"4 ấm" bao gồm:
1. Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.
2. Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa con cần được mặc thêm quần áo.
3. Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.
4. Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vì vậy người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét kỉ lục này, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.
"1 lạnh" như thế nào?
Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.
Lưu ý khi giữ ấm cho trẻ trong ngày lạnh:
- Mặc quần áo theo lớp: Một số mẹ thấy trời lạnh thường mặc áo len, áo khoác dày cho trẻ nhưng đây không phải cách mặc đồ lý tưởng cho trẻ. Cách tốt nhất là mặc đồ theo lớp để dễ dàng điều chỉnh quần áo phù hợp với nhiệt độ cơ thể trẻ. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo, nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi.
Lớp quần áo trong cùng nên cho trẻ mặc các loại áo quần phông, cotton ôm khít cơ thể, tiếp theo là áo len, áo khoác, khi đi ra ngoài trẻ cần thêm mũ và găng tay. Khi đi ngủ, trẻ cần đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.
- Mặc quần áo từ từ: Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
- Không ủ hay quấn trẻ quá mức: Việc quấn bé quá nhiều lớp có thể cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Tránh sử dụng những chiếc khăn dài quanh cổ hoặc mặt của em bé; thay vào đó, che chắn trẻ khỏi những cơn gió nhẹ với sự trợ giúp của xe đẩy hoặc đưa trẻ vào nơi kín gió.
- Những thứ cần tránh: chăn dày và nặng; nệm mềm và nhẹ; chăn điện hay đệm điện, máy sưởi... Đây là những đồ vật có thể khiến trẻ đối mặt nguy cơ nghẹt thở, bỏng hay mắc kẹt.
Bác sĩ Phí Xuân Thi(Khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh)
iPhone 5s và iPhone SE 2016 vẫn hút người mua tại Việt Nam dù ra mắt đã lâu. Ảnh: Cnet.
“iPhone 5s vẫn được nhiều người dùng tìm mua bởi hiện mức giá của nó khá rẻ, chỉ có hơn 600.000 đồng. Với số tiền này, bạn có một chiếc iPhone nhỏ, gọn và vẫn đáp ứng được các nhu cầu cơ bản như nghe gọi, lướt web”, anh Đỗ Ngọc, một chủ cửa hàng iPhone cũ tại Hà Nội, cho biết.
Anh Ngọc cũng tiết lộ thêm hiện iPhone 5s trên thị trường đang khá đa dạng về chủng loại. Đa số các mẫu máy bán ra hiện nay đều là iPhone 5s quốc tế, có ngoại hình khoảng 90-95% và được quảng cáo là "máy nguyên bản". Loại này có mức giá cao hơn là 750.000 đồng nhưng không đi kèm sạc cáp chính hãng.
Tuy nhiên, một chủ cửa hàng buôn iPhone lâu năm cho biết khi quyết định mua mẫu máy đã 9 năm tuổi, người dùng phải xác định có nhiều rủi ro, dù có được quảng cáo tốt thế nào.
“Một phần iPhone 5s trên thị trường hiện nay là hàng dựng. Các mẫu máy này có thể đã bị thay vỏ, thay pin hoặc hàn lại IC trên bo mạch. Bên cạnh đó, không chỉ màn hình của iPhone 5s lỗi thời, pin cũng không đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu”, chủ cửa hàng này chia sẻ.
Bên cạnh đó, cấu hình máy cũng lỗi thời, dễ mang lại trải nghiệm không tốt như bị giật lag, cảm biến vân tay không nhạy. Thậm chí khi mua máy không có kinh nghiệm người mua sẽ phải nhận những chiếc máy bị lỗi hoặc dính iCloud.
Gần đây nhất, vào tháng 9/2021 Apple hỗ trợ bản cập nhật iOS 12.5.5 dành cho các thiết bị iPhone và iPad cũ, trong đó có cả mẫu iPhone 5s. Hãng cũng cho biết iOS 12.5.5 là bản cập nhật bảo mật và được khuyến cáo cập nhật cho những ai vẫn còn đang sử dụng các thiết bị cũ.
Xu hướng mua smartphone cũ
“Người Việt vẫn thường có xu hướng thích giá rẻ nên các cửa hàng smartphone cũ vẫn luôn đắt hàng. Đặc biệt vào khoảng đầu năm tới nay, lượng iPhone cũ bán ra tăng gấp 1,5 lần so với năm ngoái, có những tháng cửa hàng mình cũng bán được hơn 500 máy”, chị Nguyễn Hiền, chủ một cửa hàng iPhone cũ tại Hà Nội, cho biết.
![]() |
Thay vì mua những mẫu smartphone mới, người dùng đang có xu hướng chọn các mẫu smartphone cũ. Ảnh: Lê Trọng. |
Theo thống kê từ Chợ Tốt, số lượng điện thoại đăng bán quý II/2022 tăng 5% so với quý I và không có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên nhu cầu mua điện thoại cả cũ lẫn mới có sự giảm nhẹ 10% so với kỳ cùng năm trước, cho thấy người dùng đã ít mua bán và trao đổi điện thoại hơn.
Đặc biệt, số lượng tìm kiếm điện thoại mới trên Chợ Tốt giảm tới 46%, trong khi con số với dòng điện thoại cũ giảm 6%. Đại diện nền tảng này cho rằng đây là minh chứng cho thấy thị trường điện thoại cũ đang sôi động hơn.
Trên toàn cầu, báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường như IDC hay Counterpoint Research cũng cho thấy lượng điện thoại xuất xưởng giảm mạnh ở nhiều thị trường
Nguyên nhân của tình trạng này đến từ ảnh hưởng của lạm phát đến thói quen tiêu dùng của người dùng trên thị trường di động, theo báo cáo của IDC (International Data Corporation).
"Vào đầu năm, số lượng smartphone bán ra giảm mạnh vì chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, đến nay vấn đề là nhu cầu người dùng giảm", Nabila Popal, Giám đốc nghiên cứu của IDC, cho biết trong báo cáo quý II/2022 vừa phát hành cuối tháng 7.
(Theo Zing)
Kiểm tra tình trạng khóa mạng, dung lượng pin là những điều người dùng cần lưu ý khi mua iPhone cũ.
" alt=""/>Mẫu iPhone 9 năm tuổi vẫn được nhiều người lựa chọnChị Nguyễn Xuân Hằng (38 tuổi, Hà Nội) tâm sự trước Tết, chị rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ vì lo lắng. Năm nay, kinh tế gia đình gặp khó khăn, eo hẹp. Vợ chồng chị mỗi người một quê nên chi tiêu đi lại tốn kém. Gần Tết, chị vay bạn bè 10 triệu đồng gửi biếu gia đình hai bên. Quê chồng chị còn nhiều thủ tục lễ Tết rườm rà, chỉ tiền mua lễ cũng tốn gần chục triệu đồng. Để tiết kiệm, chị hạn chế mua sắm cho gia đình và chọn cách về quê bằng xe khách thay vì thuê xe riêng như mọi năm.
Anh Trần Văn Thiên (Linh Đàm, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng "đau đầu" vì lo lắng chuẩn bị Tết. Năm qua, công ty gặp khó khăn khiến anh bị giảm lương. Tiền vốn của gia đình lại dồn vào đầu tư chứng khoán. Vì vậy, việc chi tiêu trong dịp Tết khiến hai vợ chồng anh căng thẳng.
Chị Nguyễn Thanh Huyền (29 tuổi, Long Biên, Hà Nội) lại sợ Tết vì phải chuẩn bị cỗ bàn, ăn uống triền miên. Chị Huyền chia sẻ chồng là con trưởng nên phải lo cỗ bàn cho khách tới chơi, tất niên, tân niên. Bởi vậy, chị hầu như không thể đi chơi. Đến mùng 4, chị Huyền mới được về quê ngoại ở Văn Giang, Hưng Yên.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chia sẻ có nhiều người sợ Tết. Họ áp lực vì chi tiêu hay mệt mỏi bởi việc đi lại, tiệc tùng triền miên. Bác sĩ Hiển cho rằng năm nay kinh tế khó khăn hơn nên chắc chắn nhiều người gặp áp lực, lo lắng cho kỳ nghỉ này là khó tránh khỏi.
Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng chúng ta nên ăn Tết đơn giản. Những người kinh tế eo hẹp nên hạn chế chi tiêu, mua sắm, tránh đi vay nợ. Việc chi tiêu trong giới hạn sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực.
Để ăn Tết vui vẻ, tâm lý thoải mái bác sĩ Hiển cho rằng mọi người không nên quá cầu kỳ sắm nhiều đồ Tết, từ bỏ suy nghĩ "người ta có gì mình cũng phải có". Ngoài ra, nên chọn các hình thức vui chơi, giải trí nhẹ nhàng.
Ví dụ, kinh tế khó khăn khiến bạn không thể về quê, đi du lịch có thể vui chơi bằng xem phim, tự cho mình kỳ nghỉ tại nhà, đọc sách.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng nhìn nhận người ta sợ Tết vì ăn nhậu quá nhiều, di chuyển liên tục khiến cơ thể mệt mỏi. Phụ nữ sợ vì phải bận rộn nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận theo hướng tích cực về Tết truyền thống.
Vị chuyên gia này cho rằng bạn có thể chọn tận hưởng kỳ nghỉ Tết nhẹ nhàng, nhấp vài ly rượu vang bên người thân, sống chậm cùng gia đình và bạn bè.
Nếu quê xa, sợ chen chúc ở sân bay, nhà ga, chi phí tốn kém bạn có thể “ăn tết online” với người thân của mình. Tâm lý thoải mái, sẵn sàng thay đổi sẽ giúp chúng ta giảm áp lực về Tết.
Ông Nam cũng khuyến cáo Ngày Tết, bạn cũng cần cố gắng duy trì nếp sinh hoạt giống ngày thường, ăn ngủ điều độ để cơ thể đỡ mệt mỏi, giúp giảm bớt căng thẳng tinh thần.
" alt=""/>Tết như “đi đầy”: Cách xả áp lực như thế nào?