri, đơn xin cấp bằng sáng chế của Apple cho biết, trợ lý ảo này thường "phản hồi bằng giọng nói có âm lượng lớn hoặc trung bình, việc có thể gây bất tiện trong một số trường hợp nhất định, khi thì thầm sẽ phù hợp hơn". Táo khuyết sau đó cũng trích dẫn một số ví dụ cho thấy tính hữu ích khi Siri có khả năng thì thầm, bao gồm cả ở thư viện hay trong phòng làm việc nhỏ hoặc những trường hợp cần bảo vệ sự riêng tư, tránh việc bị nghe lỏm.
Theo tài liệu, các thiết bị được hỗ trợ Siri như iPhone hay Apple Watch sẽ đo các kiểu biên độ và tần suất của âm thanh đầu vào để xác định liệu người dùng có đang thì thầm hay không để trợ lý ảo hồi đáp bằng giọng phù hợp.
Mặc dù các công ty như Apple hay Samsung thường đệ đơn xin cấp các bằng sáng chế, nhưng rất nhiều trong số chúng đã không bao giờ được ứng dụng để cho ra một sản phẩm thương mại thực sự. Sáng chế về tính năng thì thầm của Siri cũng có thể như vậy.
Một số người cho rằng, tính năng thì thầm không thiết thực. Theo họ, tính năng này chỉ hữu dụng khi bạn quên giảm âm lượng của iPhone và máy phát giọng của Siri vang khắp phòng.
Tuấn Anh(theo The Verge)
Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ lý ảo thông minh của Google đạt được chỉ số thông minh (IQ) cao hơn đối thủ Siri của Apple.
" alt=""/>Apple sắp trang bị cho Siri tính năng nghe, đáp tiếng thì thầm?