Mới đây, tại Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC Hà Nội đã diễn ra “Hội thảo trao đổi hợp tác kinh nghiệm & hợp tác sản xuất trong lĩnh vực truyền hình” do Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình Hàn Quốc (RAPA) và Công ty CP truyền thông Đa phương tiện Netviet - đơn vị liên kết sản xuất kênh truyền hình văn hóa Việt VTC10 phối hợp tổ chức.
Ra đời năm 1990, RAPA đóng vai trò là đơn vị kết nối các hoạt động sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình tại Hàn Quốc. Sau gần 30 năm hoạt động, RAPA đã tập hợp được 141 thành viên là các nhà sản xuất chương trình truyền hình, các công ty sản xuất thiết bị thu - phát sóng, các đơn vị truyền dẫn đa phương tiện và các công ty viễn thông hàng đầu của Hàn Quốc tham gia.
Thực tế nhu cầu đối với các nội dung truyền hình Hàn Quốc ngày một gia tăng bởi làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời nền công nghiệp truyền hình của Việt Nam cũng trong quá trình tăng trưởng khi gần đây Việt Nam đã thực hiện số hóa truyền hình. RAPA đã bắt tay với Netviet – đơn vị có kinh nghiệm lâu năm sản xuất và phát sóng các chương trình chuyên biệt về văn hóa Việt ra thế giới để thực hiện một chương trình hợp tác nhằm trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ sản xuất truyền hình tối ưu nhất để quảng bá văn hóa Việt Nam.
Chương trình là diễn đàn trao đổi giữa các đơn vị có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực sản xuất truyền hình giữa hai quốc gia, giúp các nhà sản xuất tự do (Free-lancer Producers) tiếp cận với công nghệ sản xuất truyền hình mới và có cơ hội tham gia vào thị trường truyền hình quốc tế.
Về phía Việt Nam, chương trình nhận được sự quan tâm của đại diện Bộ TT&TT, lãnh đạo các kênh truyền hình của Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Về phía Hàn Quốc, có sự tham gia của đại diện RAPA, Hiệp hội các nhà sản xuất độc lập Hàn Quốc và 15 nhà sản xuất, biên tập viên, phóng viên từ các đài truyền hình của quốc gia này.
" alt=""/>VTC Netviet – RAPA hợp tác sản xuất nội dung truyền hìnhĐánh giá về thị trường blockchain Việt Nam, ông Hadi Malaeb, đồng sáng lập kiêm CEO của Agora Group nhận định: “Việt Nam là thị trường tiềm năng, có sức hút đầu tư với nhiều dự án và các doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng blockchain. Với Agora, Việt Nam là thị trường chiến lược để phát triển”. Hiện có khoảng 3.000 dự án khởi nghiệp và khoảng 200 quỹ đầu tư sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án trong lĩnh vực blockchain tại Việt Nam.
CEO Agora cũng cho rằng với hệ sinh thái có chất lượng như hiện nay, Việt Nam có thể trở thành Hub (trung tâm) quy tụ thông tin về công nghệ nói chung và blockchain nói riêng của khu vực. Do đó, cần hỗ trợ về hành lang pháp lý cho những dự án đầu tư. Từ sức mạnh cộng đồng và các nhà đầu tư, Việt Nam có thể xây dựng được nền tảng pháp lý để giúp các dự án blockchain vươn ra thế giới.
Chính phủ cần tính đến chuyện kiểm soát thuế blockchain
Theo ông Vũ Kiêm Văn, muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư cho blockchain, Chính phủ nên có chính sách để các startup đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam thay vì đăng ký ở những quốc gia có chính sách thông thoáng hơn. “Cởi mở trong lĩnh vực công nghệ phải đi từng bước. Do đó, trước mắt Chính phủ nên có chính sách sandbox cho thử nghiệm dịch vụ mới để các doanh nghiệp tự tin khi triển khai; loại bỏ các giấy phép hay vấn đề pháp lý đôi khi đang quá khó khăn để các doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội”, ông Văn nói.
Ngoài ra, ông Văn đề xuất Việt Nam cần sớm xây dựng hành lang pháp lý về tài sản số bởi đây là vấn đề quan trọng để các giao dịch trên môi trường số có thể được thừa nhận.
Để chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai, cần có nhiều chính sách nâng cao hơn nữa về nguồn nhân lực dành cho blockchain cả về số lượng và chất lượng.
![]() |
Ông Hadi Malaeb, đồng sáng lập kiêm CEO Agora Group |
Về phía mình, ông Hadi khuyến nghị, nhằm tạo nên hành lang pháp lý và hỗ trợ cho các dự án blockchain thì điều đầu tiên là cần có các mục tiêu và thước đo để đánh giá: “Chính phủ cần có chiến lược rõ ràng, có cột mốc đánh giá đã đạt được tầm nhìn của mình hay chưa”.
Ngoài ra, vị này cũng cho rằng, với một quốc gia cập nhật và nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng công nghệ mới như Việt Nam, Chính phủ phải tập trung vào việc kiểm soát các loại thuế. “Blockchain sản sinh ra nhiều tài sản số chưa được công nhận là các tài sản hữu hình. Do đó, làm sao blockchain có thể đóng góp vào sự phát triển được khi nó chưa được công nhận. Đây là vấn đề rất nhức nhối trong thời gian qua”, ông Hadi nói thêm.
Duy Vũ
Hội nghị Blockchain toàn cầu lần thứ 10 sẽ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 11 - 12/7. Việt Nam là nước đầu tiên ngoài Dubai được chọn để tổ chức sự kiện.
" alt=""/>Kiểm soát thuế của các loại tiền ảo và tài sản ảo