ZenFone 5 có màn hình tai thỏ giống iPhone X. Đây là xu hướng thiết kế mới của thị trường di động năm nay.
ZenFone 5 có màn hình tai thỏ giống iPhone X. Đây là xu hướng thiết kế mới của thị trường di động năm nay.
![]() |
Một mình chị Dung phải vất vả nuôi 3 đứa con |
Gia cảnh nghèo khó, lại ít học nên năm 13 tuổi, chị Dung đã lập gia đình. Con trai đầu là Phạm Bá Tiến tròn 3 tuổi thì hai vợ chồng bỏ nhau, chị nhận nuôi con.
Khi Tiến đủ lớn, chị Dung đi bước nữa với chồng thứ hai, sinh được Đỗ Trần Tâm (SN 2013) và Đỗ Trần Toàn (SN 2017). Một lần nữa hạnh phúc đổ vỡ, chị lại một mình gồng gánh nuôi 3 đứa trẻ.
Nhà chị Dung thuộc diện hộ nghèo, con trai đầu 16 tuổi cũng đã biết giúp mẹ lên rừng kiếm măng, kiếm củi về bán. Mới đây, trong một lần đi rừng, em không may bị trượt chân ngã vỡ bánh chè. Ban đầu chị cũng nghĩ chỉ trật xương khớp thông thường, lấy lá cây rừng đắp nhưng không khỏi.
![]() |
Bụng cháu Toàn chi chít vết mổ |
“Đưa đi khám thì bác sĩ nói vỡ bánh chè phải mổ, tôi như rụng rời chân tay, giờ bữa ăn trong ngày còn chẳng đủ lấy tiền đâu mà mổ”, chị Dung nhớ lại.
Nhìn thấy con đau đớn chị không cầm được nước mắt, phải đi vay mượn khắp nơi mới kiếm đủ tiền mổ cho con. Giờ chân Tiến rất yếu, đi lại cũng khó khăn chẳng còn đi rừng giúp mẹ được nữa.
Con trai thứ 2 của chị Dung năm nay 8 tuổi nhưng nhìn như đứa trẻ lên 5, người gầy gò, nhỏ thó. Chị cho hay, từ khi sinh ra đến nay con không có bệnh tật gì, gầy nhỏ như vậy là do thiếu ăn.“Lắm hôm mấy mẹ con không còn gạo, phải hái rau măng ăn tạm qua ngày, bữa đói bữa no. Hôm có gạo, không có thức ăn thì đi mua chịu một gói mỳ tôm nấu loãng, cho cơm vào mỗi đứa một bát”, chị nói rơm rớm nước mắt.
![]() |
Hai anh em Tâm, Toàn nhỏ thó |
Chị Dung thương nhất là con trai út Đỗ Trần Toàn (5 tuổi), chào đời được hơn một tháng đã phải lên bàn mổ cắt ruột. Tính đến nay, con đã phẫu thuật đến 3 lần. Người mẹ nghèo ít học không hiểu rõ căn nguyên, chị hiểu nôm na con bị xoắn ruột, hồ sơ bệnh án cũng chẳng lưu lại gì.
Hiện tại, khi trái gió trở trời, đứa trẻ lại đau vùng bụng, mỗi bữa không ăn được nhiều nên phải ăn nhiều bữa. Đau lòng thay nhà quá nghèo, bữa chính còn chẳng đủ ăn nên khi đi đâu gặp quả gì, cái gì thì con ăn tạm.
![]() |
Chuyển lên khu tái định cư mới, chị gánh thêm số nợ 70 triệu đồng |
Tiền vay mượn mổ cho các con và thuốc men vẫn còn đang nợ đến cả trăm triệu đồng, mới đây, do nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở do lũ, nhà chị Dung phải di chuyển đến nơi ở mới. Dù đã được nhà nước hỗ trợ 90 triệu đồng nhưng số tiền này không đủ xây nhà, chị phải nợ thêm 70 triệu đồng tiền nguyên vật liệu.
Nhà đã xây xong, bên trong trống hoác, xác xơ không có nổi cái giường. Mấy mẹ con chỉ đành trải tấm chiếu xuống nền nhà nghỉ tạm. Thời gian gần đây, do chủ nợ liên tục đến đòi, chị Dung đành bỏ mấy đứa con lăn lóc ở nhà, bản thân đi phụ hồ hoặc ai thuê gì làm nấy, kiếm thêm chút tiền trả nợ.
“Ở nhà cũ thì còn được hỗ trợ hộ nghèo, chuyển lên khu tái định cư vừa phải đi vay mượn tiền làm nhà, vừa mất hộ nghèo, các con đi học lấy tiền đâu mà đóng học phí. Thực tình tôi bi đát quá", chị buồn bã.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Trung Sơn cho biết, hoàn cảnh của mẹ con chị Dung rất đáng thương, một mình nuôi 3 đứa con, mà có 2 đứa thường xuyên đau ốm. Bản thân chị Dung cũng không có công việc ổn định nên mấy mẹ con thường bữa đói bữa no. Rất mong các nhà hảo tâm chung tay giúp mẹ con chị Dung vượt qua khó khăn trước mắt.
Lê Dương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:![]() |
Anh Mừng bị bỏng tia lửa điện, phải cắt bỏ 1/3 cẳng tay trái |
Cách đây 8 năm, anh Mừng kết hôn cùng chị Nguyễn Thị Hường. Do cuộc sống khó khăn, vợ chồng anh quyết định tha hương, đi làm thợ xây ở nhiều nơi. Thu nhập cũng chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống gia đình.
Sau khi chị Hường lần lượt sinh được hai người con vào năm 2013 và 2015, khó khăn càng tăng thêm gấp bội. Anh chị thỉnh thoảng phải gửi con cho hai bên nội ngoại chăm sóc để chạy theo công trình ở khắp nơi.
Tai họa bất ngờ xảy đến vào ngày 15/10 vừa qua, khi đang thi công trên mái tầng 2 của một công trình trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội), không may điện cao thế bị chập, bắn tia lửa điện vào thanh sắt trong tay anh Mừng. Không kịp tránh, anh bị điện giật mạnh.
Nghe tiếng mọi người hô hoán, chị Hường vội vã chạy đến sơ cứu cho chồng, đưa anh Mừng vào Bệnh viện 108 rồi chuyển sang Viện Bỏng Quốc gia. Vết thương quá nặng khiến người đàn ông khốn khổ ấy bị cắt 3 ngón chân bên chân phải và cắt 1/3 cánh tay trái.
Cho đến nay, tình hình sức khoẻ anh Mừng có chút tiến triển song những cơn đau vẫn thường xuyên hành hạ anh. Những người thân trong gia đình ai ai cũng cảm thấy xót xa.
Gia đình hết khả năng chi trả viện phí
Hàng ngày, chị Hường cùng một người cháu ruột thường xuyên thay nhau chăm sóc chồng nơi bệnh viện. Do bị bỏng nặng, khắp người anh quấn băng trắng, mùi thuốc sát trùng nồng nặc, những người chứng kiến vô cùng cảm thương.
Dù anh Mừng đã qua cơn nguy kịch nhưng gia đình lại đứng trước nỗi lo chi phí điều trị. Trung bình mỗi ngày, tiền thuốc và giường bệnh hết 5 triệu đồng, gia đình tự chi trả hoàn toàn.
![]() |
Anh tha thiết được giúp đỡ vượt qua hoạn nạn trước mắt |
Cho đến nay, trải qua hơn nửa tháng nằm viện, cả nhà anh đã vay mượn hơn 40 triệu đồng. Dịch Covid-19 bủa vây, khó khăn chồng chất, chị Hường không thể hỏi vay thêm ai được nữa.
Các con của anh chị nơi quê nhà vẫn quá đỗi ngây thơ, hồn nhiên, chưa thể cảm nhận nỗi đau gia đình phải gánh chịu. Không có tiền để tiếp tục đóng viện phí, anh Mừng đứng trước nguy cơ khó phục hồi sau tai nạn.
“Vợ chồng tôi từ trước đến giờ chăm chỉ làm ăn cũng vì các con. Ai ngờ tự nhiên tai hoạ lại đổ lên đầu chồng tôi thế này, Giờ nhà hết sạch tiền rồi chẳng biết anh ấy có sống nổi nữa không. Nghĩ tới chồng tôi đau lòng lắm”, chị Hường nghẹn ngào.
Bác sĩ điều trị trực tiếp cho biết, anh Vũ Anh Mừng bị bỏng điện cao thế, tia lửa điện 39% (32%) độ 2, 3, 4, 5, thân, tứ chi, sinh dục. Hiện đã cắt 1/3 giữa cẳng tay trái. Nguy cơ cắt cẳng chân trái. Gia đình hoàn cảnh khó khăn có hai con nhỏ, cần được giúp đỡ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Khi tập huấn module 1, giáo viên được yêu cầu cập nhật nhiều thông tin cá nhân lên tài khoản của mình ở phần mềm tập huấn trực tuyến của Bộ. Trong đó, có cập nhật kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên năm học 2019-2020. Sau khi tập huấn xong module 1 và module 2, để mở module 3, giáo viên được yêu cầu tập hợp minh chứng cho 15 tiêu chí và tải lên phần mềm.
Thời hạn cuối cùng phải tập huấn xong module 3 (phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh chương trình giáo dục mới) đối với giáo viên diện đại trà theo hình thức trực tuyến dự kiến là cuối tháng 3 này.
Giáo viên loay hoay tìm minh chứng
Với một số tiêu chí, để minh chứng, giáo viên thường chụp các biên bản họp tổ đánh giá - phân loại giáo viên, kế hoạch dạy học, sổ chủ nhiệm, kết quả học tập - rèn luyện của học sinh, biên bản họp phụ huynh, kế hoạch dạy học, bảng điểm học sinh... rồi tải lên phần mềm.
Bên cạnh đó, với các tiêu chí liên quan đến bằng cấp, chứng chỉ thì giáo viên chỉ cần chụp ảnh và đưa lên. Tuy nhiên, một số tiêu chí liên quan tiêu chuẩn nghề nghiệp rất chung chung khiến việc tìm minh chứng khá khó khăn.
Vừa lo dạy học, giáo viên vừa lo tìm minh chứng để được tập huấn trực tuyến |
Theo một số giáo viên thì có những tiêu chí, giáo viên bộ môn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm minh chứng hơn giáo viên chủ nhiệm.
“Với một số tiêu chí có tính chất định tính, các giáo viên chủ nhiệm chỉ cần chụp biên bản họp phụ huynh rồi tải lên, còn giáo viên bộ môn rất khó có minh chứng” - một giáo viên THCS ở TP.HCM chia sẻ.
“Chúng tôi còn lên mạng, tìm hướng dẫn ở một số trang để xem có thể dùng những minh chứng gì cho tiện, nhất là với những tiêu chí như Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường (Tiêu chí 9), tạo mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ, xã hội để thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (tiêu chí 11)… Nhưng càng đọc hướng dẫn càng thấy rối.
Ví dụ như với Tiêu chí 9, để được mức khá thì phải có minh chứng là “Bản kế hoạch thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường, trong đó thể hiện được biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, đồng nghiệp và sự phối hợp với cha mẹ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ năm học; hoặc biên bản họp hoặc ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên về việc giáo viên có đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ năm học; Hoặc Biên bản họp cha mẹ học sinh/ý kiến của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên ghi nhận giáo viên đã phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có)…” – một cô giáo ở Quận Tân Bình cho biết.
“Không rõ minh chứng để làm gì?”
Mặc dù vẫn tuân thủ các quy định do Bộ đặt ra, nhưng giáo viên vẫn băn khoăn về mục đích của việc làm này.
Thầy A.S., giáo viên một trường THCS ở Quận 3 cho biết để hoàn thành các tiêu chí: thực hiện dân chủ trong nhà trường (tiêu chí 9), thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (tiêu chí 10); ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ (tiêu chí 15)…, thầy và các giáo viên khác trong trường phải nhờ bộ phận khối văn phòng nhà trường trích lục các hồ sơ, kế hoạch, tài liệu của nhà trường để sao chụp lại.
“Thật tình, tôi không hiểu những minh chứng này có tác dụng gì đối với việc tập huấn. Trong khi đó, để làm xong chúng tôi phải mất quá nhiều thời gian, nhất là đang trong thời điểm kiểm tra giữa học kỳ II và còn ôn tập cho học sinh cuối cấp” – thầy A.S. nói.
Tại TP Biên Hòa, Ban giám hiệu một số trường học đã họp và thống nhất danh sách các tài liệu minh chứng cho các tiêu chí của Bộ đưa ra. Các trường này cũng tổ chức nhiều cuộc họp tổ chuyên môn, lập biên bản đánh giá phân loại, chỉ đạo bộ phận văn phòng tích cực hỗ trợ giáo viên trích lục, sao chụp hồ sơ…
Sở GD-ĐT Lạng Sơn yêu cầu 100% cán bộ quản lý, giáo viên rà soát lại toàn bộ việc cập nhật kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp năm học 2019-2020 và đưa minh chứng lên hệ thống TEMIS trước ngày 17/3.
Tuy nhiên, sau đó Sở này phải “gia hạn” đến ngày 22/3.
Một cô giáo ở TP Lạng Sơn chia sẻ mặc dù có thể ghi “Không đạt” để khỏi phải tìm minh chứng ở một số tiêu chí quá khó tìm, nhưng đa phần giáo viên đều không muốn ghi như vậy vì sợ bị ảnh hưởng đến việc đánh giá, xếp loại cuối năm học nên “mọi người đều loay hoay tìm cách để bổ sung đủ”.
Một trong các tiêu chí mà nhiều giáo viên thắc mắc nhất là trong khi Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đều đã bỏ tiêu chí về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, nhưng ở phần mềm tập huấn vẫn yêu cầu giáo viên phải có minh chứng là chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc (tiêu chí 14) hoặc chứng chỉ tin học (tiêu chí 15).
Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Quận 10, TP.HCM cho rằng việc tìm minh chứng kiểu này chỉ khiến giáo viên tìm cách làm đối phó, bởi không khó để nhận thấy rằng với hàng triệu giáo viên tham gia tập huấn, Bộ GD-ĐT chẳng thể nào đủ nhân lực để kiểm tra cụ thể bản khai của từng người.
“Hàng năm, nhà trường và các tổ chuyên môn đều đã có đánh giá xếp loại giáo viên và lưu vào hồ sơ. Kết quả này đều được trường báo cáo lên phòng và Sở GD-ĐT nên việc Bộ yêu cầu minh chứng rồi mới ở tài khoản cho giáo viên tập huấn là không cần thiết”.
Phương Chi
Định hướng mới là xây dựng công cụ đánh giá viên chức, trong đó có giáo viên để biết được năng lực, trình độ của từng người thì sẽ không còn tranh cãi chuyện chứng chỉ nữa.
" alt=""/>Giáo viên 'đối phó' với yêu cầu minh chứng của Bộ GD