.Chung tay xây nhà cho người nghèo
“Ngôi nhà mơ ước” là tên chương trình nhân đạo xuất phát từ ý tưởng của Bộ trường Nguyễn Mạnh Hùng: “Mình đồng hành với 500 doanh nghiệp hàng đầu, sao không vận động mỗi doanh nghiệp đóng góp ủng hộ 1 ngôi nhà cho người nghèo”. Và thế là những người có trách nhiệm ở báo vạch ra kế hoạch cụ thể vận động ủng hộ và xây nhà cho người nghèo.
Có đi đến những vùng sâu, vùng xa mới thấy hết sự nhọc nhằn của người dân, mới thấy sự quan tâm của các cấp các ngành các tổ chức đối với người nghèo. Tuy nhiên, những đóng góp, sẻ chia ấy mới cũng chỉ được 1 phần. Cả nước hiện nay vẫn còn hàng triệu hộ nghèo (1.304.001 hộ) trong đó phần nhiều nhà không đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt. Những người nghèo đa phần ở những vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên – phiên dậu của Tổ quốc.
Mục tiêu là tiền phải đến tay người nghèo. Nhưng cũng thật khó cho những người đi xây nhà. Có hộ là người già không còn sức lao động. Có hộ đau yếu bệnh tật làm sao mà cáng đáng nổi việc xây nhà? Còn một cái lo nữa là liệu số tiền đó có sử dụng vào xây nhà hay người dân lại sử dụng vào việc khác…Từ đó chương trình đề ra: Phải kết hợp chặt chẽ với chính quyền, với Bộ đội Biên phòng (nếu là vùng biên). Chính quyền bình chọn người nghèo, chính quyền giám sát xây dựng, chính quyền huy động đoàn thể xây dựng nhà…
Hộ nghèo vùng biên đã có nhà mới |
Về phia báo, ngoài Ban công tác xã hội- Ban Bạn đọc và công ty huy động nhà tài trợ, Tòa soạn đã huy động các văn phòng của cả nước cùng chung tay. Chương trình đã thực sự đến với mọi miền, trải dài trên cả nước. Cho đến nay báo đã xây dựng xong cho 20 hộ và hàng chục hộ khác đang triển khai từ Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và 1 số tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Miền Trung Trung bộ và Nam bộ…
Tình cảm sẻ chia, quân dân gắn bó
Nhiều chuyện cảm động thể hiện tình cảm sẻ chia, quân dân gắn bó.
Trong chuyến về nguồn của Báo lên Lào Cai, các anh Bộ đội Biên phòng đã có lời đề nghị quan tâm đến người nghèo vùng biên. Qua thực tế kiểm tra đánh giá, thấy nhiều hộ còn quá nghèo. Hôm chúng tôi đến Bản Tung Qua, Xã A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai, chính quyền và Bộ đội Biên phòng đã cùng chúng tôi đội mưa về Bản. Đến nhà Anh Tần Mỹ Sử dân tộc Dao thì không thấy vợ chồng anh đâu, chỉ thấy 3 đứa trẻ, đứa lớn nhất hơn chục tuổi đang lấy chậu hứng mưa. Hỏi ra mới biết anh chồng đi làm ăn bên kia Biên giới, vợ thì thần kinh lang thang để mấy đứa nhỏ lo liệu chăm sóc nhau. Nhìn ngôi nhà dột nát mà thấy chạnh lòng.
Cắt băng khánh thành nhà cho hộ nghèo A Mú Sung |
Và có lẽ hai ngôi nhà ở Lào Cai được đánh giá là 2 ngôi nhà cũng với số tiền 70 triệu nhưng khang trang nhất, đẹp đẽ nhất và vững chãi nhất. Bộ đội Biên phòng ở đồn A Mú Sung đã huy động toàn đơn vị, các đoàn thể ở địa phương xây nhà, chuyển vật liệu cho người nghèo. Các anh còn gia công sắt để có những cánh cổng kiên cố, đẹp đẽ.
Hôm lên trao tiền cho 2 hộ nghèo ở Nậm Nhùm, Lai Châu, trên đường đi mưa gió ngập trời. Con đường lên Nậm Nhùm sợ nhất là đá rơi núi lở. Và hôm chúng tôi đi cũng gặp núi lở. Thật là một phen hú vía. Vào nhà bà Hoàng Thị Giót chênh vênh bên suối, chính quyền có ý định chuyển đi nơi khác vì bà ốm đau bệnh tật, nước lũ lên sẽ rất nguy hiểm…Hôm khánh thành, con cháu cứ mời chúng tôi cùng ở lại uống rượu vui với gia đình có ngôi nhà mới, nhưng chúng tôi cũng chỉ biết cám ơn.
Trao chìa khóa cho hộ nghèo người Mông |
Một năm với biết bao những nhọc nhằn, vất vả gian nan…nhưng những người làm báo VietNamNet rất vui: Vui vì đã chung tay góp sức lo cho người nghèo, vui vì những vùng Biên có thêm những hộ chung tay xây dựng, bảo vệ, trở thành những cột mốc chủ quyền.
Hy vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục cùng đồng hành với báo. Những cái tên như Vin Group, Him Lam, Hưng Thịnh, Hà Phương, Sam Sung…sẽ được người nghèo ghi nhớ, được in đậm trong mỗi ngôi nhà, trên bảng tên đỏ như bông hoa xuân rực rỡ.
Nguyễn Đăng Tấn
" alt=""/>Xuân này nhiều hộ nghèo đã có “Ngôi nhà mơ ước”
![]() |
Chiếc nồi cơm tuy có giá trị vật chất nhỏ bé nhưng mang đến giá trị tinh thần lớn lao cho đồng bào khó khăn. |
![]() |
Nhiều người dân nghèo khó ở các vùng quê nghèo nở nụ cười không ngớt khi đón nhận những chiếc nồi cơm và quà tặng đến từ Điện máy Xanh. Anh Bá Thắng, một nhân viên Điện máy Xanh tâm sự "Nhìn những hình ảnh của bà con, khóe mắt tôi có chút cay cay vì đó là những hình ảnh của mẹ mình, bà mình trong những năm còn nghèo khó. Giờ đây, chúng tôi có trách nhiệm san sẻ những may mắn của mình cho những người kém may mắn hơn. Đó cũng là cách chúng tôi muốn nói lời cảm ơn và tri ân khách hàng ở khắp muôn nơi" |
![]() |
Ngoài những nồi cơm điện trao đi là những nụ cười nhận lại, những cử chỉ yêu thương, những cái nắm chặt tay, những ánh mắt đầy xúc động. Chương trình qua đi nhưng những hình ảnh ấy vẫn còn đọng lại mãi. |
![]() |
Và có lẽ sẽ không đâu có một hình ảnh thân thương như thế này |
![]() |
Bất cứ nơi nào hành trình “Cơm dẻo - Bếp ấm” của Điện Máy Xanh đi qua cũng để lại nhiều điều đáng nhớ, không chỉ vì món quà mà còn bởi chính những hành động thân thương. |
![]() |
“Nhiều nơi xe bị sa lầy đi không nổi là tụi em xuống đẩy, có nơi đường sá chật hẹp thì tụi em bốc xếp hàng liên tục từ xe tải lớn xe ba gác luôn. Lắm khi đường sá gian nan nhưng khi đến nơi thấy nụ cười của bà con thì bao nhiêu vất vả tan biến hết.”, anh Vĩnh Hải (nhân viên Điện Máy Xanh khu vực miền Tây) chia sẻ. |
“Cơm dẻo - Bếp ấm” đã chạm đến những điều căn bản nhưng sâu xa nhất của mỗi gia đình trong dịp Tết, đó là gìn giữ những bữa cơm gia đình ấm áp, quây quần, thắp lên ước vọng về một năm mới no đủ, sung túc. Bởi những điều giản dị mà thiêng liêng của mỗi gia đình đều xuất phát từ gian bếp nhỏ.
Một mùa "Cơm dẻo - Bếp ấm" đã khép lại, hy vọng Điện máy Xanh sẽ trở lại với một chương trình lớn hơn vào năm sau giống như mong muốn của người lãnh đạo công ty từng nói.
Ngọc Minh
" alt=""/>‘Cơm dẻoKh\u00e1ch th\u0103m quan t\u00ecm hi\u1ec3u xe Outback (m\u00e0u \u0111\u1ecf) v\u00e0 Crosstrek (m\u00e0u \u0111en). \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t MC Minh Anh gi\u1edbi thi\u1ec7u kh\u00f4ng gian tr\u01b0ng b\u00e0y c\u1ee7a Subaru gi\u1edd khai m\u1ea1c s\u1ef1 ki\u1ec7n. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t Kh\u00e1ch th\u0103m quan khu tr\u01b0ng b\u00e0y c\u1ee7a Subaru ng\u00e0y 7\/12. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t Em nh\u1ecf ch\u1edd b\u1ed1 \u0111\u0103ng k\u00fd l\u00e1i th\u1eed xe Subaru. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t D\u00e0n xe Subaru cho kh\u00e1ch l\u00e1i th\u1eed t\u1ea1i s\u1ef1 ki\u1ec7n. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t Hai xe Crosstrek t\u1ea1i khu l\u00e1i th\u1eed c\u1ee7a tri\u1ec3n l\u00e3m. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t Gia \u0111\u00ecnh b\u00e0 Thoa (Long Bi\u00ean, H\u00e0 N\u1ed9i) \u0111\u1ebfn s\u1ef1 ki\u1ec7n t\u1eeb r\u1ea5t s\u1edbm \u0111\u1ec3 \u0111\u0103ng k\u00fd l\u00e1i th\u1eed xe. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t Kh\u00e1ch th\u0103m quan ch\u1edd t\u1edbi l\u01b0\u1ee3t l\u00e1i th\u1eed Crosstrek. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t","\n\t Kh\u00e1ch th\u0103m quan t\u00ecm hi\u1ec3u Subaru Outback. \u1ea2nh: L\u01b0\u01a1ng D\u0169ng<\/em><\/p>\n\t"]' data-component-value="">" alt=""/>Subaru đem làn gió mới tới Triển lãm xe bền vững Việt Nam 2024